Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Làm thế nào từ kẻ 'khố rách áo ôm' trở thành triệu phú?

Quản trị

29/04/2017 08:02

Trong thế giới hiện nay, nhiều người xuất thân thuộc tầng lớp thấp hoặc thậm chí là "khố rách áo ôm" đã thành công bằng nghị lực của mình để trở thành những triệu phú giàu có.

Khi thành công, những doanh nhân không hề quên quá khứ "khố rách áo ôm" của mình và họ đang hành động nhiều cách để giúp mọi người vượt qua khó khăn của bản thân.

Hãy nghe 6 triệu phú từng có thời là kẻ "khố rách áo ôm" chia sẻ kinh nghiệm thành đạt của mình.

1. Khám phá niềm nỗi ám ảnh của bạn

Khi tôi còn bé, tôi vào một cửa hàng và đánh rơi mất 25 cent trong tay tôi. Nó rơi vào một cái cống và tôi không thể nào lấy lại nó. Tôi đã rất tức giận.

Ngay lập tức, bố tôi nói rằng tôi phải cẩn thận với số tiền mà mình có, ông tôi thì lại nói, "Không phải vấn đề khi cháu mất 25 cent, mà vấn đề là cháu đánh mất 25 cent duy nhất mà cháu có".

Nguyên tắc tương tự cũng đúng với nhiều người ngày nay. Điều buồn cười là khi 12 tuổi tôi có nhiều tiền hơn khi lên 25 tuổi. Tôi đã bị phá sản - tôi là một con nghiện - và phải đưa vào trại cai nghiện. Hôm nay, tôi là một triệu phú và số tiền tôi kiếm trong 1 ngày nhiều hơn số tiền thời trai trẻ tôi kiếm trong 1 năm. Đó là bởi vì tôi tự cho phép mình vì ám ảnh về sự thành công.

Khi tôi thực sự biết mình bị ám ảnh về sự giàu có, danh tiếng muôn đời và muốn tạo ra một di sản cho thế hệ tiếp theo thì tôi cảm nhận thế giới theo cách khác biệt và hành động khác biệt đi.

Nỗi ám ảnh là của bạn là công cụ có giá trị duy nhất khiến bạn xây dựng một cuộc sống mà bạn mơ ước.

Thật không may, hầu hết mọi người không tìm thấy được sự ám ảnh của bản thân vì họ được dạy rằng phải tiêu diệt những ám ảnh ấy khi còn bé.

Hãy tìm một thứ gì đó mà bạn ám ảnh, bất cứ điều gì và ôm hôn nó - Grant Cardone, chuyên gia bán hàng hàng đầu, người điều hành một đế chế kinh doanh 500 triệu USD và là tác giả của cuốn sách bestseller "Bị ám ảnh hay mãi ở mức trung bình".

2. Thích nghi với thực tế mới

Khi thị trường đi xuống hồi 2007 đến 2009, tôi đã tập trung vào cách phục vụ khách hàng trong thực tế mới này. Tôi thích nghi với điều kiện thị trường. Tôi tăng gấp đôi doanh thu nhờ giúp các khách hàng chuyển đổi cách kinh doanh của họ. Tôi đã giúp họ từ cách kinh doanh bán lẻ truyền thống (bán và rao giá) đến một cách tiếp cận đa dạng, khi họ làm việc với các ngân hàng để bán những căn nhà do ngân hàng sở hữu và bán hàng nhanh. Nhờ việc bán đi một số lượng lớn nhà trong thời kỳ khủng hoảng, doanh nghiệp đã sống sót.

Chúng tôi cũng hỗ trợ khách hàng bằng cách kết nối họ với những người mà chúng tôi biết là sẽ giúp họ trong công việc giao dịch với ngân hàng. Chúng tôi cũng giúp họ hướng đến đúng mục đích và yêu cầu để thành công trong sân chơi mới này.

Tôi đã thuê những nhà văn xuất sắc nhất như Laura Morton để viết một cuốn sách với tôi và đặt một tầm nhìn rằng cuốn sách này sẽ giúp mọi người vượt qua thời kỳ khó khăn, cung cấp thông tin giá trị và tạo ra nhận thức. Tôi thậm chí còn tổ chức một hội nghị thượng đỉnh của giới chúng tôi - Success Summit - và đấu giá để giúp nhiều người hơn.

Tôi đã đi qua tất cả những việc để phục hồi và thích nghi với thời điểm khó khăn, tạo ra nhiều mối quan hệ, mang lại nhiều giá trị hơn và thành người sớm chấp nhận các kênh truyền thông xã hội. Điều đó tạo nên sự khác biệt trong kinh doanh của tôi - Tom Ferry, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Tom Ferry International, huấn luyện viên bất động sản hàng đầu của Swanepoel Power 200, tác giả của bestseller "Life! By Design"

3. Sự tất bật không phải là câu trả lời

Có một dạo, tài khoản ngân hàng của tôi chỉ có 47 USD, không bằng đại học, không xe hơi, không việc làm và không có bất kỳ một tương lai nào.Tuy nhiên, sách và các cố vấn như Mike Stainback người đã cho tôi một công việc và dạy tôi về tài chính đã kéo tôi ra khỏi thời kỳ đó.

Dù vậy, sau đó tôi vẫn cảm thấy mình bị mắc kẹt. Tôi đã làm việc chăm chỉ hơn và nhiều hơn nhưng không thấy được sự thành công tăng lên ngoài việc có một khoản lương thường xuyên. Đó là bởi vì trong thực tế cần phải làm việc thông minh hơn, chứ không phải làm nhiều hơn và phải làm việc đúng số lượng tại thời điểm thích hợp. Làm việc chăm chỉ không phải là cách để thành công.

Một trong những lý do khiến tôi bị mắc kẹt trong thời gian dài là tôi tin rằng làm việc chăm chỉ sẽ giúp tôi nhanh chóng có thành công. Điều đấy là sai. 10 người giàu nhất hành tinh này không phải là những người lao động cần mẫn nhất. Họ làm việc 1 giờ bằng người khác làm trong 100 giờ.

Nhưng câu chuyện thành công - như Bill Gates và Warren Buffett - luôn có những người giúp họ tiết kiệm thời gian làm việc bằng cách cho họ thấy cách rút ngắn thời gian làm việc. Giống như một chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu có thể di chuyển quãng đường xa hơn với số nhiên liệu ít hơn - Tai Lopez, nhà đầu tư và cố vấn cho nhiều doanh nghiệp triệu USD.

4. Thoát khỏi đống tro tàn

Năm 2007, tôi mất cả cha và mẹ trong một tấn bi kịch. Tôi không biết làm thế nào để thoát khỏi nỗi buồn nên tôi dồn hết sức cho công ty MavenWire mà mình mới thành lập.

Chúng tôi ‘đặt cược’ một khoản tiền khổng lồ vào hệ thống lưu trữ của mình, dựa trên hợp đồng với một công ty khác. Đến năm 2008, công ty đó tuyên bố phá sản và tôi phải đối mặt với hàng trăm ngàn đôla tiền nợ cá nhân mà tôi không thể trả nổi.

Tôi đã làm việc hơn 100 giờmỗi tuần, thấy các mối quan hệ của mình ngày càng biến mất, và nhận thấy sự sụp đổ tài chính bắt đầu xảy ra: khách hàng ồ ạt rút tiền ra và không có hợp đồng mới. Khi công ty sụp đổ, tôi thấy bản thân mình như là một kẻ thất bại. Tôi không thể tìm ra được lối thoát. Tôi bắt đầu lái chiếc môtô của mình một cách liều lĩnh - theo đúng nghĩa đen là mạo hiểm mạng sống của mình. Tôi cảm thấy trống rỗng và thiếu thốn vô cùng.

Nhìn thấy tôi như vậy, một người bạn rủ tôi tham gia cùng một nhóm thám hiểm được gọi là The Adventurists, lúc đó họ đang dự định đi đến Mông Cổ. Một vài tháng sau, tôi với hai người bạn lái một xe cứu thương vượt 10.000 dặm từ Vương quốc Anh tới Mông Cổ. Cuộc hành trình này mất gần hai tháng. Trên đường đi, tôi đã tìm lại bản thân mình. Tôi bắt đầu biết tôi là ai, tôi muốn gì, ai sẵn sàng giúp sức cho tôi và làm thế nào để tôi có thể tạo ra sự khác biệt.

Bằng cách cho phép công ty của tôi tồn tại mà không có tôi, nó bắt đầu phát triển và vượt xa những gì tôi mong đợi. Điều đó đã dẫn tới giai đoạn thành công nhất của đời tôi và tôi có mọi thứ mình muốn. Tôi chia sẻ điều này với bạn bởi vì trong cuộc sống của chúng ta, bạn sẽ không bao giờ phải bước đi một mình - Chris Plough là diễn giả, nhà cố vấn và đồng sáng lập của chương trình đào tạo ExponentialU.

5. Phải luôn đấu tranh để tồn tại

Cha tôi làm việc trong lĩnh vực xây dựng và hay bị sa thải do tình trạng thiếu việc làm. Khoảng thời gian ấy tương đối khó khăn nhưng chúng tôi không bao thiếu ăn, thiếu mặc. Mọi thứ lẽ ra đã có thể tồi tệ hơn rất nhiều.

Trong giai đoạn khủng hoảng năm 2008, tôi không thể bán nổi dù chỉ một bao mùn cưa cho khách hàng. Mọi người không ai muốn chi tiền để thiết kế lại vườn tược. Ngôi nhà tôi ở đang rơi vào tình trạng bị tịch thu, và một ngày kia ngân hàng tịch thu lại xe của tôi vào giữa đêm.

Tôi nợ 80.000 USD trong thẻ tín dụng, và còn nhiều khoản nợ khác nữa. Điện thoại và điện thì cũng bị ngắt dịch vụ vài lần. Nhưng tôi vẫn tiếp tục tiến lên. Dù thế nào đi nữa, tôi không muốn mất ngôi nhà nơi chúng tôi đang sinh sống. Tôi không bao giờ bỏ cuộc, và chấp nhận những hợp đồng với lợi nhuận thấp hơn.

Tôi đã có lúc phải làm việc cho một người khác trong 1 năm để nuôi sống bản thân và gia đình. Phải từ bỏ sự nghiệp của mình để phục vụ cho giấc mơ của người khác là không vui, nhưng nếu không làm gì thì còn xấu hổ hơn. Phải mất gần 7 năm để tôi có thể phục hồi, nhưng bây giờ mọi thứ đã tốt hơn bao giờ hết. Đừng bao giờ bỏ cuộc, hãy luôn luôn theo đuổi đến cùng - Steve Griggs, người sáng lập kiêm CEO của công ty thiết kế nhà Steve Griggs Design.

6. Không nên hành động một mình

Vào năm 2014, tôi đã phạm sai lầm khi mở rộng hoạt động kinh doanh quá nhanh. Tôi đã không có hệ thống và quy trình cần thiết để điều hành và thay đổi quy mô doanh nghiệp. Tôi đã phải tiêu hàng ngàn USD tiền tiết kiệm cá nhân để trang trải chi phí của công ty.

Tôi không thể mua quà Giáng Sinh cho người yêu của mình, thưởng cho nhân viên hoặc trả lương cho bản thân. Tôi nói với nhóm của tôi rằng chúng tôi cần phải đóng cửa và để mọi người ra đi, hoặc là phải tìm ra một kế hoạch để thoát khỏi tình trạng hỗn độn này.

Đó là khoảng thời gian đáng sợ và tủi nhục nhất trong cuộc đời tôi. Tôi nhận ra tôi cần phải biết tin tưởng và dựa vào người khác nếu tôi muốn đạt được bất cứ điều gì có ý nghĩa.

Tôi đã vượt qua được giai đoạn khủng hoảng, từ chỗ mắc nợ trong ngân hàng đến lúc có hơn 500.000 USD trong tài khoản vào năm 2015. Đến năm 2016, tôi đã thành lập một công ty tư vấn để giúp đỡ người khác thoát khỏi nghịch cảnh như tôi đã từng mắc phải, và phát triển các dịch vụ thể hình của riêng họ.

Chúng tôi đã có doanh thu lên tới hơn 1,6 triệu USD trong 12 tháng đầu tiên, và lẽ ra tôi đã không làm được gì nếu không có những người bạn bên cạnh. Không ai có thể làm được chuyện ý nghĩa nếu chỉ bước đi một mình - AJ Rivera, doanh nhân kiêm nhà tư vấn kinh doanh.

T.H
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement