Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lần đầu tiên giảm lợi nhuận sau 6 năm, Thế Giới Di Động tìm đường về nông thôn

Chứng khoán

31/07/2020 00:20

MWG lần đầu ghi nhận lợi nhuận 6 tháng giảm so với cùng kỳ, sau 6 năm lên sàn. Sắp tới, ông Nguyễn Đức Tài sẽ 'đánh mạnh' thị trường tỉnh.

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa công bố báo cáo tài chính và tình hình kinh doanh quý II/2020 cùng 6 tháng đầu năm. Sau một loạt trang báo cáo khả quan, ở kỳ báo cáo lần này MWG đã bộc lộ không ít điểm đáng ngại.

Lần đầu tiên giảm lợi nhuận sau 6 năm

Báo cáo tài chính quý II/2020 ghi nhận doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của MWG đạt 26.285 tỷ đồng. Mức này giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ nhưng lại giảm tới 10,5% so với quý I/2020.

Giá vốn bán hàng vẫn giữ ở mức cao, chiếm 78% doanh thu, khiến lợi nhuận gộp chỉ có 5.770 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp của MWG trong quý II/2020 là 22%, có cải thiện so với quý trước đó và tăng tới 4,15% so với cùng kỳ năm 2019.

Lợi nhuận sau thuế của MWG trong quý II/2020 là 894 tỷ đồng, giảm tới 21% so với quý I và giảm 17% so với năm trước.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 55.639 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ. Thế nhưng, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 2.027 tỷ đồng, tức giảm 4% so với cùng kỳ năm 2019. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành 51% kế hoạch doanh thu và 59% kế hoạch lãi ròng cả năm. 

Như vậy, đây là lần đầu tiên trong 6 năm qua kể từ khi mã cố phiếu MWG niêm yết trên sàn chứng khoán, doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài có lợi nhuận 6 tháng đầu năm sụt giảm so với cùng kỳ.

Theo tờ giải trình của HĐQT, kể từ quý II năm nay, MWG chịu ảnh hưởng rõ rệt của đại dịch COVID-19, đặc biệt là sự gián đoạn hoạt động tại hàng trăm cửa hàng trong tháng 4/2020 để phối hợp chống dịch theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước.

“Việc đóng cửa gần 30% số cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh trong thời gian này là một bất lợi cho hoạt động kinh doanh của MWG trong năm 2020 do đây là tháng cao điểm hàng năm”, đại diện công ty này nêu rõ.

Trong buổi tiếp xúc cổ đông hồi đầu tháng 5/2020, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài cho biết, MWG sẽ điều chỉnh kế hoạch kinh doanh theo chiều hướng giảm trước tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến nền kinh tế và sức mua. Ông tiết lộ, ban điều hành sẽ nỗ lực bảo vệ doanh thu nghìn tỉ và bảo vệ tối thiểu 80% trạng thái lợi nhuận của năm ngoái.

“Công ty sẽ không bị lỗ, không bị sụt giảm đáng kể về kết quả kinh doanh. Trong bối cảnh các công ty khác đang đứng hình, đang mệt mỏi vì dịch bệnh thì chúng tôi vẫn có sẽ lợi nhuận, vẫn ở con số nhiều nghìn tỉ đồng”, ông Tài tự tin.

Máy lạnh, laptop, thực phẩm là “con cưng”

Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh khách hàng đang thắt chặt chi tiêu do ảnh hưởng của dịch bệnh, Ban lãnh đạo MWG đã chủ động đa dạng hóa danh mục sản phẩm với nhiều lựa chọn về nhãn hàng và mức giá hợp lý để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Công ty cũng đang đẩy mạnh nhóm sản phẩm có biên lợi nhuận gộp tốt như gia dụng, phụ kiện, đồng hồ, thực phẩm và hàng tiêu dùng. Nhờ đó, biên lợi nhuận gộp lũy kế 6 tháng đầu năm đạt ở mức cao, giúp MWG bù đắp được tỷ lệ chi phí vận hành đang tăng lên do tỷ trọng đóng góp doanh thu của chuỗi Bách Hoá Xanh ngày càng lớn.

Doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài thừa nhận, đã phải rất nỗ lực mới duy trì được biên lợi nhuận ròng lũy kế 6 tháng ở mức 3,6%. 

Theo ngành hàng, lũy kế 6 tháng đầu năm nay, nhóm sản phẩm gia dụng và điện lạnh tiếp tục duy trì mức tăng trưởng doanh thu dương so với cùng kỳ. Kết thúc mùa cao điểm máy lạnh, doanh thu riêng tháng 6/2020 của MWG giảm 8% so với cùng kỳ do sức cầu tiêu thụ các sản phẩm điện tử tiêu dùng bắt đầu bị ảnh hưởng rõ rệt.

Với chuỗi điện máy, nhóm ngành điện lạnh là chủ lực và máy lạnh được xem là “con cưng” hàng đầu. Trước kỳ nắng nóng năm nay, CEO Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, Đoàn Hiểu Em, đặt kỳ vọng sẽ có trên 1 triệu chiếc máy lạnh được tiêu thụ trong năm nay, đem về doanh số 800 - 1.000 tỷ đồng.

Điện máy, nhất là máy lạnh, tiếp tục là
Điện máy, nhất là máy lạnh, tiếp tục là "con cưng" của MWG. Ảnh: Tất Đạt

Chuỗi Thế Giới Di Động tiếp tục tập trung vào laptop và smartwatch. Doanh số máy tính xách tay tăng mạnh 95%. Ngành hàng đồng hồ mang về hơn 620 tỷ đồng với sản lượng bán ra hơn 400.000 chiếc, bao gồm cả đồng hồ thời trang và đồng hồ thông minh, trong nửa đầu năm nay. 

Như thường lệ, “máy in tiền” của MWG vẫn là Bách Hoá Xanh. Doanh số từ thực phẩm và hàng FMCGs tăng gấp 2,3 lần so với 6 tháng 2019, đóng góp 17% vào tổng doanh thu.

Theo CEO Bách Hoá Xanh Trần Kinh Doanh, từ trước hay sau dịch, chuỗi này vẫn đeo đuổi chiến lược tập trung mở rộng mạng lưới ở khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Thay vì bành trướng tràn lan như trước, chuỗi bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng này xác định, từ đây đến cuối năm, có đến 700-800 cửa hàng mới và chỉ tập trung từ Đà Nằng trở vào.

“Vùng đất mở rộng chỉ dừng lại ở đó thôi, để đảm bảo mật độ cửa hàng dày lên đủ hiệu quả để các trung tâm phân phối hoạt động và hỗ trợ tốt”, ông Doanh giải thích. Về kế hoạch Bắc tiến, chuỗi này xác định chỉ thực hiện khi quy trình vận hành thật sự hiệu quả và phải vượt qua điểm hoà vốn để có lời.

Dẹp Điện Thoại Siêu Rẻ, tập trung thị trường tỉnh

Trong 6 tháng đầu năm, MWG đã tăng thêm 26 cửa hàng Điện Máy Xanh, phần lớn do chuyển đổi từ cửa hàng Thế Giới Di Động. Đáng chú ý, cuối tháng 6/2020, “đế chế” bán lẻ này đã quyết định đóng toàn bộ các cửa hàng Điện Thoại Siêu Rẻ do chưa đạt được hiệu quả kinh doanh như kỳ vọng.

Tuy nhiên, phía ông Nguyễn Đức Tài vẫn cho rằng, thử nghiệm này mang lại nhiều giá trị cho MWG. Qua đó, công ty này đã có nhiều cải tiến trong quy trình vận hành cửa hàng, hoàn thiện các công cụ, ứng dụng để tăng năng suất lao động của nhân viên, tiết giảm chi phí nhân sự đáng kể để triển khai cho toàn hệ thống Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh.

“Đây cũng là tiền đề cho mô hình Supermini Điện Máy Xanh với diện tích nhỏ (120-150m2), cung cấp khoảng 60% danh mục các sản phẩm điện thoại - điện máy cơ bản, với đầy đủ các dịch vụ hậu mãi, hướng đến phục vụ khách hàng ở khu vực nông thôn, đi sâu vào những tuyến huyện - xã chưa có sự xuất hiện cửa các cửa hàng điện máy hiện đại”, đại diện MWG nói.

Trong tổng số 1.486 cửa hàng Bách Hoá Xanh tại thời điểm cuối tháng 6/2020, chuỗi có 999 cửa hàng ở khu vực tỉnh, chiếm 67% tổng số cửa hàng. Tỷ lệ này tăng khá nhiều so với mức 36% của cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ cửa hàng tỉnh của chuỗi này tiếp tục ở mức đáng mơ ước cho các hệ thống bán lẻ thực phẩm khác. Riêng tháng 6/2020, Bách Hoá Xanh đã khai trương thêm 121 cửa hàng. Trung bình mỗi ngày, chuỗi này mở mới 4 cửa hàng.

MWG xác định, trong các tháng gần đây, mục tiêu của Bách Hoá Xanh là mở rộng mạnh mẽ, tăng cường độ phủ dày đặc nhằm nhanh chóng cải thiện công suất phục vụ của các trung tâm phân phối ở khu vực tỉnh. Điều này khiến doanh thu bình quân tính cho mỗi cửa hàng giảm về mức 1,1 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, đại diện MWG còn giải thích Bách Hoá Xanh cũng đang chịu ảnh hưởng nhất định do mùa mưa từ tháng 6 tác động tới nguồn cung thực phẩm và tình hình tiêu thụ hàng hóa vào các khung giờ cao điểm, thường là buổi chiều tối.

Trong báo cáo tài chính quý II/2020, MWG ghi nhận thêm 2.564 tỷ đồng lỗ từ Công ty Cổ phần Bán lẻ An Khang. Luỹ kế đến cuối tháng 6/2020 sau hơn hai năm về chung nhà, MWG đã phải bù lỗ cho chuỗi nhà thuốc An Khang lên tới 8.138 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Tài không đầu tư thêm vào chuỗi này trong đợt báo cáo vừa qua. Trừ đi khoản lỗ trên, MWG còn lại khoản tiền 53.899 tỷ đồng trong nhà thuốc An Khang.

Thời gian trước, chuỗi nhà thuốc này còn vướng phải bê bối bán hàng giả. Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Rockman đã bị Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế dừng lưu hành. Công ty CP Nori Organic, đơn vị phân phối cũng khẳng định đã thu hồi toàn bộ sản phẩm này trên thị trường. Thế nhưng sản phẩm này vẫn được bày bán tại quầy hàng và trên trang web của hệ thống nhà thuốc An Khang.

So với các đối thủ, An Khang hụt hơi và dần bị MWG “bỏ rơi”. Chuỗi này hiện chỉ hoạt động tại TP.HCM với 18 nhà thuốc. Trong khi đó, chuỗi nhà thuốc Long Châu của FPT Retail đã mở rộng lên 142 cửa hàng trên toàn quốc.

Chuỗi Pharmacity cũng đang cật lực mở cửa hàng thứ 420, trong tháng rồi, có ngày chuỗi này khai trương đến 5 cửa hàng cùng lúc. Đến cuối năm, Pharmacity muốn có hơn 600 trên toàn quốc.

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement