Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Không phải Phuket hay Bali, Phú Quốc mới là điểm đến lý tưởng hậu COVID-19

Chính sách - Hạ tầng

26/04/2021 08:13

Chính phủ đang kỳ vọng Phú Quốc sẽ là động lực nâng vị thế Việt Nam trong ngành du lịch khu vực và toàn cầu. Với Trung tâm giải trí nghỉ dưỡng Phú Quốc United Center, đây được kỳ vọng là động lực thúc đẩy ngành du lịch, dịch vụ hậu COVID-19.
news

Tờ SCMP miêu tả cảnh một buổi chiều tại Phú Quốc - hòn đảo lớn nhất Việt Nam, các cặp đôi và gia đình đang thư giãn trên ghế beanbag trong một quán bar ven biển, cùng ngắm mặt trời lặn.

Cách đó vài mét, trẻ em đang xây lâu đài cát và nô đùa với sóng. Cảnh tượng như vậy có vẻ quá xa vời trong bối cảnh COVID-19 đang hoành hành tại châu Á và châu Âu.

d8eea1a9-d8d8-4f11-ba2a-a0769c62cb81_26e1277d.jpg
Chính phủ đang kỳ vọng Phú Quốc sẽ là động lực nâng vị thế Việt Nam trong ngành du lịch khu vực và toàn cầu.

Nhưng đây là thực tế ở Việt Nam, nơi mà cuộc sống người dân gần như trở lại trạng thái bình thường, nhờ chiến lược chống dịch của Chính phủ, bao gồm cả việc đóng cửa biên giới, hầu như không cho khách du lịch đến kể từ tháng 3 năm ngoái, ngoại trừ công dân hồi hương, nhà đầu tư nước ngoài và doanh nhân.

Việt Nam đã ghi nhận khoảng 2.800 ca nhiễm và 35 ca tử vong liên quan đến COVID-19 cho đến nay.

73fae7fc-53fe-45d3-8955-9f2082d6f43d_932f7985.jpg
Hai cha con tắm biển trên đảo Phú Quốc. Ảnh: Sen Nguyễn.

Khi đất nước đang có xu hướng mở cửa, Chính phủ kỳ vọng Phú Quốc sẽ là động lực nâng vị thế Việt Nam trong ngành du lịch khu vực và toàn cầu.

Tháng 5/2020, các quan chức đã thảo luận về việc mở cửa một số hòn đảo nhất định, bao gồm Phú Quốc. Tháng trước, một số ý kiến cho rằng nên chọn Phú Quốc để khởi động dự án thí điểm "hộ chiếu vaccine".

Trong số hàng trăm dự án phát triển ở Phú Quốc, đáng chú ý là dự án "Trung tâm giải trí nghỉ dưỡng Phú Quốc United Center" của Tập đoàn Vingroup, siêu quần thể "không ngủ" đầu tiên của Việt Nam.

Ngay cả khi đang nói về việc nâng tầm quốc tế của Phú Quốc, hòn đảo này đã là một ví dụ điển hình về sự quá tải. Hòn đảo phía Tây Nam, có diện tích khoảng 567 km2 - khoảng 3/4 diện tích của Singapore- là nơi có những bãi biển, rạn san hô và thác nước đẹp như tranh vẽ.

Theo nghĩa đen, tên của nó có nghĩa là “đất nước màu mỡ” và hầu như bất cứ nơi nào bạn đến đều có cây xanh, với Vườn quốc gia Phú Quốc bao phủ hơn một nửa diện tích phía bắc của hòn đảo.

d917531f-fdb1-4a6b-b588-9a95cd2dc64a_6114a0af.jpg
Thác Suối Tranh ở Phú Quốc, Việt Nam

Tuy chưa có vị thế du lịch như Phuket của Thái Lan hay Bali của Indonesia, theo SCMP, lượng khách du lịch của Phú Quốc vẫn được đánh giá là đông đúc

Năm ngoái, hòn đảo này đã đón hơn 3,5 triệu lượt khách và đạt doanh thu khoảng 5,6 nghìn tỷ đồng (243 triệu USD). Năm 2019, Phú Quốc ghi nhận hơn 5,1 triệu lượt khách, tăng 27% so với năm trước. Hầu hết du khách là công dân Việt Nam.

Số lượng du khách gấp hàng chục lần dân số của Phú Quốc (146.000 người). Năm nay, Phú Quốc đặt mục tiêu thu hút 2 triệu khách du lịch nhờ các gói giảm giá.

Sự phát triển của ngành du lịch Phú Quốc

Đặng Minh Hùng, 27 tuổi, hướng dẫn viên du lịch kiêm quản lý tại một công ty du lịch có trụ sở tại TP.HCM, cho biết Phú Quốc là điểm đến quen thuộc đối với khách hàng của anh, phần lớn là lao động trung lưu Việt Nam trong độ tuổi 20 và 40.

Tính đến tháng 6 năm ngoái, Phú Quốc có khoảng 321 dự án phát triển, với tổng vốn đăng ký 340 nghìn tỷ đồng, theo số liệu Tổng cục Du lịch. Phú Quốc cũng được kỳ vọng sẽ trở thành "trung tâm du lịch và nghỉ dưỡng chất lượng cao của cả nước, khu vực và thế giới".

Thông tin từ Vingroup, tập đoàn lớn nhất của đất nước nhằm đưa hòn đảo này trở thành một ''điểm đến quốc tế mới ở châu Á”.

Kể từ khi chính thức khai trương, khu phức hợp Phú Quốc United Centre mở ra cánh cổng vào "một thế giới khác" với những mô hình như bảo tàng gấu Teddy, kênh đào theo mô hình Venice, các tác phẩm nghệ thuật châu Âu, người mẫu mặc trang phục lễ hội mang đến cơ hội chụp ảnh cho du khách, cùng với một khu nghỉ dưỡng 24/7, dịch vụ giải trí, ăn uống và các tiện ích cao cấp khác.

d69c6de0-3551-4056-a5c1-99fc0040a36b_932f7985.jpg
Kênh đào ven sông tại Phú Quốc United Center, một dự án phát triển của tập đoàn lớn nhất Việt Nam Vingroup. Ảnh: Sen Nguyễn

Dự án có quy mô hơn 1.000 ha, là dự án mới nhất của Vingroup tại khu vực phía Bắc đảo, bao gồm công viên giải trí và công viên bảo tồn động vật bán hội và các tiện ích khác.

Thống trị phía Nam là Tập đoàn Sun Group, nhà phát triển bất động sản và nhà điều hành du lịch Việt Nam, đã điều hành khu phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp từ năm 2018.

Khu phức hợp có cáp treo ba dây không ngừng dài nhất thế giới. Công ty cũng vận hành khu nghỉ dưỡng 5 sao JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa, nơi tổ chức đám cưới của một cặp vợ chồng tỷ phú Ấn Độ vào năm 2019.

f223775b-3ef9-4d0b-ba1b-196b3936bb5d_b3ee84ec.jpg

Những giải pháp thúc đẩy phát triển

Soline Linh Lê, giảng viên du lịch và khách sạn tại Đại học RMIT Việt Nam cho biết, một trong những thách thức đáng lo ngại nhất mà ngành du lịch Phú Quốc phải đối mặt là thu hút và giữ nguồn nhân lực tài năng.

Vấn đề này một phần do thiếu đầu tư cho các nhu cầu cơ bản, như giáo dục cộng đồng hay chăm sóc sức khoẻ. Vị giảng viên cho rằng so với các điểm đến hàng đầu Việt Nam như phố núi Đà Lạt hay thành phố biển Đà Nẵng, đảo Phú Quốc thiếu bản sắc.

“Bạn thấy tất cả các phần xây dựng khác nhau đang cố gắng trộn lẫn vào một nơi. Không có hướng đi rõ ràng”, cô nói. “Cần phải có các chính sách xây dựng thương hiệu điểm đến cũng như các quy định về sử dụng đất và xây dựng, nhưng do sự phát triển đang diễn ra nên cũng cần phải có sự linh hoạt”.

Thời gian qua Phú Quốc đã có những chuyển biến đáng kể. Kể từ năm 2018, WWF đã thúc đẩy phong trào giảm thiểu chất thải nhựa. Năm 2019, Phú Quốc trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam tham gia sáng kiến ​​Thành phố thông minh về nhựa nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa vào năm 2030.

Tuy nhiên, có rất nhiều trở ngại cho tham vọng đó. Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Quỳnh, quản lý dự án tại chương trình Các khu bảo tồn biển bằng nhựa của WWF, một trong số đó là cơ sở hạ tầng quản lý chất thải không phát triển cùng tốc độ với tiêu thụ nhựa do quá trình đô thị hóa và phát triển gần đây trong lĩnh vực du lịch.

Mới đây, Phú Quốc và Ngân hàng Thế giới cũng đã có buổi làm việc về Dự án Quản lý nước biển bền vững đảo Phú Quốc (gọi tắt là IWRMA) dự kiến trị giá khoảng 174 triệu USD.

Dự án được coi là một phần của gói kích thích tài chính và phục hồi kinh tế hậu COVID-19 của Chính phủ, đồng thời có mục đích tăng cường an ninh nguồn nước của đảo Phú Quốc.

dd293df4-55f9-4463-bdde-af0844b5b6a0_a473e29a.jpg
Ảnh: Getty Images

David Lord, Trưởng nhóm, Điều phối viên ngành nước, Ngân hàng Thế giới cho hay: "Các khoản đầu tư theo kế hoạch nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của Phú Quốc cũng như hỗ trợ ngành du lịch của khu vực trở thành điểm đến chất lượng".

Ba Hùng, một người nuôi ong tại trang trại gần vườn Quốc gia Phú Quốc đã có những chia sẻ nhằm nâng cao nhận thức của khách du lịch và cộng đồng địa phương về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với ong, loài thụ phấn quan trọng nhất trên thế giới.

"Bạn không thể nuôi ong như các loài khác với lồng hay chuồng. Ong rất thông minh. Chúng xem xét môi trường sống và nếu điều kiện sống không tốt, chúng sẽ bỏ đi", anh Hùng chia sẻ khi đang đứng trong trang trại của mình.

8afd405c-6d60-402e-8690-eb143df2b649_932f7985.jpg
Ba Hùng, một người nuôi ong trên đảo Phú Quốc. Ảnh: Sen Nguyễn

“Ở đây, chúng tôi không "nuôi ong", chúng tôi giữ chúng  bằng cách tạo ra một môi trường thuận lợi cho chúng”, anh nói. “Một thìa mật ong bạn vừa ăn, tương đương với 12 con ong làm việc cả đời”, anh Hùng nói.

Người dân đồng bằng sông Cửu Long cho biết trang trại của anh đã mang đến một trải nghiệm khác thường cho du khách khi đến Phú Quốc, giúp họ đánh giá cao thiên nhiên của hòn đảo và lôi kéo họ quay trở lại.

Anh Hùng cho biết, hiên đang nghiên cứu một sản phẩm bao bì thực phẩm có thể tái sử dụng làm bằng sợi tre và sáp ong, đồng thời hy vọng các nhà hàng và khách sạn địa phương sẽ coi nó như một giải pháp thay cho sản phẩm được làm từ nhựa để làm bao bì sản phẩm.

(Tham khảo: SCMP)

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ