Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nới lỏng giãn cách, nhiều doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh tháng 10 khả quan

Doanh nghiệp

26/11/2021 07:36

MWG báo lãi kỷ lục tháng 10, PNJ lãi 120 tỷ sau 3 tháng liên tiếp lỗ, sản lượng bán lẻ xăng dầu Petrolimex tháng 10 tăng 36% so với tháng trước.

Theo báo cáo Bộ Công Thương, trong tháng 10, tình hình dịch Covid-19 tại nhiều địa phương nhất là TP HCM và các tỉnh phía Nam đã có những chuyển biến tích cực. Theo đó, hoạt động sản xuất công nghiệp dần hồi phục, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 6,9% so với tháng trước nhưng vẫn giảm nhẹ (giảm 1,6%) so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu có dấu hiệu phục hồi khi kim ngạch ước đạt 27,3 tỷ USD, tăng 1% so với tháng trước (kim ngạch tháng 9 giảm 0,8% so với tháng 8) và tăng 0,3% so với cùng kỳ.

Đồng thời, nhu cầu hồi phục giúp thị trường hàng hóa sôi động hơn so với thời gian thực hiện giãn cách. Cụ thể, nhu cầu hàng may mặc tăng cao do đang trong giai đoạn chuyển mùa tại các tỉnh phía Bắc; nhu cầu đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình, vật phẩm văn hóa giáo dục cũng tăng sau một thời gian dài thực hiện giãn cách… Do vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng tăng 18,5% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 19,52% so với cùng kỳ năm trước.

Song, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong 9 tháng ở mức thấp (tăng trưởng âm) nên tính chung 10 tháng ước tính giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, bán lẻ hàng hóa vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 82,8%; lưu trú và ăn uống chiếm 8,3%; ngành du lịch chỉ chiếm 0,1% và các ngành dịch vụ khác chiếm 8,8%.

Bên cạnh đó, nhờ quyết tâm của Chính phủ trong việc đảm bảo mục tiêu kép phòng dịch và phục hồi kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận kết quả kinh doanh tháng 10 tăng trưởng so với tháng 9 và cả cùng kỳ năm trước.

i-ndh-vn_ban-le-8715-1637845371(1).png
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 10 tăng 18,5% so với tháng trước.

Phục hồi rõ nét nhất ở lĩnh vực bán lẻ. Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) cho biết doanh thu tháng 10 đạt 12.186 tỷ đồng, tăng 89% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao thứ 2 trong lịch sử hoạt động. Lợi nhuận sau thuế 568 tỷ đồng, tăng 86% và là mức kỷ lục. So với tháng 9, doanh thu tháng này tăng 46% và lợi nhuận tăng 71% nhờ sự phục hồi của chuỗi Thế Giới Di Động/ Điện Máy Xanh sau khi được mở bán trở lại.

PNJ – doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc báo cáo doanh thu tháng 10 đạt 2.080 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp có lãi 120 tỷ đồng trở lại sau 3 tháng lỗ liên tiếp, giảm 31% so với tháng 10/2020.

Tại buổi gặp gỡ giới phân tích gần đây, lãnh đạo PNJ chia sẻ diễn biến chậm trong 2 tuần đầu tháng 10 nhưng doanh thu tăng tốc vào nửa cuối, đặc biệt là đạt mức đỉnh lịch sử trong đợt khuyến mãi ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Dù vậy, ban lãnh đạo ước tính dịch bệnh sẽ khiến nhu cầu thị trường ở mức thấp đến quý II/2022, và có thể chưa quay lại mức trước Covid cho đến năm 2023.

Kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu, Tập đoàn Petrolimex (HoSE: PLX) cũng có sự phục hồi đáng kể sau khi các quy định giãn cách được nới lỏng, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Cụ thể, SSI Research dẫn chia sẻ của ban lãnh đạo Petrolimex rằng sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong tháng 10 tăng 30% so với tháng 9, sản lượng từ kênh bán lẻ tăng 36% so với tháng trước.

SSI Research nhận định giá xăng dầu tăng khoảng 13% -14% kể từ đầu quý IV giúp Petrolimex tận dụng được hàng tồn kho giá rẻ. Vào thời điểm cuối quý III, hàng tồn kho của tập đoàn xăng dầu ở mức 12.700 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng công bố kết quả kinh doanh tháng 10 tăng đáng kể so với tháng 9. Nhà máy đặt chủ yếu tại TP HCM và Long An, Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (HoSE: TCM) thua lỗ liên tiếp trong tháng 8 và 9 trước ảnh hưởng của dịch bệnh. Qua tháng 10, đơn vị công bố doanh thu đạt 262 tỷ đồng, tăng 19,6% so với tháng 10/2020 và tăng 46% so với tháng 9; có lãi sau thuế 1,8 tỷ đồng, giảm 90,3% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp thông tin từ đầu tháng 10 đã bỏ dần hình thức làm việc “3 tại chỗ”. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và quản lý vẫn còn cao so với cùng kỳ do các đơn hàng xuất khẩu trong tháng 10 được sản xuất từ tháng 9 – thời điểm vẫn còn làm việc theo phương thức 3 tại chỗ. Bên cạnh đó, số công nhân quay lại làm việc trong 2 tuần đầu tháng 10 đạt khoảng 86% nên năng suất chưa hồi phục so với trước đại dịch, biên lợi nhuận của mảng sản phẩm may chưa đạt kỳ vọng.

Với nhà máy đặt tại Thái Nguyên – địa phương ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong quý III và tiếp tục tăng trưởng trong tháng 10. Cụ thể, doanh thu tháng 10 đạt 462 tỷ đồng, tăng 27%; lợi nhuận sau thuế đạt 24,2 tỷ đồng, tăng 39%. Nhờ đó, doanh nghiệp đã vượt 10% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế sau 10 tháng.

Sau 2 tháng 8 và 9 giảm liên tiếp, Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) thông báo doanh thu xuất khẩu tháng 10 đạt 780 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước và tăng 19% so với tháng trước. Thị trường Mỹ tiếp tục ghi nhận phục hồi ấn tượng khi tăng 95% so với cùng kỳ năm trước và tăng 37% so với tháng trước đạt 473 tỷ đồng. Doanh thu tại Trung Quốc giảm 53% so với cùng kỳ năm trước, châu Âu giảm 15% và các thị trường khác giảm 30%.

Thủ phủ tại Sóc Trăng, Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC), một thành viên của The PAN Group, công bố doanh số tiệu thụ chung tháng 10 đạt 23,9 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ và tăng 10% so với tháng trước. Việc nuôi tôm đang đi vào giai đoạn thu tỉa và thu hoạch, khả năng kéo dài từ một tháng đến một tháng rưỡi, cung ứng kịp thời cho chế biến. Đơn vị sẽ giảm tình trạng thiếu hụt nguyên liệu so các doanh nghiệp khác. Chưa có con số chính thức nhưng doanh nghiệp kỳ vọng doanh số tháng 11 tăng ít nhất 10% so với cùng kỳ năm trước.

NGỌC ĐIỂM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement