Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ở nhà chung cư có cần cúng giao thừa ngoài trời?

Phong thủy

14/02/2018 17:06

Cúng giao thừa là phong tục không thể thiếu trong những ngày tết của người Việt. Vậy những gia đình sống ở chung có cần cúng giao thừa ngoài trời hay không?

Theo phong tục truyền thống ngàn đời nay thì việc cúng giao thừa thường phải làm hai phần lễ, một là lễ cúng giao thừa trong nhà và một lễ là để cúng giao thừa ngoài trời. Tuy nhiên hiện nay nhiều gia chủ sinh sống tại các khu chung cư  tỏ ra băn khoăn đối với việc có phải cúng giao thừa ngoài trời không.

Thông thường lễ cúng giao thừa ngoài trời phải làm trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ. Sau đó mới đến lễ trong nhà.

1. Phong tục cúng giao thừa ngoài trời

Lễ cúng giao thừa ngoài trời. Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Lễ cúng giao thừa ngoài trời. Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Theo quan niệm xưa, lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, mang ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi gia đình. Nó không chỉ ngụ  ý tiễn đưa những điều xấu, điều xui xẻo của năm cũ mà quan trọng hơn là để đón rước những điều tốt đẹp cho năm mới.

Lễ cúng giao thừa thường được thực hiện vào khung giờ Tý (từ 23 giờ ngày 30 Tết đến 1 giờ ngày mồng 1 Tết). Lễ cúng giao thừa ngoài trời theo truyền thống cần phải được tiến hành trước lễ cúng giao thừa trong nhà nhằm tiễn cựu nghênh tân tức là tiễn quan hành khiển cũ, đón quan hành khiển mới. Sau đó mới đến lễ trong nhà.

2 .Ý kiến của chuyên gia về việc cúng giao thừa ngoài trời với nhà chung cư

Theo thông tin trên Giadinh.net chuyên gia phong thủy Linh Quang cho rằng, theo dân gian và hoàn cảnh nơi ở của dân thời xưa khi mà đất đai rộng rãi, nhà ở luôn gắn liền với đất chứ không có có loại hình ở nhà chung cư, do vậy cúng giao thừa thường cúng trong nhà và ra sân để cúng.

Lễ cúng giao thừa trong nhà thường cúng Phật, cúng Thánh, cúng các vị Thần linh và Gia tiên. Lễ cúng giao thừa ngoài trời thường là cúng chúng sinh, cúng ông trời, cúng quan hành khiển ( vị thần được giao nhiệm vụ trông coi nhân gian trong năm)… Để thực hiện được việc cúng giao thừa ngoài trời này thì nhà phải có sân vườn mới thực hiện được.

Với nhà ở chung cư không nhất thiết phải cúng giao thừa ngoài trời. Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Với nhà ở chung cư không nhất thiết phải cúng giao thừa ngoài trời. Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Tuy nhiên khi cư trú tại căn hộ chung cư không gian chật hẹp, không có sân vườn nên việc cúng chỉ cần ở trong nhà mà không nhất thiết phải cúng giao thừa ở ngoài trời. Tuy nhiên nếu gia đình nào cần cúng ngoài trời thì nên xuống dưới sân chung cư chứ không phải ở trên tầng thượng.

Bởi lẽ việc cúng giao thừa ngoài trời cần phải có khoảng không gian rộng, có trời đất, do đó lễ vật cần phải đặt gần với mặt đất. Nếu cúng ở trên tầng lầu chung cư thì không gian bày biện đồ lễ cách quá xa mặt đất nên không thể gọi là cúng giao thừa ngoài trời được.

Về phần lễ vật cúng giao thừa, ông Linh Quang cho rằng hai lễ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà cơ bản như nhau gồm: ngũ quả, hương, hoa, trầu cau, đèn nến, muối gạo, trà, rượu, quần áo mũ nón, chè kho; mâm lễ mặn với gà trống và thịt lợn luộc, xôi, bánh chưng,…

Tuy nhiên nếu là Phật tử thì có thể cúng giao thừa với mâm lễ chay. Sau khi bày biện đầy đủ lễ vật, gia chủ cần đốt đèn, châm nến, thắp hương, thành kính cầu khấn.

*Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

ĐỒNG LÂM (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement