Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỹ kiểm soát việc dùng đồ công nghệ Trung Quốc, hàng triệu doanh nghiệp bị ảnh hưởng

Khoa học - Công nghệ

20/04/2021 18:10

Sớm nhất là vào tháng 5, các công ty hoạt động tại Mỹ phải được chính phủ nước này thông qua và cấp phép nếu muốn sử dụng các thiết bị hoặc dịch vụ công nghệ thông tin (IT) của Trung Quốc và các quốc gia "đối thủ" của Mỹ.

Theo Nikkei Asia, động thái mới nhất của Nhà Trắng có thể ảnh hưởng đến 4,5 triệu doanh nghiệp đang hoạt động. Qua đó, loạt quy định được đưa ra vào tháng Ba cho phép Mỹ theo dõi giao dịch mua hoặc sử dụng công nghệ của các công ty, cũng như ngăn chặn giao dịch có nguy cơ rò rỉ thông tin nhạy cảm. Bộ Thương mại Mỹ cũng đang chuẩn bị cung cấp giấy phép hoặc tiền thông quan nhằm giảm bớt gánh nặng cho giới kinh doanh.

Trước đây, giới chức Mỹ đã hạn chế giao dịch với các công ty công nghệ Trung Quốc. Tháng 8/2020, nước này ra lệnh cấm các cơ quan chính phủ mua thiết bị và dịch vụ của những doanh nghiệp sử dụng sản phẩm từ 5 công ty công nghệ Trung Quốc, bao gồm Huawei, ZTE, Hytera Communications, Hangzhou Hikvision Digital Technology và Dahua Technology.

vnreview-vn_2191033(1).jpg

Tuy nhiên quy định mới có sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều, nhắm đến các công ty có nguồn gốc từ những quốc gia được xem như "đối thủ nước ngoài" của Mỹ như Trung Quốc, Nga, Triều Tiên, Iran, Venezuela và Cuba. Đối mặt trước tình hình này, nhiều khả năng các tập đoàn Trung Quốc sẽ thành lập pháp nhân phụ trợ sao cho phù hợp với quy định chặt chẽ hơn.

Mặc dù không nêu đích danh cụ thể công ty nào, nhưng các doanh nghiệp "chịu sự quản lý và chỉ đạo" của những quốc gia kể trên đều nằm trong vùng ảnh hưởng của đạo luật lần này. Ngoài ra, không chỉ các công ty làm việc với chính phủ mà những bên tư nhân hoạt động tại Mỹ đều phải tuân theo quy định mới.

Bộ Thương mại Mỹ ước tính có khoảng 75% trong tổng số 6 triệu công ty sử dụng công nghệ nước ngoài, trong đó đã bao gồm các chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài tại Mỹ. Họ sẽ phải gửi thông tin báo cáo về bất kỳ thiết bị hay dịch vụ IT nào có vấn đề để đảm bảo chúng không gây ra "rủi ro không đáng có và không thể chấp nhận được".

Mặt khác, các công ty có quyền phản đối kết quả xem xét hoặc thực hiện các bước để giảm rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được. Nhưng ngược lại, những bên không tuân theo lệnh cấm hoặc thỏa thuận giảm nhẹ có thể phải đối mặt với án phạt dân sự hoặc hình sự.

Các quy tắc áp dụng cho một loạt công nghệ, bao gồm phần cứng và phần mềm được sử dụng trong cơ sở hạ tầng quan trọng và mạng viễn thông, cũng như trí tuệ nhân tạo và công nghệ điện toán lượng tử. Danh sách này cũng bao gồm nhiều dịch vụ xử lý thông tin cá nhân, cùng với thiết bị giám sát như camera theo dõi có hỗ trợ internet, cảm biến và máy bay không người lái.

Theo đó, các doanh nghiệp sử dụng bộ định tuyến Trung Quốc trong mạng nội bộ, camera Trung Quốc trong nhà máy hay các dịch vụ đám mây của Trung Quốc để xử lý dữ liệu khách hàng có thể đối mặt với sự chú ý từ phía Nhà Trắng.

Tuy nhiên, các quy định mới lại gây khó khăn cho giới kinh doanh khi có thể mất đến 10 tỷ USD mỗi năm để chi cho việc tuân thủ, theo những phân tích và ước tính mà các chuyên gia kinh tế đưa ra. Phòng Thương mại Mỹ thấy được điều này nên đã thúc giục Washington trì hoãn thực hiện vì sự thiếu rõ ràng và gánh nặng mà xã hội gặp phải.

Khả năng bảo vệ chống rò rỉ của các biện pháp này cũng đã được đặt ra. Các chuyên gia khuyến khích các công ty cần đánh giá mức độ rủi ro và nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang cố vấn pháp lý hay các công ty tư vấn để nhận định vấn đề.

Được biết, bộ quy tắc hành xử mới được công bố lần đầu vào năm 2019 dưới thời chính quyền Trump. Và cho đến nay, Tổng thống Joe Biden đã để chúng có hiệu lực.

NGỌC ĐIỆP
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement