Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nên bố trí bàn thờ Tài Thần như thế nào để cầu gì được nấy?

Lối sống

30/01/2020 15:02

Bàn thờ Tài Thần thường được đặt ở dưới đất, kê sát tường, ở gần cửa ra vào. Lễ vật thờ cúng cũng thường giản dị và tùy tâm.

1. Vị trí đặt bàn thờ Tài Thần

Vị trí đặt bàn thờ Tài Thần khác với bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên thường được đặt ở trên cao, trang trọng, nơi riêng tư, không có nhiều người qua lại thì bàn thờ Tài Thần thường được đặt dưới đất, ở một góc nhà, kê sát tường và đa số là ở ngay cửa ra vào để dễ bề nghênh tiếp tài lộc.

Tuy nhiên, để chọn được vị trí đặt bàn thờ chuẩn xác, ta cũng cần phải lưu ý thêm:

Bàn thờ nên đặt ở nơi sáng sủa, có đầy đủ ánh sáng, nếu là góc thiếu sáng thì nên lắp thêm đèn, tránh đặt bàn thờ ở những góc khuất, ít người qua lại vì sẽ không nghênh đón được dòng tiền vào nhà.

Tuy nhiên cần lưu ý, không nên để ánh sáng chiếu trực tiếp vào tượng Tài Thần. Có như vậy thì tài lộc bảo khố mới vượng, chiêu tài mới hiệu quả.

Kị đặt bàn thờ ở những nơi không sạch sẽ như nhà vệ sinh, nhà bếp hay đặt cạnh thùng rác…

Bàn thờ cũng nên đặt ở những vị trí hợp với mệnh của gia chủ hoặc theo dòng khí hướng vào nhà.

Nên bố trí bàn thờ Tài Thần như thế nào để cầu gì được nấy?

2. Bàn thờ Thần Tài cần những gì?

Để có cách sắp xếp bàn thờ Tài Thần chính xác, gia chủ cần phải lưu ý chuẩn bị những món đồ sau:

Tượng Ông Tài, Ông Địa

Người Việt Nam thường lập bàn thờ chung cho cả 2 vị thần. Gia chủ có thể chuẩn bị tượng của Tài Thần và Ông Địa bằng sứ, vị trí là ông Tài ở bên trái, Ông Địa ở bên phải nếu nhìn từ ngoài vào.

Sau khi thỉnh Ông Tài, Ông Địa, gia chủ cần dán nhãn chữ nho phía sau bàn thờ.

Bát nhang (có thể dán cố định)

Khi mới mua bát nhang về, gia chủ cần phải rửa sạch sẽ để tẩy uế rồi chuẩn bị cốt bát hương bao gồm tro trấu hoặc cát trắng tinh khiết, cộng với một túi gồm thiết vàng, thiết bạc, thạch anh, ngọc, san hô đỏ, mã não, xà cừ,…

Sau khi chuẩn bị xong bát nhang có thể dán cố định lên bàn thờ để tránh việc vô tình di động bát nhang khi lau dọn.

Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy 

Thường được đặt ở giữa Ông Tài và Ông Địa. Ba hũ này không cần thay thường xuyên mà nên để đến cuối năm.

Lọ hoa và trái cây

Hoa tươi và hoa quả với vị trí lọ hoa bên tay phải, hoa quả bên tay trái theo chiều nhìn từ ngoài vào. Hoa tươi thường được chọn là hoa cúc, hoa đồng tiền…

Khi bày hoa quả, tốt nhất nên chọn 5 loại. Tuy nhiên, việc thắp hương hoa quả không nhất thiết phải thực hiện hàng ngày mà có thể chọn thực hiện hàng tháng.

Chén nước

Khay hình chữ Nhất xếp 5 chén nước tượng trưng cho ngũ phương và Ngũ Hành phát triển.

Cóc ngậm tiền

Buổi sáng, gia chủ phải quay Cóc ngậm tiền ra ngoài đường để đón lộc, đến tối phải quay Cóc ngậm tiền vào trong nhà để giữ lộc, tránh để tiền bạc thất thoát.

Ngoài ra, gia chủ có điều kiện có thể chuẩn bị thêm tô sứ nông đựng nước và cánh hoa tươi tượng trưng cho Minh Đường Tụ Thủy, có ý nghĩa giữ tiền bạc khỏi trôi đi.

3. Một số lưu ý khi thờ cúng Tài Thần

Khi sắp xếp đồ cúng Tài Thần không nhất thiết phải mua thật nhiều và chọn những món đắt tiền, song đồ cúng phải luôn tươi và sạch sẽ, không để hoa héo hoặc quả hỏng trên bàn thờ.

Nơi đặt bàn thờ phải giữ sạch sẽ, không cho thú nuôi đến gần. Chú ý nên vệ sinh bàn thờ vào các ngày rằm, mùng 1 và mùng 10 hàng tháng.

Sau khi thắp hương, gạo, muối, rượu không nên vãi ra ngoài đường mà nên giữ lại trong nhà, mang ý nghĩa giữ lại tài lộc.

Ngoài ra, trong những ngày bình thường, gia chủ cũng nên thắp hương vào 2 thời điểm trong ngày, tầm 6-7h sáng và 6-7h tối với khoảng 5 nén hương cùng với nước, hoa quả hoặc bánh kẹo để tỏ lòng thành kính.

Với những hộ gia đình mới lập bàn thờ Tài Thần thì thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để tụ Khí.

* Thông tin trong bài mang tính tham khảo và chiêm nghiệm!.

MỘC MIÊN [t/h]
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement