Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhà 'virus học' Nguyễn Lê Khánh Hằng: Để thành công, chỉ cần chúng ta không bỏ cuộc

Doanh nhân

07/03/2021 14:57

Ngân hàng Thế giới khẳng định nhà khoa học Nguyễn Lê Khánh Hằng nằm trong số những phụ nữ ở Đông Nam Á có đóng góp quan trọng cho một tương lai công bằng trong thời kỳ thế giới hứng chịu đại dịch COVID-19.

PGS.TS. Nguyễn Lê Khánh Hằng sinh năm 1977, là Phó trưởng Khoa Virus, Phó chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh vật học thuộc Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Đầu năm 2020, Tập thể khoa học nữ Phòng thí nghiệm Cúm, Khoa Virus, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế được lựa chọn để trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2019.

Tập thể đó gồm 9 nhà khoa học nữ, trong đó có chị Khánh Hằng.

 PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng tốt nghiệp chuyên ngành Vi sinh vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thành tựu mà nhà khoa học nữ này sở hữu hàng chục bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín. Một công trình nghiên cứu của đang chú ý của chị là Phân tích sự tiến hóa của virus HPAI H5N1 trong mối tương tác người và động vật.

Nguyễn Lê Khánh Hằng cũng là nhà khoa học nữ đầu tiên nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019. 

pb-nguyen-le-khanh-hang(1).jpg
WB vinh danh nhà virus học của Việt Nam ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/2021. Ảnh: WB

Nhân dịp Quốc tế Phụ nữ 2021, Ngân hàng Thế giới (WB) đã phỏng vấn những phụ nữ xuất sắc tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, những người đang đảm nhận vai trò lãnh đạo và hướng tới một tương lai bình đẳng trong thế giới hậu COVID-19. WB khẳng định những công trình nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng đã góp phần vào thành công của Việt Nam trong việc khống chế các dịch bệnh truyền nhiễm. 

Tôi bị cuốn hút bởi sự phức tạp của virus

Trả lời câu hỏi phỏng vấn của WB về lý do chọn con đường khoa học, PGS.TS  Nguyễn Lê Khánh Hằng cho biết từ khi còn là sinh viên, chị đã bị cuốn hút bởi sự phức tạp của virus và cách những sinh vật nhỏ bé như vậy có thể gây hại cho con người ở mức độ cao.

Ngay sau khi tốt nghiệp, chị nhận công tác tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, bởi đây là nơi tốt nhất để bắt đầu và xây dựng sự nghiệp - một trung tâm nghiên cứu lớn của Việt Nam và cơ hội làm việc với tất cả các chuyên gia hàng đầu.

Trong suốt hai thập kỷ qua, chị Hằng là thành viên của nhóm chuyên gia cốt lõi của Việt Nam, đã nghiên cứu nhiều loại virus rất dễ lây lan. Chị cho biết  sự quan tâm của công chúng đối với lĩnh vực dịch tễ học đã tăng lên, kể từ khi dịch SARS bùng phát vào năm 2003.

Với SARS sau đó và COVID-19 hiện nay, chúng ta đã chứng kiến ​​sự xuất hiện của các mầm bệnh rất dễ lây lan. Lĩnh vực của chị trở nên quan trọng hơn kể từ khi cung cấp bằng chứng quan trọng để hướng dẫn các quốc gia nỗ lực ngăn chặn, phát hiện và giảm thiểu các mối đe dọa sức khỏe.

khanh-hang-1.jpg
PGS.TS. Nguyễn Lê Khánh Hằng sinh năm 1977, Phó trưởng Khoa Virus, Phó chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh vật học thuộc Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, là nhà khoa học nữ đầu tiên nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu.

Chị Hằng chia sẻ sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, dù khối lượng công việc vô cùng lớn nhưng các nhà khoa học hiểu rằng công việc đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Kể từ khi trường hợp COVID-19 đầu tiên chính thức phát hiện tại Việt Nam vào ngày 23/1/2020, các nhà khoa học đã chạy đua với thời gian để tìm hiểu về thứ mà lúc đó được mệnh danh là "virus bí ẩn'" Đến tháng 2/2020, Việt Nam trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới phân lập thành công loại SARS-CoV-2 mới từ bệnh phẩm.

"Hiểu rõ hơn về hành vi của virus và các mối đe dọa tiềm ẩn đã đặt nền tảng vững chắc cho việc phát triển và đánh giá các bộ xét nghiệm chẩn đoán và vaccine sau này”, chị Hằng kể lại.

Theo Phó trưởng Khoa Virus, Phó chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh vật học thuộc Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, ngoài nghiên cứu và phân tích, ê kip của chị đã thực hiện rất nhiều khóa đào tạo để nâng cao năng lực kiểm tra trên toàn quốc. Lúc đầu, thời gian quay vòng có thể lên đến 24-48 giờ.

Với sự hỗ trợ từ WB, các nhà virus học của Việt Nam đã cung cấp đào tạo về xét nghiệm chẩn đoán cho 600 nhân viên phòng thí nghiệm. Hiện nay, 94 phòng thí nghiệm trên toàn quốc có khả năng thử nghiệm COVID-19. Thời gian quay vòng trung bình đã được cắt giảm đáng kể xuống còn 4 đến 6 giờ.

“Tôi rất tự hào công trình nền tảng của chúng tôi đã giúp Việt Nam có thể triển khai thử nghiệm rộng rãi tại địa phương. Việt Nam thực hiện nhiều xét nghiệm cho mỗi trường hợp được xác nhận hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới - điều này góp phần vào việc ngăn chặn hiệu quả virus”, chị Hằng khẳng định. 

Đại dịch thay đổi cuộc sống của nhân viên y tế

Theo chị Hằng, COVID-19 đã đặt các nhân viên y tế, nhất là những người làm việc ở tuyến đầu, chịu áp lực chưa từng có. Không chỉ khối lượng công việc tăng lên rất nhiều mà mức độ rủi ro cũng tăng theo.

84083089_10212958091226305_6786592259518234624_o.jpg
Tập thể các nhà khoa học nữ của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trong đó có Viện trưởng Lê Thị Huỳnh Mai và PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng,  đã nghiên cứu nuôi cấy và phân lập thành công SARS-CoV-2, được  Bộ Y tế  lựa chọn để trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2019. Ảnh: Bộ Y tế.

Việc cách ly bắt buộc do làm việc chặt chẽ với bệnh nhân COVID-19 đồng nghĩa với việc xa cách những người thân yêu một thời gian dài. Điều này gây ra sự gián đoạn rất lớn đối với những lao động nữ, những người có lịch trình làm việc cực kỳ bận rộn bởi họ còn đảm nhận vai trò chính trong chăm sóc gia đình. 

Với riêng chị, chị cho biết mình may mắn được làm việc tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nơi phần lớn các cán bộ khoa học là nữ và có rất nhiều các nhà nữ khoa học tài năng, đáng kính. Một nhân vật mà chị rất nể trọng là Phó Viện trưởng GS. Lê Thị Quỳnh Mai. GS Lê Thị Quỳnh Mai chính là điển hình cho những "chiến binh thầm lặng", những người mà lòng quyết tâm, sự tận tụy cống hiến và làm việc hết sức mình là nguồn cảm hứng cho tôi mỗi ngày.

Về kế hoạch cho tương lai, nhà virus học Nguyễn Lê Khánh Hằng nói chị hy vọng sẽ thấy nhiều tiến bộ hơn trong lĩnh vực dịch tễ học và y tế dự phòng ở Việt Nam. Mong muốn có nhiều nghiên cứu khoa học của mình được xuất bản trên các tạp chí hàng đầu và thực hiện các nghiên cứu trong phạm vi khu vực và quốc tế.

Với chị, chia sẻ kiến ​​thức và hợp tác quốc tế là vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết, để chống lại các bệnh truyền nhiễm trong một thế giới kết nối cao.

Chị cho biết trong 15 năm qua, Việt Nam đã có được những kinh nghiệm to lớn từ việc đối phó với các đại dịch khác nhau như SARS-2003, và bây giờ là COVID-19. Nhưng chúng ta phải tăng cường năng lực của mình nhiều hơn nữa một cách có hệ thống. Nó sẽ đòi hỏi đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng vật chất và nguồn nhân lực.

"Tôi vui mừng khi thấy ngoài ngân sách Nhà nước, khu vực tư nhân đã quan tâm hơn đến việc tài trợ cho nghiên cứu và phát triển các sản phẩm an toàn sinh học.  Chúng tôi mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác với khu vực tư nhân, cũng như các tổ chức nghiên cứu quốc tế, để hiểu rõ hơn về thế giới virus và có chuẩn bị tốt hơn nhằm chống lại các đợt bùng phát trong tương lai”, nhà virus học chia sẻ với WB.

"Để thành công, bạn cần có mục đích rõ ràng và niềm đam mê mạnh mẽ, thúc đẩy bạn tiến về phía trước, đặc biệt nếu bạn chọn xây dựng sự nghiệp trong những lĩnh vực ít được biết đến hơn. Và nhất là, cần phải có sự kiên trì.

Cho dù trong môi trường phòng thí nghiệm hay cuộc sống, chúng ta đều phải trải qua vô số thử nghiệm để đạt được kết quả mong muốn. Chỉ cần chúng ta không bỏ cuộc" - PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng.

Q.HUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement