Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Người phụ nữ đứng sau bước đột phá của vaccine Moderna

Sức khỏe

18/11/2020 06:34

Vào tháng 3, khi đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, Tổng thống Donald Trump đã mời một nhóm ông chủ của các công ty dược phẩm đến Nhà Trắng.

Tại cuộc họp đó, Stéphane Bancel, đến từ công ty công nghệ sinh học Moderna, nói với chính quyền Hoa Kỳ rằng, công ty có trụ sở tại Massachusetts của ông có thể có vaccine chỉ trong vòng vài tháng. 

Và hôm 16/11, Moderna đã công bố kết quả thử nghiệm vaccine thành công ngoài mong đợi của mình.

Mặc dù vẫn còn cần sự chấp nhận chính thức, nhưng tin tức về vaccine có hiệu quả gần 95% đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu tăng cao. Cùng với thông báo tương tự về vaccine BioNTech-Pfizer, cả 2 loại vaccine đã tạo nên một động thái lạc quan về một cuộc sống bình thường trở lại.

Melissa Moore, Giám đốc khoa học của Moderma cho biết, công nghệ mRNA là "chìa khóa" cho nỗ lực này. Moore đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình để phân tích cấu trúc protein ở trung tâm mà loại vaccine này ra đời.

Tin tức về sự đột phá trong vaccin đã khiến thị phần của Moderna tăng vọt. Ảnh: AP
Tin tức về sự đột phá trong vaccin đã khiến thị phần của Moderna tăng vọt. Ảnh: AP

Lần đầu tiên Moore phát hiện ra ribonucleoprotein truyền tin (mRNA) là lúc bà làm việc tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, sau đó bà đã dành phần lớn sự nghiệp của mình cho việc dạy học.

Đến năm 2013, theo tạp chí Science, Moore đã thay đổi suy nghĩ của mình. Bà viết thư cho công ty Moderna, công ty có trụ sở tại Cambridge (bang Massachusetts) để ứng tuyển.

Trong email gửi cho Tiến sĩ Tony de Fougerolles, khi đó là Giám đốc khoa học của Moderna, bà Moore tự giới thiệu mình là chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực mRNA.

De Fougerolles sau đó đã đồng ý và mời bà tham gia ban cố vấn khoa học của công ty. Và vào năm 2016, bà Moore đảm nhận vai trò mới và chính thức từ bỏ chức vụ Giáo sư tại Trường Y Đại học Massachusetts.

Moore nói với Science vào năm 2017: “Tôi có thể dành 15 năm tiếp theo để đưa ra nhiều bài báo hơn, đào tạo nhiều sinh viên hơn, nhưng khi tôi 80 hoặc 90 tuổi và nhìn lại cuộc đời mình, tôi sẽ hối tiếc vì quyết định đó".

Công ty Moderna được thành lập vào năm 2010 bởi một nhà sinh học tế bào gốc - Derrick Rossi và hai người ủng hộ tài chính. Moderna được thành lập với ý tưởng rằng mRNA - phân tử gửi các chỉ dẫn di truyền từ DNA đến bộ máy tạo protein của tế bào - có thể được tái thiết kế để phát triển thuốc và vaccine.

Kể từ khi Moore gia nhập, Moderna đã phát triển thành một công ty công nghệ sinh học lớn hơn. Nó có 23 loại thuốc mRNA và vaccine trong danh mục của mình, chẳng hạn như vaccine cho virus Zika, cúm gia cầm và herpes, với 14 loại đang được nghiên cứu lâm sàng. 

Tuy nhiên, công ty chưa có sản phẩm nào được tung ra thị trường và hoạt động kinh doanh vẫn thua lỗ.

Để hỗ trợ cho quá trình sản xuất vaccine COVID-19, chính phủ đã tài trợ cho Moderna gần 2,5 tỷ USD. Chính vì lý do đó mà công ty đã bị chỉ trích vì ý định bán vaccine ra thị trường với giá từ 32-37 USD/liều.

Tuy nhiên, cổ phiếu của Moserma đã tăng vọt sau khi công ty công bố tin tức về vaccine COVID-19, hiện đang ở mức 95 USD và công ty này đang được định giá là 38 tỷ USD.

Bà Melissa Moore (giữa), người đứng sau thành công của  vaccine Moderna .
Bà Melissa Moore (giữa), người đứng sau thành công của vaccine Moderna.

Trên đà phát triển, CEO Bancel đã bán gần 50 triệu USD cổ phiếu được mua từ năm 2018.

Công nghệ mRNA của Moderna được phát triển dựa trên nghiên cứu của nhà khoa học chuyên về hóa - sinh người Hungary, Katalin Karikó và Drew Weissman. Các nghiên cứu này được thực hiện tại phòng thí nghiệm thuộc Đại học Pennsylvania vào đầu những năm 2000. 

Bộ đôi đã thành lập một công ty nhằm phát triển các sản phẩm từ những khám phá của họ, song nỗ lực của họ chưa bao giờ được đưa ra thử nghiệm lâm sàng.

Năm 2013, Karikó gia nhập BioNTech, công ty công nghệ sinh học của Đức đã hợp tác với Pfizer để phát triển vaccine COVID-19. Trong khi đó, Weissman vẫn ở Đại học Pennsylvania và tiếp tục phát triển các vaccine RNA chống lại bệnh cúm, herpes và HIV.

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement