Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỹ cần một liều thuốc để cứu nền dân chủ?

Kinh tế thế giới

17/06/2020 10:39

Mỹ từ lâu đã trở thành cứ điểm của chế độ dân chủ, thúc đẩy dân chủ toàn thế giới. Hiện tại, nền dân chủ ấy đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Hãy tưởng tượng: Một đất nước đang bốc cháy. Các cộng đồng thiểu số và các đồng minh của họ đang đổ ra các thành phố lớn để phản đối sự bất bình đẳng và lạm dụng nhân quyền. Tổng thống là một kẻ mị dân gây chia rẽ, công khai ủng hộ bạo lực chống lại những người chỉ trích ông ta trong một nỗ lực bất cần đạo lý nhằm củng cố sự ủng hộ vốn đang suy yếu của mình.

Truyền thông, từng là một tổ chức được tôn trọng, đã bị cuốn vào “những làn đạn thực sự”, có nguy cơ ngừng hoạt động và bị tấn công. Và cảnh sát không còn được tôn trọng và không còn được coi như những người bảo vệ luật pháp, thay vào đó họ bị coi là mối đe dọa đối với sự an toàn của người dân.

Xe cảnh sát bị đốt trong cuộc biểu tỉnh ở Atlanta, Georgia, ngày 29/5. Ảnh: Reuters
Xe cảnh sát bị đốt trong cuộc biểu tỉnh ở Atlanta, Georgia, ngày 29/5. Ảnh: Reuters

Những làn khói có thể được nhìn thấy ở thành phố thủ đô; các tòa nhà chính phủ và khu vực lân cận bị vẽ chằng chịt, trong khi trụ sở cảnh sát bị đốt cháy; các cửa hàng bị đập phá; còi báo động xe cảnh sát và cứu thương rú lên, trong khi trực thăng bay ù ù trên đầu; và lệnh giới nghiêm toàn thành phố được áp đặt.

Đây chính xác là kiểu đất nước mà Mỹ thường xuyên đầu tư hàng triệu USD để thúc đẩy nền dân chủ. Tuy nhiên, hiện giờ chúng ta không nói về Cộng hòa Dân chủ Congo hay Philippines hay Venezuela, mà nói về chính nước Mỹ. Điều trớ trêu, chính phủ Mỹ đang “than khóc” về loại chương trình hỗ trợ dân chủ mà họ thường xuyên thực hiện ở những nước đang phát triển.

Chắc chắn, những vết rạn nứt trong Di Truyền học (ADN) của nền dân chủ Mỹ không có gì mới. Và trong khi nghe chói tai, cái chết của George Floyd dưới đầu gối của một sĩ quan cảnh sát da trắng mặc đồng phục và sự bùng phát cơn tức giận sau đó cũng không phải là một cú sốc. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự bất bình đẳng, những vết rạn nứt ngày càng tăng giữa những người có và không có tài sản sở hữu, và một hệ thống chính trị hiển nhiên ủng hộ các chiến dịch tranh cử có các quỹ đặc biệt để bảo đảm chất lượng ứng cử viên lâu nay đã làm mờ nhạt vị thế dân chủ của Mỹ.

Và những lo ngại này đã không cụ thể hóa chỉ sau một đêm mà thay vào đó là kết quả không thể tránh khỏi của việc “nền dân chủ tự xưng hùng mạnh nhất thế giới” này từ chối nhận ra và giải quyết những thiếu sót của chính mình một cách chân thực. Thật vậy, Mỹ rất cần loại chương trình thúc đẩy dân chủ mà các nhà lãnh đạo của họ, thường dựa trên cơ sở lưỡng đảng, vốn từ lâu đã ủng hộ ở nước ngoài.

Sự tự mãn của các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ đã bám dễ rất sâu, khó có thể thay đổi, đặc biệt ở Washington, nơi tất cả thành phần các quan chức dường như thoải mái đến kỳ lạ khi chứng kiến sự xói mòn đều đặn của các quy tắc dân chủ của đất nước này.

Tòa nhà Quốc hội Mỹ. Ảnh: Sky News
Tòa nhà Quốc hội Mỹ. Ảnh: Sky News

Tình trạng bất ổn này là một sự cấu thành văn hóa sâu sắc có nguồn gốc từ khái niệm chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ. Theo quan điểm thế giới quan này, Mỹ được các công dân của mình miêu tả, hình dung và thường được cho là khác biệt cơ bản so với các đối tác toàn cầu của họ - thường theo cách đứng trên dư luận.

Xu hướng lý tưởng hóa nền dân chủ của Mỹ đã được củng cố bởi công việc của một số tổ chức phân tích các xu hướng dân chủ toàn cầu - chẳng hạn như tổ chức Freedom House - mà trong một thời gian dài đã "đóng khung" dự án của Mỹ như một hình mẫu dân chủ mà các nước khác cần noi theo. Mặc dù các tổ chức như Freedom House và các tổ chức khác gần đây đã nêu lên những lo ngại nghiêm trọng về quỹ đạo đi xuống của nền dân chủ Mỹ, cũng như sự phân nhánh toàn cầu của nó, nhưng điều này vẫn chưa thấm hoàn toàn vào ý thức quốc gia.

Kết quả này đã che giấu những sai sót cơ bản của nước Mỹ. Cụ thể, trong những năm qua, những thiếu sót này bao gồm sự thiệt thòi của các nhóm thiểu số về kinh tế và chính trị; sự thiếu tôn trọng nữ giới trong chức vụ được bầu; các quận bầu cử gian lận tạo ra một sân chơi chính trị không đồng đều; sự kích động bạo lực chính trị bởi các quan chức cực đoan; và ảnh hưởng méo mó của đồng tiền trong hoạt động chính trị.

Bối cảnh này giúp giải thích tại sao đã có một sự chấp nhận kỳ lạ đối với các tiến trình chính trị còn thiếu sót ở Mỹ, bao gồm cả các cuộc bầu cử. Ví dụ điển hình nhất là sự ủng hộ chính trị đối với Brian Kemp làm thống đốc bang Georgia năm 2018, bất chấp những bất thường rõ ràng và phân biệt đối xử có hệ thống của ông.

Kemp rõ ràng có cơ hội để khiến cuộc bầu cử trở nên khó khăn hơn đối với những người ủng hộ đối thủ của ông, đặc biệt là những người da màu, vốn ủng hộ đối thủ của ông là Stacey Abrams. Không có gì ngạc nhiên, chỉ trong tuần qua, bang Georgia một lần nữa là tâm điểm của sự chỉ trích rộng rãi về cách xử lý khủng khiếp các cuộc bầu cử địa phương.

Thống đốc tiểu bang Georgia, ông Brian Kemp. Ảnh: Getty Images
Thống đốc tiểu bang Georgia, ông Brian Kemp. Ảnh: Getty Images

Bất chấp những thiệt hại mà những quá trình bị bác bỏ như vậy gây ra cho nền dân chủ, các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ đã tích cực chống lại nhau để ngăn chặn cải cách. Thực tế, HR1, một cái tên rất thông minh đặt cho Đạo luật Nhân dân được thông qua ở Hạ viện năm 2019 - và sẽ mở rộng quyền tiếp cận hòm phiếu, giảm ảnh hưởng của đồng tiền trong hoạt động chính trị và củng cố các quy tắc đạo đức cho công chức - đã bị Thượng viện chặn lại là một minh họa hoàn hảo cho tình trạng khó khăn này.

Lãnh đạo Thượng viện thuộc đảng Cộng hòa Mitch McConnell đã công khai nhạo báng dự luật và tuyên bố sẽ không cho phép bỏ phiếu về nội dung của dự luật này. Đây rõ ràng là một loại hành vi chống dân chủ mà chính phủ Mỹ thường lên án ở nước ngoài.

Tổng thống Donald Trump - một nhà lãnh đạo giỏi về hùng biện, nhưng trên thực tế lại vi phạm các nguyên tắc cốt lõi của nền dân chủ và nhân quyền - đã giúp đẩy nhanh sự tụt lùi của Mỹ. Tuy nhiên, các nhà bình luận thường quá tập trung vào Trump như thể ông là người duy nhất làm suy giảm nền dân chủ của Mỹ. Trên thực tế, ông chỉ là một triệu chứng, chứ không phải là nguyên nhân của một hệ thống chính trị rạn nứt được đánh dấu bởi sự phân hóa và mất lòng tin ngày càng gia tăng trong nhiều năm qua.

Trước sự suy tàn rõ rệt của nền dân chủ Mỹ, điều đáng chú ý là trong những năm gần đây, chính phủ Mỹ đã dành nhiều thời gian, năng lượng và nguồn lực để cố gắng thúc đẩy “công việc dân chủ” ở nước ngoài thay vì trong nước.

Từ những khởi đầu khiêm tốn vào cuối những năm 1980, chi tiêu toàn cầu cho việc thúc đẩy dân chủ toàn cầu hiện được ước tính khoảng 8 đến 10 tỷ USD mỗi năm (mặc dù chi tiêu của Mỹ đã giảm trong những năm gần đây, ngay cả dưới thời chính quyền Obama). Rõ ràng, những khoản đầu tư này không phải là một điều tồi tệ khi được thực hiện một cách chiến lược và với sự tập trung lâu dài, các chương trình ủng hộ dân chủ là một cách chi tiêu hiệu quả để bảo vệ và nâng cao quyền và kế sinh nhai của hàng triệu người trên thế giới.

Người biểu tình phóng hỏa tòa nhà đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, Iraq hồi tháng 1/2020. Ảnh: Reuters
Người biểu tình phóng hỏa tòa nhà đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, Iraq hồi tháng 1/2020. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, hãy tưởng tượng các nhân viên tận tụy làm việc cho Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) trở về nước từ những nơi của họ ở các nước như Nigeria, Iraq, Afghanistan và Bangladesh- những nước hàng đầu nhận viện trợ dân chủ của Mỹ - để thực hiện công tác đánh giá bầu cử ở Bắc Carolina, Georgia và Wisconsin. Họ chắc chắn sẽ kết luận rằng rất nhiều dự án mà họ đã và đang thực hiện ở nước ngoài có thể giúp củng cố hệ thống chính trị Mỹ.

Trên thực tế, những gì Mỹ cần ngày nay là một chương trình đổi mới dân chủ, học hỏi từ những gì hiệu quả nhất trên thế giới. Điều này nên bao gồm các biện pháp tức thời được thiết kế để giảm nguy cơ bất ổn chính trị- và bạo lực tiềm tàng - xung quanh cuộc bầu cử vào tháng 11 tới và một quá trình cải cách dài hạn để xây dựng lại niềm tin vào hệ thống chính trị.

Thứ nhất, Mỹ cần một chương trình sự thật, công lý và hòa giải để giải quyết sự ngược đãi của cảnh sát và các lực lượng an ninh liên quan đối với các nhóm sắc tộc thiểu số. Ở những nước như Nam Phi, nơi chế độ phân biệt chủng tộc làm trầm trọng thêm tình trạng chia sẽ sắc tộc, các chương trình như này vừa thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, vừa bắt đầu xác định những cải cách tiếp theo cần thiết cho các nước để tiến lên phía trước.

Một cách lý tưởng, sáng kiến này sẽ trùng khớp với một hiệp ước hòa bình được các chính đảng chấp nhận, họ sẽ cam kết tuân thủ các nguyên tắc dân chủ và không kích động bạo lực trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Cách tiếp cận này, ví dụ, đã có hiệu quả trong việc ngăn chặn bạo lực chính trị trong các cuộc bầu cử ở Guatemala.

Năm 2016, bầu cử tại bang New Hampshire đã gặp một số vấn đề. Ảnh: AFP
Năm 2016, bầu cử tại bang New Hampshire đã gặp một số vấn đề. Ảnh: AFP

Thứ hai, rõ ràng là cần có những cải cách bầu cử lớn để chấm dứt gian lận bầu cử và để ngăn chặn sự cấm đoán cử tri. Như Trung tâm Tư pháp Brennan và Trung tâm vì sự Tiến bộ nước Mỹ đều đã được ghi nhận, thập kỷ qua đã chứng kiến một loạt nỗ lực có mục tiêu để cấm đoán các nhóm thiểu số bỏ phiếu.

Điều này thường được chứng minh dựa trên cơ sở rằng đó là một cải cách dân chủ rất cần thiết, nhưng trên thực tế, loại gian lận cử tri này hiếm khi là một vấn đề đáng kể ở Mỹ, bất chấp những tuyên bố của các lãnh đạo đảng Cộng hòa và Trump. (Trên thực tế, ví dụ gần đây nhất được ghi nhận về gian lận hoàn toàn liên quan đến nỗ lực can thiệp vào lá phiếu của một thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện Bắc Carolina, người đã từ chức sau các cáo buộc).

Cuộc bầu cử vào tháng 11 tới là quá sớm để đưa ra những cải cách thực sự có hệ thống, nhưng nó có thể giảm thiểu một số bất đồng. Ví dụ, các chiến dịch bỏ phiếu được tài trợ tốt và có mục tiêu ở các quốc gia như Bờ Biển Ngà, đã thành công đáng kể trong việc tăng tỷ lệ đăng ký của các cộng đồng bị tước quyền trong lịch sử như dân tộc thiểu số, phụ nữ và thanh niên.

Mỹ có lịch sử các chiến dịch “đăng ký bầu cử”, nhưng trong năm 2020, những điều này cần phải toàn diện hơn và kết nối với những nỗ lực hiện có của các chính quyền bang để giảm chi phí bỏ phiếu, lý tưởng nhất là nên bao gồm đăng ký bầu cử tự động hoặc đăng ký cùng ngày vốn đã được triển khai tại 16 bang và Quận Columbia.

(Nguồn: TTXVN)

Việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội với mục đích ly gián, các cuộc tấn công bè phái bằng tất cả các hình thức truyền thông cần phải chấm dứt, bắt đầu từ Tổng thống Trump. Ảnh: Internet
Việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội với mục đích ly gián, các cuộc tấn công bè phái bằng tất cả các hình thức truyền thông cần phải chấm dứt, bắt đầu từ Tổng thống Trump. Ảnh: Internet

Và cuối cùng, việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội với mục đích ly gián và các cuộc tấn công bè phái bằng tất cả các hình thức truyền thông cần phải chấm dứt, bắt đầu từ chính Trump. Các quan chức Mỹ gần đây đã đưa ra quyết định kiểm tra công khai các dòng tweet sai lệch của Trump, và hãng Snapchat cũng áp dụng các điều khoản dịch vụ của họ đối với sự kích động của Trump.

Ở Kenya, sau bạo lực bầu cử dữ dội vào năm 2007, một chương trình đào tạo “báo chí hòa bình” đã được giới thiệu để khuyến khích các chuyên gia suy nghĩ về hậu quả của những tuyên bố của họ.

Tất nhiên, điều này phải được thực hiện một cách cẩn thận để không dẫn đến sự kiểm duyệt lớn hơn, nhưng cùng với các chiến dịch xóa mù chữ kỹ thuật số rộng rãi - nên được dạy trong các trường học cũng như trên sóng phát thanh- nó có thể giúp làm giảm sự lan truyền của thông tin sai lệch. Cùng với việc giám sát các phương tiện truyền thông một cách thận trọng và truy tố những người liên quan đến các phát ngôn kích động hoặc thù địch, điều này có thể làm giảm nguy cơ bất ổn bầu cử.

AN LY (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement