Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nắm giữ nguồn tài sản lớn hơn GDP của nước này

Phân tích

13/11/2018 14:33

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trở thành định chế đầu tiên trong nhóm G7 sở hữu tài sản có giá trị lớn hơn toàn bộ nền kinh tế nước này.

Đây là kết quả sau một thập niên thực hiện chính sách nới lỏng"định lượng và định tính" nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng vốn trì trệ của nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.

Số liệu được công bố hôm nay (13/11) cho thấy, khối tài sản 553.6 000 tỷ JPY (tương đương 4.870 tỷ USD) mà BOJ nắm giữ trị giá hơn 5 lần công ty có giá trị nhất thế giới là Apple của Mỹ và gấp 25 lần vốn hóa thị trường của Toyota Motor, công ty có giá trị nhất của hãng Toyota. Đồng thời, khối tài sản này cũng lớn hơn tổng cộng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của 5 thị trường mới nổi gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Nam Phi, Ấn Độ và Indonesia, theo Asahi Shimbun.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).

BOJ đã trở thành ngân hàng trung ương thứ hai trên thế giới, sau Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và là ngân hàng đầu tiên trong các quốc gia có nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) sở hữu tài sản lớn hơn nền kinh tế đang được kích thích do tình trạng giảm phát.

GDP danh nghĩa của Nhật Bản từ tháng 4-6/2018 là 552.820 tỷ JPY và dự kiến sẽ giảm đi trong khoảng thời gian từ tháng 7-9/2018, do ​​ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai. Trong khi đa số quốc gia trên thế giới phải đối mặt với lạm phát, nền kinh tế Nhật Bản lại vận động trái chiều với tình trạng giảm phát triền miên.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các chính sách độc đáo đã giúp nền kinh tế Nhật Bản thoát ra khỏi nhiều thập niên chịu áp lực giảm phát. Tuy nhiên, BOJ không mấy thành công trong việc kích thích nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu lạm phát 2% hoặc kích cầu trong nước để thúc đẩy tăng trưởng.

Một số nhà phân tích cho rằng nâng mức lạm phát lên 2% là mục tiêu là quá tham vọng của BOJ. Hidenori Suezawa, nhà phân tích tài chính của SMBC Nikko Securities, cho rằng chính sách của BOJ là không bền vững. Một trong những biện pháp kích thích tăng trưởng của BOJ là mua lại trái phiếu Chính phủ.

BOJ đang sở hữu 45% lượng trái phiếu Chính phủ Nhật Bản nên sẽ phải chịu lỗ nặng nếu lãi suất tăng. Ngoài ra, trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như thiên tai hoặc chiến tranh, BOJ sẽ không thể bảo trợ cho trái phiếu Chính phủ được nữa.

Tài sản của BOJ bắt đầu bùng nổ khi Thống đốc Haruhiko Kuroda nắm quyền lãnh đạo ngân hàng Trung ương vào đầu năm 2013. Ông khẳng định rằng sẽ làm tăng lạm phát của Nhật Bản lên 2% trong hai năm. Nhưng thực tế thời gian qua đã chứng minh rằng, mục tiêu nâng lạm phát là khó thực hiện.

Nền kinh tế Nhật Bản trì trệ do giảm phát trong một thập niên qua.
Nền kinh tế Nhật Bản trì trệ do giảm phát trong một thập niên qua.

Sự tham gia của ngân hàng Trung ương vào thị trường tài chính đã gây nhiều tranh cãi và bị chỉ trích nặng nề bởi các nhà đầu tư. Các nhà phân tích và giới đầu tư tham gia thị trường tài chính Nhật Bản cho rằng, thanh khoản bị phá vỡ trong giao dịch thứ cấp tại một số phân khúc, đặc biệt là thị trường trái phiếu Chính phủ.

Để giải quyết một số lo ngại này, BOJ đã điều chỉnh các công cụ khác nhau thông qua chính sách được gọi là "nới lỏng bền vững hơn". Vào cuối tháng 10 vừa qua, BOJ cho biết sẽ giảm tần suất mua trái phiếu vào tháng 11 này nhằm mục đích để cho trái phiếu chính phủ được giao dịch trên thị trường thứ cấp lâu hơn so với hiện tại.

KHÔI NGUYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement