Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV: Đại biểu Quốc hội bức xúc về tình trạng vay nóng qua app

Chính sách - Hạ tầng

03/11/2020 10:31

Phát biểu tại phiên thảo luận vào sáng 3/11, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đưa 3 ba kiến nghị để giảm tình trạng vay nóng qua app.

Phát biểu về tình trạng cho vay qua app điện thoại, Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng tình trạng này là đáng báo động. Thời gian gần đây có rất nhiều nạn nhân chỉ vay vài triệu đồng nhưng phải trả hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Thủ đoạn của những kẻ cho vay cũng khá tàn nhẫn: đe dọa, khủng bố nạn nhân và người thân của nạn nhân...Thực tế có nhiều người không chịu đựng được áp lực đã chọn cách tự tử...

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy.

Từ thực tế đó, ĐB Nguyễn Thị Thủy đưa ra 3 kiến nghị:

- Kiến nghị Bộ Công an kịp thời cung cấp cho người dân những thủ đoạn của các đối tượng cho vay nặng lãi qua App, kịp thời xử lý những trường hợp này để người dân an tâm.

- Đề nghị Quốc hội xem xét những vấn đề còn vướng mắc để sửa đổi các quy định, luật người dân có thể dễ đàng tiếp nguồn vốn.

 - Đề nghị Ngân hàng nhà nước xét giảm các thủ tục pháp lý để người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn...

Lịch làm việc của kỳ họp thứ 10, QH khóa XIV

Theo chương trình kỳ họp thứ 10, ngày 3/11, Quốc hội sẽ thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2021 (trong đó có thảo luận một số nội dung liên quan các vấn đề về an ninh nguồn nước, quản lý an toàn hồ, đập và phát triển điện lực; báo cáo kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng).

Quốc hội cũng thảo luận về kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020: phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn; kết quả thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Cùng với đó, Quốc hội thảo luận về dự kiến mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các kế hoạch: đầu tư công trung hạn, tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Các đại biểu cũng sẽ thảo luận về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận, Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Chiều cùng ngày, từ 16 giờ 40, Quốc hội thảo luận về công tác nhân sự.Các ngày 4 và 5/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về: kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia; chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, Bản Mồng.

Thảo luận tại tổ ngày 1/11, ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá, Báo cáo kinh tế-xã hội được Thủ tướng Chính phủ trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 của Quốc hội rất sinh động, toàn diện, có minh chứng rõ ràng với những số liệu rất cụ thể và thuyết phục. Những kết quả đạt được có sự đóng góp rất quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với sự chỉ đạo, điều hành rất quyết liệt, sát sao, linh hoạt và nhạy bén.

Theo báo cáo của Chính phủ, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020.

Cả nước đã tập trung phòng chống, kiểm soát tốt dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện.

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, bình quân 6,8%/năm. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng 9 tháng vẫn đạt 2,12%, cả năm ước đạt 2 - 3%; là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới nhờ nội lực, tận dụng tốt các cơ hội và khả năng đa dạng hoá, thích ứng linh hoạt của nền kinh tế.

Quy mô GDP tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015 (theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, năm 2020 Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 ASEAN); GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD.

Năng suất lao động được cải thiện rõ nét, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (4,3%) và vượt mục tiêu đề ra (5%). Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) bình quân 5 năm đạt khoảng 45,2% (mục tiêu đề ra là 30 - 35%).

Mô hình tăng trưởng dần chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô, lao động giá rẻ, mở rộng tín dụng…, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.  Đồng thời, chúng ta tiếp tục duy trì và củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực biến động mạnh.

Cùng với đó, trong 5 năm qua, các đột phá chiến lược được tập trung thực hiện và đạt những kết quả tích cực. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả. Phát triển văn hoá, xã hội đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu được tăng cường và có những chuyển biến rõ nét. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên; cải cách hành chính chuyển biến tích cực, môi trường kinh doanh được cải thiện; phòng chống tham nhũng được quyết liệt chỉ đạo và đạt kết quả quan trọng

Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững; đối ngoại và hội nhập quốc tế được chủ động đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng.

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement