Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhìn lại thế giới 2018: Bên trong "mê cung" chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Phân tích

19/12/2018 08:23

Tăng trưởng toàn cầu đã mất 0,2 điểm, và có thể tiếp tục sụt giảm trong những tháng tới. Đầu tư vào châu Á cũng "lao dốc". Tất cả những điều này bắt nguồn từ cuộc chiến tranh thương mại kéo dài giữa hai siêu cường kinh tế thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Năm 2018 là năm mà mọi chú ý đổ dồn vào Washington và Bắc Kinh. Sau giai đoạn đe dọa, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức phát động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Tháng 3/2018, Trump ký sắc lệnh đánh thuế thép và nhôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Nhà Trắng tạm "tha" cho một số nước bạn hữu, nhưng Trung Quốc không được hưởng ân huệ đó. Thế nhưng, thuế nhôm và thép chỉ là khúc dạo đầu.

Từ tháng 5-6/2018, Nhà Trắng phạt thêm hàng “sản xuất tại Trung Quốc” bán sang thị trường Mỹ: tăng thuế nhập khẩu 10%, rồi 25% đối với 50 tỷ USD, rồi 100 tỷ USD và thậm chí là 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc. Bắc Kinh không khai chiến nhưng chơi trò “ăn miếng, trả miếng”. Mỗi bên đều đưa ra một danh sách hàng trăm, hàng nghìn mặt hàng của đối phương bị trừng phạt. 

Cuối mùa xuân năm nay, đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tưởng chừng đã đạt được đồng thuận với ban cố vấn của Trump sau khi thông báo một số nhượng bộ. Thế nhưng, Tổng thống Mỹ cho rằng những nhượng bộ đó là “quá trễ và chưa đủ”. Chương trình đàm phán bị gián đoạn, cho dù ở hậu trường, hai bên vẫn ngầm duy trì kênh liên lạc.  

Nhìn lại thế giới 2018: Bên trong

Kìm hãm tăng trưởng thế giới 

Cuộc đọ sức giữa hai "gã khổng lồ" kinh tế này khiến thế giới "nín thở" theo dõi. Tại các hội nghị quốc tế như hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Singapore hay hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina, mọi người chỉ chú ý đến những màn đấu khẩu hoặc các phát biểu của lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc với hy vọng Washington và Bắc Kinh ngưng chiến. 

Theo nhận định của IMF, các đòn "ăn miếng, trả miếng" trên mặt trận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm tổn hại đến tăng trưởng toàn cầu. Riêng đối với châu Á, khu vực lệ thuộc nhiều vào cả Mỹ lẫn Trung Quốc, bầu không khí càng thêm nặng nề: IMF giảm dự báo tăng trưởng của châu Á từ 5,6% xuống còn 5,4% vào năm 2019, đồng thời nhấn mạnh đến môi trường bất lợi cho các hoạt động đầu tư.

Hội đồng Phân tích Kinh tế (CAE) - một cơ quan nghiên cứu trực thuộc phủ tổng thống Pháp - đưa ra kịch bản đen tối nhất là Mỹ áp dụng đến cùng chính sách bảo hộ, và thế giới đáp trả một cách quyết liệt.

Trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện và sâu rộng, cả 3 trụ cột kinh tế của thế giới là Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đều thiệt hại nặng nề, mỗi bên mất khoảng 3-4% GDP/năm, và kịch bản này sẽ kéo dài trong rất nhiều năm. Đây là kịch bản đen tối nhất.  

Nhìn lại thế giới 2018: Bên trong

Phần nổi của tảng băng chìm 

Không chỉ châu Á, châu Âu nói riêng và thế giới nói chung đều "thấm mệt" vì những "đòn" đánh qua, đánh lại giữa Washington và Bắc Kinh, mà ngay cả bản thân hai "gã khổng lồ" kinh tế này cũng mệt mỏi vì cuộc chiến không có lợi cho bất kỳ ai này.

Đó cũng là lý do khiến cả Mỹ lẫn Trung Quốc, sau những cân nhắc và nhượng bộ lẫn nhau, đi đến quyết định tạm "đình chiến" trong vòng 90 ngày. Dù vậy, viễn cảnh chấm dứt hoàn toàn chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn rất xa vời, bởi theo phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, thương mại chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm" trong mâu thuẫn Mỹ-Trung, và lâu nay, Washington luôn coi Bắc Kinh là một mối đe dọa.  

Vấn đề đặt ra trong bài toán thương mại lần này là các hoạt động kinh tế của thế giới đầu thế kỷ XXI đã quá lệ thuộc lẫn nhau: Nhà Trắng đánh thuế hàng hóa Trung Quốc bán sang Mỹ, làm tăng giá những sản phẩm được sản xuất ra ngay trên lãnh thổ Mỹ. Hậu quả kèm theo là ảnh hưởng tới túi tiền của các hộ gia đình Mỹ. Hàng Mỹ thêm đắt đỏ, kém hấp dẫn để bán cho các nước khác trên thế giới.

Trong một bài viết đăng trên báo Asialyst, chuyên gia kinh tế về châu Á Jean-Raphael Chaponnière nêu bật một thực tế là đối với không ít tập đoàn lớn của Mỹ, Trung Quốc đã hoặc đang trở thành thị trường quan trọng nhất, hơn cả thị trường Mỹ. Chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh có nguy cơ biến hơn 700 chi nhánh của tập đoàn Mỹ trở thành “con tin” khi bị Trung Quốc gây khó dễ.

Nhìn lại thế giới 2018: Bên trong

Khi Trump phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc, các doanh nghiệp của Mỹ bị thiệt hại nghiêm trọng. Trung Quốc cũng đánh mất nguồn đầu tư FDI quý giá trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại. 

Bên cạnh vế thương mại, mục tiêu mà chính quyền Trump nhắm tới là ngăn chặn đà phát triển của nền công nghiệp Trung Quốc, và đặc biệt là kế hoạch "Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025" mà Bắc Kinh đề ra. Thêm một dấu hiệu khác cho thấy cuộc đọ sức giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới không chỉ khoanh vùng trên mặt trận thương mại là vụ Mỹ yêu cầu Canada bắt giữ Giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, bà Mạnh Vãn Chu - con gái của người sáng lập tập đoàn này.

Trọng tâm của vấn đề nằm ở chỗ Mỹ và Trung Quốc cùng đang chạy đua trên mặt trận công nghệ cao, theo TTXVN.

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement