Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỹ-Trung dùng thoả thuận đã đổ vỡ hồi tháng 5 để đàm phán

Vĩ mô

20/11/2019 16:25

Mỹ-Trung dự định sẽ ràng buộc lộ trình giảm thuế quan với các điều khoản sơ bộ đưa ra trong thỏa thuận thất bại hồi tháng 5.

Cuộc đàm phán nhằm kết thúc thương chiến kéo dài gần 2 năm qua giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở trong tình trạng bế tắc do cả hai đều lo mình bị "hớ" nên không muốn nhượng bộ đối phương. Trung Quốc muốn Mỹ phải dỡ thuế quan, trong khi Washington đòi Bắc Kinh phải cam kết cụ thể về khối lượng mua nông sản Mỹ.

Nguồn thạo tin tiết lộ với hãng tin Bloomberg rằng thỏa thuận mà thiếu chút nữa Mỹ và Trung Quốc đã ký kết hồi tháng 5 năm nay đang được sử dụng làm mốc tham chiếu nhằm xác định thuế quan sẽ được dỡ như thế nào trong thỏa thuận giai đoạn 1 mà hai bên đang đàm phán. Nguồn tin nói, Mỹ-Trung dự định sẽ ràng buộc lộ trình giảm thuế quan với các điều khoản sơ bộ đưa ra trong thỏa thuận thất bại hồi tháng 5.

Theo nguồn tin, Nhà Trắng vẫn đang thảo luận nội bộ về lộ trình dỡ thuế này và chưa đi đến quyết định cuối cùng. Trong khi đó, Trung Quốc muốn thuế quan áp sau tháng 5 phải được dỡ ngay lập tức, và thuế quan áp trước tháng 5 sẽ được dỡ dần dần.

Tổng thống Donald Trump và Tập Cận Bình.
Tổng thống Donald Trump và Tập Cận Bình.

Vấn đề ddược thảo luận có thể giúp phục hồi lại thoả thuận bao gồm việc huỷ bỏ thuế quan đối với 250 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc mà Tổng thống Donald Trump đã áp đặt vào năm ngoái. Một số cố vấn của Tổng thống Mỹ cho rằng nên giữ nguyên mức thuế quan, để đảm bảo Trung Quốc sẽ tuân thủ các điều kiện trong thoả thuận thương mại, nhưng hiện tại họ sẵn sàng giảm nhẹ một phần thuế quan để có được thoả thuận giai đoạn 1.

Năm ngoái, ông Trump áp thuế quan 10% lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Sau khi đàm phán đổ vỡ hồi tháng 5, ông áp thêm thuế quan 15% lên số hàng hóa này. Vào tháng 9, ông áp thuế 10% lên 110 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nữa, và dự kiến áp mức thuế tương tự lên 160 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc khác từ ngày 15/12 nếu đàm phán không mang lại kết quả.

Nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc, và rộng lớn hơn là trên toàn cầu đã cho thấy những dấu hiệu giảm nhẹ rõ rệt dưới sức nặng của thuế quan, các nhà đàm phán cả hai bên đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc ký một thoả thuận thương mại, hoặc ít nhất là một phần của thoả thuận đó. Nhưng với hàng ngàn sản phẩm bị liệt trong danh sách áp thuế trong năm qua, hai bên có nhiệm vụ phải phân loại và quyết định hàng hoá nào được giảm thuế.

Các nhà phân tích cho rằng giai đoạn 1 của thoả thuận sẽ không giống như những gì ông Trump đã hứa hẹn, vì khi lên bàn đàm phán sẽ xuất hiện rất nhiều vấn đề khác trong cuộc chiến thương mại. Có cả sự hoài nghi ở cả hai phía về việc đạt được thoả thuận thương mại sẽ giái quyết được các rắc rối hiện có.

Kể từ khi nổ ra, thương chiến Mỹ-Trung đã gây nhiều sóng gió trên thị trường tài chính toàn cầu và đe dọa kéo tụt tăng trưởng kinh tế thế giới xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2007-2008.

Những tín hiệu trái chiều về cuộc đàm phán giữa hai nước trong những ngày gần đây cho thấy việc đạt thỏa thuận, dù chỉ là thỏa thuận giai đoạn 1, không phải là điều dễ dàng.

Tuần trước, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow tuyên bố hai bên gần đạt thỏa thuận, truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng lạc quan về tình hình đàm phán. Nhưng vào đầu tuần này, giới thạo tin lại nói Trung Quốc đang bi quan về khả năng đạt thỏa thuận, và ông Trump lại một lần nữa cảnh báo Bắc Kinh.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement