Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nghệ sĩ Trung Dân: Văn hoá lì xì vẫn đẹp, chỉ có con người làm nó xấu đi

Sức khỏe

31/01/2019 16:53

Ngày xưa nhắc đến lì xì, người ta nhớ đến những câu chúc ý nghĩa chất chứa tình cảm. Bây giờ lì xì người ta nghĩ “Trong bao lì xì có gì”?

Xuất hiện trên VTV2 với talkshow “Bốn mùa yêu thương”, nghệ sĩ Trung Dân bày tỏ quan điểm rằng nếu lì xì không kèm lời chúc thì không được xem là lì xì. Vì theo truyền thống, lì xì mang ý nghĩa tinh thần, chứ không phải cho đi vật chất.

Nghệ sĩ Trung Dân.
Nghệ sĩ Trung Dân.

Ngày xưa nhắc đến lì xì người ta nhớ ngay đến những câu chúc ý nghĩa chất chứa tình cảm chân thành, còn bây giờ nhắc đến lì xì người ta thường nghĩ ngay đến câu hỏi “Trong bao lì xì có gì”? Phải chăng trong thời hiện đại, văn hóa lì xì đang bị mai một và biến tướng?

Nói về nguồn gốc của văn hóa lì xì, nghệ sĩ gạo cội, am hiểu về văn hóa lí giải: “Lì xì những ngày Tết đầu năm của Việt Nam xuất phát từ vùng Đông Nam Á. Lì xì mang ý nghĩa là lời nói lúc nào cũng đi đôi với việc làm. Ví dụ đầu tôi năm chúc Nguyên Khang may mắn, năm sau đắt show, xong xuôi tôi cầm bao lì xì gửi. Nó tượng trưng cho sự may mắn, với ý nghĩa cầu chúc năm mới tốt đẹp, trọn vẹn.”

Từ khi chiếc bao lì xì xuất hiện, không ai quy định phải mừng bao nhiêu tiền vì quan niệm dân gian tiền mừng tuổi là tiền lộc, tượng trưng. Là một người am hiểu văn hóa Việt, đặc biệt là ngày Tết, nghệ sĩ Trung Dân không khỏi bồi hồi khi phân tích nét đẹp văn hóa của tục lì xì.

Ông nói: “Văn hóa lì xì nó rất đẹp, lúc nào cũng có ý nghĩa và con người ta nhận thức được điều đó nên nó mới tồn tại tới ngày hôm nay. Những kẻ biến tướng họ làm mất đi cái đẹp mà văn hóa lì xì vốn có trong quá khứ, đây là những chuyện tiêu cực trong xã hội. Nó có sự tính toán ở trong đó và nó làm lệch đi ý nghĩa của nét đẹp lì xì”.

Ông cũng nói thêm” “Lì xì mà không có lời chúc thì đó không phải là lì xì mà là cho tiền”. Khi MC Nguyên Khang thắc mắc vì sao phong bao lì xì có màu đỏ, nghệ sĩ Trung Dân giải thích: “Màu đỏ là màu ánh sáng mà con người dễ nhìn thấy được, qua đó thì mọi người mong muốn mình làm cái gì cũng dễ, làm cái gì cũng nhẹ nhàng”.

Từ trước đến nay chúng ta vẫn luôn quan niệm, màu đỏ thể hiện sự mạnh mẽ, màu của như ý, cát tường và thịnh vượng. Hiện nay, không riêng gì màu đỏ, phong bao lì xì đa dạng hơn về màu sắc nhưng theo nghệ sĩ Trung Dân việc này không làm ảnh hưởng đến nét đẹp của văn hóa lì xì.

Ông cho rằng: “Lì xì không nhất thiết là màu đỏ. Có thể là màu vàng tượng trưng cho kim tiền, màu xanh tượng trưng cho hy vọng, màu tím tương trưng cho tình yêu…”.

Phong bao lì xì kèm theo tiền và câu chúc được sử dụng trong những ngày đầu năm mới được coi là món quà tinh thần trong dịp Tết, có ý nghĩa biểu trưng cho một năm mới tốt đẹp và sung túc. Năm nào cũng vậy, con cháu mừng tuổi ông bà, bố mẹ và ngược lại với hy vọng tặng cho nhau những may mắn đầu tiên của năm mới. Có thể nói lì xì là phong tục không thể thiếu trong mỗi gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về.

MC Nguyên Khang đặt ra câu hỏi người lớn nhận được lì xì càng nhiều thì càng vui có đúng không, nghệ sĩ Trung Dân không do dự mà trả lời ngay là đúng.

Bởi vì: “Có người nặng về vật chất, nhưng cũng có người nghĩ rằng con cháu thương nhiều nên lì xì nhiều. Nếu năm nay mình gửi tiền nhiều, thì cái họ nghĩ nó quan tâm mình, nó làm được nhiều thì nó cho mình càng nhiều. Người già người ta cần tình cảm thông cảm số tiền trong bao lì xì và cách lì xì cho nên càng nhiều thì càng vui.”

Cùng bàn luận về một góc nhìn khác của lì xì, nghệ sĩ Trung Dân chia sẻ:“Lì xì ít nhiều không quan trọng, người ta quan tâm, quý mình thì người ta mới trao cho mình cái lì xì”. Hiện nay rất nhiều trẻ em xem trọng giá trị của những phong bao lì xì hơn là mặt tinh thần của chúng.

Với câu chuyện của chính mình, nghệ sĩ kể: “Mấy năm trước tôi đi diễn, gặp một gia đình nghệ sĩ. Tôi lì xì ít, thế là khi mở bao lì xì ra 2 đứa bé tỏ thái độ liền. Tôi không trách hai đứa con nít, tôi chỉ trách cha mẹ nó sao lớn rồi không dạy con những điều tế nhị nhất. Văn hóa lì xì mang ý nghĩa về mặt tinh thần nhiều hơn chứ không phải là vật chất”.

Nghệ sĩ Trung Dân trò chuyện với MC Nguyên Khang về chủ đề lì xì Tết.
Nghệ sĩ Trung Dân trò chuyện với MC Nguyên Khang về chủ đề lì xì Tết.

Hiện nay công nghệ phát triển và đôi khi khoảng cách xa, người ta không thể gửi lì xì trực tiếp cho nhau được, vì vậy lì xì bằng hình thức chuyển khoản ra đời. Phải chăng hình thức lì xì này đã làm mất đi ý nghĩa của lì xì?

“Một bao thơ được bỏ tiền vào trong đó thì nó sẽ ý nghĩa hơn, thể hiện tình cảm nhiều hơn. Khi ta lì xì bằng hình thức chuyển khoản thì ý nghĩa của nó không hề mất đi mà nó chỉ chuyển từ hình thức này sang hình thức khác mà thôi. Và càng ngày nó càng đột biến và đột biết theo chiều hướng xấu, và đôi khi nó mất đi những giá trị đẹp trong văn hóa lì xì”, Nghệ sĩ Trung Dân chia sẻ.

Bên cạnh đó, vì tính tiện lợi nên ngày nay người ta thường chúc nhau qua mạng. Những câu chúc được sao chép và gửi cho hàng ngàn người trong danh sách bạn bè. Nghệ sĩ Trung Dân không chỉ trích hiện tượng này cũng không cổ súy, ông cho rằng đó là điều tất yếu trong xã hội hiện đại, tuy nhiên cần phải đầu tư cho câu chúc, không thể chúc đại trà được, vì những lời chúc thể hiện tình cảm người cho dành cho người nhận.

“Online nhưng vẫn có lời chúc, cuộc sống hiện đại nên chúng ta phải bắt nhịp dần với nó. Nhưng giá như nó vẫn giữ được giá trị ban đầu, ý nghĩa tốt đẹp của nó thì văn hóa lì xì sẽ luôn đẹp và trở thành vết son của ngày xuân. Chúng ta không lạm dụng, không biến tướng văn hóa lì xì để chuộc lợi mà chúng ta phải biết trân trọng, gìn giữ cái đẹp mà ông cha ta để lại”, ông nói.

TUYẾT HƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement