Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nikkei Asia: Nhật Bản và Mỹ đưa Việt Nam là ưu tiên hàng đầu cho nhiệt điện LNG

Chính sách - Hạ tầng

04/12/2020 11:38

Nhật Bản và Mỹ sẽ ưu tiên giúp Việt Nam chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên hóa lỏng trong nhiệt điện, ít gây ô nhiễm hơn.

Tờ Asian Nikkei Review đưa tin, Nhật BảnMỹ sẽ giúp Việt Nam chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các loại nhiên liệu hóa thạch khác, ít gây ô nhiễm hơn. Đây được xem như một phần trong chiến dịch giúp các nền kinh tế mới nổi giảm thiểu lượng khí thải carbon.

LNG là khí tự nhiên, chủ yếu là metan , CH4 với một số hỗn hợp etan… đã được làm lạnh thành dạng lỏng để tạo sự thuận tiện và an toàn hơn cho việc lưu trữ hoặc vận chuyển không áp suất. 

Nó chiếm khoảng 1/600 thể tích khí tự nhiên ở trạng thái khí (ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và áp suất). LNG không mùi, không màu, không độc hại và không có tính ăn mòn. 

Mặc dù động cơ diesel thông thường có mật độ năng lượng cao hơn LNG, nhưng khối lượng phát thải khí nhà kính (GHG) và tiêu chí gây ô nhiễm không khí (CAC) từ diesel lớn hơn đối với khí tự nhiên. Vì thế, LNG ngày càng được dùng làm nguồn nhiên liệu khá phổ biến.

Một tàu chở LNG cập cảng gần nhà máy điện Futtsu ở Nhật Bản. Ảnh: ANR
Một tàu chở LNG cập cảng gần nhà máy điện Futtsu ở Nhật Bản. Ảnh: ANR

LNG còn đốt sạch hơn các chất khác như than đá. Vì thế, Nhật Bản và Mỹ tin rằng việc thúc đẩy nhiên liệu là chìa khóa để hạn chế phát thải ở Đông Nam Á. Các nước cũng hy vọng rằng nỗ lực của họ sẽ giúp chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng.

Trong một tuyên bố chung từ một diễn đàn ba bên về LNG được tổ chức hôm 3/12, Nhật Bản và Mỹ cam kết hỗ trợ tài chính cho Việt Nam để xây dựng các nhà máy nhiệt điện LNG và các trạm tiếp nhận. Các nước cũng sẽ tiến hành xây dựng các cơ sở và đào tạo đội ngũ nhân viên cần thiết.

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Robert O'Brien, đã có mặt tại Hà Nội vào tháng trước. Thời điểm đó, ông chứng kiến lễ ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) phát triển dự án điện khí LNG Long Sơn được thực hiện giữa các đại diện của General Electric (Hoa Kỳ), GENCO3, Tổng công ty Thái Bình Dương, PECC 2, Mitsubishi và Tập đoàn TTC. Dự kiến dự án sẽ cung cấp 3.600 MW điện cho Việt Nam.

Cũng trong tháng trước, công ty Tokyo Gas và công ty thương mại Marubeni của Nhật Bản đã ký một thỏa thuận xây dựng một nhà máy nhiệt điện LNG tại Việt Nam trị giá 1,9 tỷ USD, với mục tiêu đưa nhà máy lên mạng lưới điện quốc gia vào năm 2026.

  Ông O'Brien chứng kiến lễ ký kết dự án nhiệt điện Long Sơn. Ảnh: ĐSQ Mỹ

Ông O'Brien chứng kiến lễ ký kết dự án nhiệt điện Long Sơn. Ảnh: ĐSQ Mỹ

Trong khuôn khổ Đối tác Năng lượng Chiến lược Nhật Bản - Hoa Kỳ, Tokyo và Washington đã và đang giúp các quốc gia phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến năng lượng kể từ năm 2017. Asian Nikkei Review nhấn mạnh: “Mỹ và Nhật coi Việt Nam là ưu tiên hàng đầu cho năm 2020”.

Các quốc gia mới nổi và đang phát triển là những nước tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch. Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhu cầu ở Đông Nam Á nói riêng sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2040, khi chiếm hơn 70% tổng nhu cầu năng lượng của khu vực.

TIỂU GU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement