Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngân hàng đua nhau phát hành trái phiếu: Ai mua? (bài 2)

Ngân hàng

10/09/2019 08:06

Trong 8 tháng đầu năm 2019, các ngân hàng đã phát hành 56.000 tỷ đồng trái phiếu. Câu hỏi đặt ra là ai mua lượng trái phiếu này, hệ quả ai gánh?

Ai mua?

Thông thường, khi muốn phát hànhtrái phiếu thì cácngân hàng thường ủy thác cho một công ty chứng khoán đứng ra lo thủ tục. Tuy nhiên,công ty chứng khoán không bao giờ “ôm” trái phiếu ngân hàng. Chi phí vốn của họ luôn cao hơn mức lãi suất 6-7% của trái phiếu ngân hàng. Vì vậy mua trái phiếu ngân hàng để đầu tư không phải lựa chọn.

Trong 8 tháng đầu năm 2019, các ngân hàng đã phát hành 56.000 tỷ đồng trái phiếu.
Trong 8 tháng đầu năm 2019, các ngân hàng đã phát hành 56.000 tỷ đồng trái phiếu.

Hơn nữa, các công ty cũng không thể bán lẻ số 23.000 tỷ trái phiếu này cho đầu tư cá nhân. Với mức lãi suất từ 6-7% mà các ngân hàng chào bán, các nhà đầu tư cá nhân sẽ không bỏ tiền để nắm loại hình giấy tờ có giá này. Theo tính toán của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, lãi suất và kỳ hạn bình quân của trái phiếu nhóm ngân hàng trong 8 tháng đầu năm là 6,75% một năm và 3,3 năm.

Chuyên gia kinh tế Lê Minh Hoàng, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, các công ty chứng khoán chỉ là bình phong đứng ra mua hộ các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác.Các quy định đối với ngân hàng thương mại đầu tư trái phiếu (mua trực tiếp từ tổ chức phát hành) rất phức tạp, do liên quan đến thẩm định tín dụng.

Trong khi đó, khi ngân hàng mua lại trái phiếu từ một tổ chức khác (thông qua trung gian), giao dịch này được xem là nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trên thị trường, không phải trải qua nhiều bước thẩm định tín dụng.

Chính vì vậy, khi ngân hàng thương mại mua trái phiếu lẫn nhau, họ không mua trực tiếp khi phát hành lần đầu, mà thực hiện thông qua trung gian thường là công ty chứng khoán. Sau khi công ty chứng khoán mua trái phiếu trên thị trường sơ cấp, vào ngày hôm sau, ngân hàng sẽ mua lại từ công ty chứng khoán. Đó là thao tác thông thường của các ngân hàng thương mại khi muốn nắm trái phiếu của nhau.

Thống kê của SSI với báo cáo tài chính bán niên 2019 của 18 ngân hàng niêm yết cho thấy, nửa đầu năm nay, lượng trái phiếu của các tổ chức tín dụng mà các ngân hàng thương mại nắm giữ tăng thêm tới 56.400 tỷ, con số khá tương đồng với lượng trái phiếu các nhà băng này đã phát hành. Hầu hết trái phiếu ngân hàng có lãi suất cố định và trả lãi hàng năm.

Với mức lãi suất trung bình chỉ 6,72% một năm, tức là chỉ tương đương lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại lớn, nhóm có lãi suất huy động thấp nhất. Như vậy, trái phiếu của các ngân hàng thương mại hầu hết không hấp dẫn với các nhà đầu tư thông thường. Do đó, nhiều nhà băng đã ép nhân viên của mình mua trái phiếu.

Áp lực dòng tiền

Ông Hoàng cho biết thêm, những quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc siết dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là áp lực khiến các nhà băng phải thay đổi cơ cấu nguồn vốn, theo hướng gia tăng vốn trung dài hạn.

Áp lực gia tăng nền tảng vốn cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng tăng phát hành trái phiếu.
Áp lực gia tăng nền tảng vốn cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng tăng phát hành trái phiếu.

Theo dự thảo Thông tư 36, cơ quan giám sát đưa ra hai kịch bản đề xuất, trong đó sớm nhất là tháng 7/2021, hệ thống ngân hàng phải giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn về mức 30%. Tỷ lệ này với cả hai phương án sẽ giữ ở mức 40% tới cuối tháng 6/2020.Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước đến tháng 4/2019, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của khối ngân hàng cổ phần là 31,52%, trong khi ngân hàng quốc doanh ở mức 30,99%.

Một số nhà băng có tỷ lệ phát hành trái phiếu quy mô lớn gần đây, thực tế, cũng có tỷ lệ cho vay trung dài hạn tương đối cao. Đơn cử như VPBank, theo báo cáo tài chính quý I, tỷ lệ vay trung dài hạn trên tổng dư nợ cho vay của nhà băng này đạt gần 66%.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu lại cho rằng, áp lực gia tăng nền tảng vốn cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng tăng phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ đúng với các đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn trên 5 năm.

Ông Hiếu dẫn chứng Thông tư 19/2017 của Ngân hàng Nhà nước,nêu rõ “Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời hạn nợ thứ cấp trên 5 năm, toàn bộ giá trị trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ được tính vào vốn cấp 2”.

Vốn cấp 2, dù bị giới hạn không vượt quá vốn cấp 1, nhưng cũng là một yếu tố quan trọng để xác định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng. Việc gia tăng nền tảng vốn tự có là điều kiện kiên quyết khi thời hạn áp dụng tiêu chuẩn quản trị rủi ro Basel II đang tới gần.

Trong khi thị trường chứng khoán giao dịch chậm lại, ngoại tệ không tăng nóng, kênh trái phiếu đang lên ngôi như một hình thức đầu tư có tính sinh lời tốt hơn. Thống kê của MBS cho thấy, các đợt phát hành trái phiếu của các ngân hàng thương mại kỳ hạn 2-3 năm thường có lãi suất từ 6,5-7,3% mỗi năm, con số này cũng tương đương lãi suất huy động dài hạn của một số ngân hàng nhưng đòi hỏi số tiền gửi phải có quy mô lớn.

Trong khi đó, những kỳ hạn trái phiếu dài hơn (5-7 năm) thường có lãi suất thả nổi, bằng trung bình kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ 1,2-2%, có thể đạt tới 8-9%.Lãnh đạo một ngân hàng quốc doanh mới đây cũng chia sẻ, lãi suất trái phiếu hiện nay không chỉ hấp dẫn với các tổ chức tài chính mà ngay cả với nhà đầu tư cá nhân cũng thu hút nhiều sự quan tâm.

Rủi ro

Phân tích kỹ hơn về việc các ngân hàng đua nhau phát hành trái phiếu, ông Lê Minh Hoàng nói rằng, các ngân hàng phát hành trái phiếu ồ ạt thời gian qua nhằm giải quyết cơn “khát” vốn hay cải thiện hệ số CAR. Bên cạnh đó, huy động vốn còn để mở rộng thị trường và còn để đảm bảo cân bằng nguồn vốn, khi nợ xấu của nhiều ngân hàng đang có dấu hiệu nhích lên.

Việc phát hành trái phiếu kỳ hạn dài sẽ giúp những nhà băng này giải quyết được một số vấn đề cấp bách hiện tại, tuy nhiên trong tương lai sẽ phải đối mặt với không ít áp lực gây ảnh hưởng tới lợi nhuận.
Việc phát hành trái phiếu kỳ hạn dài sẽ giúp những nhà băng này giải quyết được một số vấn đề cấp bách hiện tại, tuy nhiên trong tương lai sẽ phải đối mặt với không ít áp lực gây ảnh hưởng tới lợi nhuận.

Nợ cho vay ra đến thời hạn nào đó khách hàng phải trả nợ, tiền trả nợ đó quay về ngân hàng. Đây là tiền ngân hàng huy động từ khách hàng trước đây và bây giờ ngân hàng lấy tiền đó trả lại khách hàng.

Nợ xấu là đồng tiền cho vay ra không quay trở lại ngân hàng nữa, nhưng nợ đó vẫn còn trên sổ sách và vẫn còn là tài sản của ngân hàng. Ngân hàng phải huy động vốn mới để trả cho khách hàng khi khoản tiền gửi đáo hạn.

“Đây là câu chuyện rất quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện tại và là một trong những lý do chính khiến các ngân hàng luôn phải huy động vốn với lãi suất cao”, ông Hoàng nói.

Còn ông Nguyễn Trí Hiếu cảnh báo, việc phát hành trái phiếu kỳ hạn dài sẽ giúp những nhà băng này giải quyết được một số vấn đề cấp bách hiện tại, tuy nhiên trong tương lai sẽ phải đối mặt với không ít áp lực gây ảnh hưởng tới lợi nhuận.

Trong đó có rủi ro về lãi suất, vì huy động vốn trung và dài hạn thì thường có lãi suất cao. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng bởi chi phí vốn đầu vào tăng, khi lượng lớn trái phiếu đáo hạn, ngân hàng sẽ phải trả một lượng tiền lớn cho khách hàng.

“Phát hành trái phiếu chỉ là giải pháp mang tính tình thế đối với các ngân hàng lớn hiện tại. Lượng vốn huy động này không rẻ và sẽ đáo hạn khi đến lúc, muốn cải thiện tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo quy định về tiêu chuẩn Basel II, các ngân hàng bắt buộc phải tăng vốn cấp 1”, ông Hiếu nói.

TUYẾT HƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement