Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỹ vạch trần thói 'đạo đức giả' của Trung Quốc

Vĩ mô

07/05/2020 15:26

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper vạch trần thói đạo đức giả của Trung Quốc liên quan đến tình hình Biển Đông và nỗ lực đẩy lùi COVID-19.

Ông Esper lên án Trung Quốc đánh chìm tàu cá Việt Nam, hung hăng, ngang ngược ở Biển Đông, trục lợi từ đại dịch COVID-19 và "tung hỏa mù", đánh lạc hướng dư luận nhằm trốn tránh trách nhiệm liên quan đến COVID-19. Ông Esper cáo buộc Trung Quốc hành xử ngang ngược ở Biển Đông trong bối cảnh cả thế giới đang nỗ lực đẩy lùi COVID-19.

Tờ Financial Express dẫn lời ông Esper phát biểu khi đề cập đến cuộc khẩu chiến chưa có hồi kết giữa Trung Quốc và Australia: "Người Trung Quốc ngày càng thực hiện nhiều động thái quyết liệt, mạnh mẽ ở hậu trường".

Ông Esper nhấn mạnh quân đội Trung Quốc đang tiến hành loạt hành vi gây hấn ở Biển Đông, còn Đảng Cộng sản Trung Quốc liên tục đẩy mạnh chiến dịch "tung hỏa mù”, đánh lạc hướng các luồng thông tin để tránh bị đổ lỗi do COVID-19 và đánh mất vị thế quốc gia.

Tàu chiến của Hải quân Mỹ đã thực hiện nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do hàng hải.
Tàu chiến của Hải quân Mỹ đã thực hiện nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do hàng hải.

Trong tuần qua, 2 tàu chiến của Hải quân Mỹ đã thực hiện nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do hàng hải gần thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Ông Esper nêu rõ: "Đây là động thái nhằm gửi một thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc rằng Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ quyền tự do hàng hải và thương mại cho tất cả quốc gia lớn và nhỏ".

Trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề minh bạch thông tin dịch bệnh, ông Esper nhận định Trung Quốc không hề minh bạch ngay từ đầu về đại dịch COVID-19. Ông Esper nói: "Nếu họ minh bạch, cởi mở và thẳng thắn hơn để cho phép chúng tôi tiếp cận báo cáo, tiếp cận những người ở thực địa và virus, chúng tôi đã có thể hiểu rõ và tiến xa hơn bây giờ. Tuy nhiên, những gì chúng tôi có hiện nay là như thế này".

Trong bối cảnh nhiều quốc gia gồng mình chống lại đại dịch COVID-19, các đối thủ chiến lược của Mỹ đã cố lợi dụng cuộc khủng hoảng này để trục lợi. Ông Esper nhấn mạnh Trung Quốc cần cho phép Mỹ tiếp xúc với những bệnh nhân đầu tiên cũng như các nhà nghiên cứu và nhà khoa học của nước này. Tuy nhiên, thay vào đó, Trung Quốc lại đang cố lợi dụng đại dịch để quảng bá hình ảnh rằng họ đều là những người tốt.

Ông Esper ám chỉ thói đạo đức giả của Bắc Kinh: "Họ nói chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn khẩu trang, cung cấp cái này, cái kia, chúng tôi sẽ tài trợ cho bạn. Hãy nhìn vào tất cả những điều tốt đẹp mà chúng tôi đang làm. Những gì chúng ta biết là Trung Quốc đang cung cấp khẩu trang, vật tư y tế ra thế giới. Nhiều hàng hóa, thiết bị của Trung Quốc có chất lượng không tốt, không đạt tiêu chuẩn, rất nhiều thiết bị lỗi. Cùng với đó là những điều kiện đi kèm. Trung Quốc đang nói với các bạn rằng họ có thể nhận những chiếc khẩu trang này nhưng phải nói với thế giới rằng Trung Quốc tử tế thế nào...".

Bộ trưởng Esper khẳng định tất cả những động thái gây hấn vẫn liên tục diễn ra. Đây là sơ đồ chiến thuật của Chính phủ Trung Quốc: Bắc Kinh sử dụng kết hợp hai đường lối "lôi kéo" và "ép buộc" cùng nhiều thủ đoạn khác để cố gắng trốn tránh trách nhiệm cũng như đánh bóng hình ảnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc. 

Ông Esper đưa ra tuyên bố cứng rắn nhằm vào Bắc Kinh giữa lúc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây áp lực, đổ lỗi cho Trung Quốc che đậy, bưng bít thông tin, xử lý trì trệ, gây bùng phát đại dịch COVID-19 trên khắp thế giới.

Nhà Trắng đồng thời cũng thảo luận hàng loạt biện pháp trừng phạt Trung Quốc liên quan đến đại dịch COVID-19, bao gồm bổ sung thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc, tước quyền miễn trừ quốc gia của Trung Quốc, tăng cường sức ép đối với các công ty viễn thông Trung Quốc, thậm chí là khả năng khởi kiện Bắc Kinh và yêu cầu bồi thường thiệt hại do COVID-19 gây ra.

Tâm điểm của mọi nghi ngờ quốc tế cũng như những bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ trong giai đoạn này chính là Trung tâm thí nghiệm P4 ở Vũ Hán.
Tâm điểm của mọi nghi ngờ quốc tế cũng như những bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ trong giai đoạn này chính là Trung tâm thí nghiệm P4 ở Vũ Hán.

Trung Quốc nhiều lần phủ nhận cáo buộc của Mỹ, khẳng định họ đã luôn minh bạch về dịch bệnh và cảnh báo sớm cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như các quốc gia khác. Bắc Kinh cũng cho rằng Washington đang chính trị hóa dịch bệnh để chuyển hướng chỉ trích việc xử lý khủng hoảng trong nước. 

Báo Pháp Les Echos cũng đặc biệt chú ý đến Trung Quốc với các bài xã luận và nhiều bài phỏng vấn, phóng sự. Báo này đã đăng 1 tựa đề trên trang nhất "Trung Quốc: Những nỗi ngờ vực gia tăng". Tâm điểm của mọi nghi ngờ quốc tế cũng như những bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ trong giai đoạn này chính là Trung tâm thí nghiệm P4 ở Vũ Hán.

Hiện nay, không chỉ Mỹ mà rất nhiều nước muốn đòi Trung Quốc bồi thường thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Vấn đề này có khả thi hay không? Báo Les Echos trích dẫn một số chuyên gia luật quốc tế của Pháp cho rằng việc khởi kiện một quốc gia là rất khó và cũng khó để có thể kết án được Trung Quốc. Bài xã luận của báo Les Echos đăng bài viết với tựa đề: "COVID-19: Trung Quốc đã thua một trận".

Mặc dù Trung Quốc đã cung cấp khẩu trang và thiết bị y tế đến khắp nơi trên thế giới nhưng nước này chưa bao giờ bị thế giới chống đối đến như vậy. Sau 30 năm xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn khiến nhiều nước phương Tây phẫn nộ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh, chế độ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện đang gây ra sự ngờ vực trên toàn cầu.

Theo "cây viết" xã luận của báo Les Echos, cuộc tấn công thô thiển và vụng về của Bắc Kinh chống lại các giá trị phương Tây đã phản tác dụng và khiến các cường quốc đều chống lại Trung Quốc.  Từ Australia, Mỹ, Bỉ đến Pháp đều yêu cầu làm rõ trách nhiệm của Trung Quốc trong việc để SARS-CoV-2 lây lan khắp nơi.

Châu Âu, thường rất thận trọng, đã thắt chặt các điều kiện đối với các nhà đầu tư Trung Quốc. Một số người còn nghĩ đến khả năng có biện pháp trừng phạt toàn cầu chống lại Bắc Kinh, thậm chí là một cuộc đối đầu quân sự giữa Bắc Kinh và Washington. Tuy nhiên, báo Les Echos cũng lưu ý ông Tập Cận Bình vẫn còn nhiều quân bài trong tay.

Quân bài thứ nhất là cuộc chạy đua tìm vắc-xin. Trong số 40 ứng viên tham gia trận chiến toàn cầu này, Sinovac Biotech của Trung Quốc dường như đang tiến xa nhất. Quân bài thứ hai của ông Tập Cận Bình liên quan đến châu Phi, Trung Đông và nói chung là tất cả các quốc gia cần tiền để vượt qua khủng hoảng. Nếu không có sự hỗ trợ của châu Âu và Mỹ thì trong thời gian tới, Algeria, Ai Cập và Pakistan có thể sẽ phải kêu gọi Bắc Kinh giúp đỡ.

Quân bài thứ ba là về công nghiệp. Liên minh châu Âu (EU) hứa hẹn sẽ đưa một số dây chuyền sản xuất chiến lược quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực dược phẩm và nguyên liệu thô, trở lại khu vực này. Tuy nhiên, nếu EU cho rằng họ có thể hồi sinh ngành công nghiệp châu Âu như cách đây 50 năm thì sẽ là điều ảo tưởng. EU độc lập về hậu cần với Trung Quốc cũng chỉ là một ảo tưởng. 

Căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng leo thang trong thời gian gần đây.
Căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng leo thang trong thời gian gần đây.

Trong bối cảnh sự huy động quốc tế là rất cần thiết để có thể chấm dứt đại dịch COVID-19 càng sớm càng tốt, sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc là một bất lợi lớn. Kể từ khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng hồi tháng 1/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump coi Trung Quốc là đối thủ chính của Mỹ, ngoài Iran.

Báo La Croix nhấn mạnh bên lề cuộc xung đột tiềm tàng này, châu Âu không thể cứ giữ vai trò là khán giả. Trước xu hướng toàn cầu hóa, châu Âu phải sử dụng uy tín của họ để thúc đẩy hợp tác đa phương và hỗ trợ các tổ chức của Liên hợp quốc (LHQ) để tạo ra các mối quan hệ đối tác đổi mới. Điều này có thể sẽ giúp châu Âu độc lập về chiến lược.

Trong khi đó, báo Le Monde lo ngại cú sốc do đại dịch gây ra có thể dẫn đến nguy cơ bùng nổ liên minh tiền tệ, trong khi đó Pháp bị suy yếu do kinh tế sụt giảm nên có thể mất tiếng nói đoàn kết châu Âu. Báo Le Monde nhận định khi nhiều nước châu Âu cùng lâm vào đại dịch, việc quốc tế so sánh các nước dường như không có lợi cho Pháp.

Với mức giảm 5,8%, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý đầu năm 2020 so với quý cuối năm 2019, Pháp là nước có GDP giảm nhiều nhất so với các nước lớn trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Mức giảm GDP của Pháp nghiêm trọng hơn Đức, thậm chí hơn cả Tây Ban Nha và Italy. Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế Pháp vẫn cảnh báo nhìn từ góc độ kinh tế, khó khăn lớn nhất vẫn đang chờ Pháp ở phía trước.

Trong khi đó, nhiều khả năng Anh sẽ bị suy thoái kinh tế ở mức chưa từng có trong lịch sử. Nhiều nhà quan sát dự báo GDP quý I/2020 của Anh sẽ giảm 7%. Một số chuyên gia khác thậm chí còn cho rằng GDP của nước này có thể giảm tới 13%. Khoảng 6,3 triệu người lao động bị thất nghiệp bán phần.

(Nguồn: TTXVN)

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement