Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

HSBC: Việt Nam vẫn lặng lẽ ‘phi những bước kiệu’ với tốc độ tích cực, tăng trưởng kinh tế năm 2021 sẽ trên 8%

Chính sách - Hạ tầng

01/10/2020 15:19

Báo cáo tình hình kinh tế các nước châu Á của HSBC nhận định Việt Nam vẫn lặng lẽ “phi những bước kiệu” với tốc độ tăng trưởng tích cực năm 2020, và đạt mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực vào 2021.

Việt Nam là nền kinh tế ASEAN duy nhất có tăng trưởng khả quan

Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC ngày 30/9/2020 đã có báo cáo phân tích tình hình kinh tế của các nước châu Á: “Tất cả là khả năng chịu đựng của mỗi quốc gia”. Báo cáo nhận định riêng Việt Nam, mặc dù có nhiều thách thức, nhưng nền kinh tế vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 1,8% trong nửa đầu năm 2020.

HSBC nhận định Việt Nam vẫn đang lặng lẽ “phi những bước kiệu” với tốc độ tích cực trong năm 2020, và đạt mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực năm 2021. Ảnh: VNE
HSBC nhận định Việt Nam vẫn đang lặng lẽ “phi những bước kiệu” với tốc độ tích cực trong năm 2020, và đạt mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực năm 2021. Ảnh: VNE

Kết quả này là nhờ vào những nỗ lực khống chế dịch bệnh một cách chủ động của Chính phủ, không cho số ca nhiễm bệnh tăng lên. Tuy nhiên, khi Việt Nam được đặt mục tiêu phục hồi sớm so với những quốc gia khác, thì đợt bùng phát COVID-19 lần hai vào cuối tháng 7 đã làm đình trệ quá trình này.

Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng đặt ra những điểm phong tỏa tại một số địa phương, và tái áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội. Và sau đợt tái bùng phát đại dịch COVID-19, bán lẻ cũng là bị trì hoãn, du lịch trong nước đã bị gián đoạn sự phục hồi, đè nặng lên sự phục hồi của các dịch vụ liên quan.

Tuy nhiên, theo HSBC, làn sóng COVID-19 lần hai tại Việt Nam đã được ngăn chặn thành công chỉ trong vòng một tháng. Đất nước đang quay lại lộ trình phục hồi kinh tế, dù có thể ở tốc độ chậm hơn so với dự đoán ban đầu.

Các chỉ số hiện nay cho thấy hoạt động kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ - lấy lại đà tăng thời kỳ trước dịch. Cùng với sự phục hồi của Việt Nam là tình hình các nước được cải thiện. Thống kê hai tháng 7 và 8, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã tăng hơn 7% so với cùng kỳ 2019.

HSBC kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 2,6% năm 2020. Trước đợt dịch thứ 2 bùng phát, ngân hàng này dự báo GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ tăng khoảng 3%.

“Việt Nam là nền kinh tế ASEAN duy nhất mà chúng tôi tiếp tục dự báo có tăng trưởng khả quan trong năm nay. Chúng tôi tin rằng năm 2021, Việt Nam sẽ hưởng lợi từ sự phục hồi do công nghệ dẫn đầu, và dòng vốn FDI rất kiên định.  Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 sẽ đạt mức 8,1% (dự báo trước đây là 8,5%)”, báo cáo của HSBC cho biết.

Kinh tế Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài sau đại dịch COVIDD-19. Ảnh: TTXVN
Kinh tế Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài sau đại dịch COVIDD-19. Ảnh: TTXVN

Trong khi đó, dịch COVID-19 tiếp tục gây áp lực giảm phát lên nền kinh tế. Lạm phát toàn phần điều chỉnh nhẹ từ mức bình quân 4,2% trong nửa đầu năm 2020 xuống còn 3,2% trong tháng 8, tức xuống dưới mức trần lạm phát 4% do Ngân hàng Nhà nước đề ra.

HSBC dự đoán lạm phát của năm 2020 của Việt Nam sẽ ở mức trung bình 3,4%. Do lạm phát đang giảm và chậm hơn dự kiến phục hồi, các chính sách hỗ trợ tiền tệ thêm nữa thật sự rất cần thiết.

Kinh tế Châu Á đang phục hồi, sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2021

COVID-19 đã bao trùm sức chịu đựng của con người. Ở nhiều nước Ấn Độ, Indonesia và Philippines, số ca nhiễm bệnh vẫn vượt xa ngưỡng bình thường. Nhiều người đã và đang trải qua tình trạng thu nhập bị mất và tương lai quá bất định.

Nhưng nhận định về các nền kinh tế Châu Á, báo cáo của HSBC cho rằng nền kinh tế vẫn có tin tốt, khi hoạt động xuất khẩu của khu vực đã tốt hơn nhiều so với sự quan ngại trước đây. Tuy nhiên, đà tăng có thể phai dần trong những tháng tới, khi thế giới quay trở lại hoạt động bình thường, và nhu cầu đối với những mặt hàng xuất khẩu từ Châu Á ít lại.

Trung Quốc, nền kinh tế đầu tiên gánh chịu đại dịch và cũng đầu tiên thoát khỏi phong tỏa, được dự báo sẽ tăng trước mạnh trong năm 2021. Ảnh Getty
Trung Quốc, nền kinh tế đầu tiên gánh chịu đại dịch và cũng đầu tiên thoát khỏi phong tỏa, được dự báo sẽ tăng trước mạnh trong năm 2021. Ảnh Getty

"Tăng trưởng có vẻ sẽ mạnh lên trong năm tới, nhưng đó chỉ là mặt dễ dàng. Sau khi tuột dốc vào năm 2020, các hiệu ứng cơ sở mang tính thống kê tại khắp các nước sẽ phẳng hơn. Các nền kinh tế sẽ phải dành cả năm 2021 để lấy lại những gì đã mất", báo cáo của HSBC nhận định.

Theo đó, Châu Á phải xác định hướng đi dài. Dịch COVID-19 vẫn tiếp tục gia tăng ở hầu hết các quốc gia, ngay cả những quốc gia đã khống chế được sự lây lan của dịch bệnh, tình trạng mất việc làm, giảm thu nhập vẫn tiếp tục diễn ra. Vì vậy, trong một thời gian nữa, các quốc gia vẫn rất cần chính sách hỗ trợ, bao gồm cả chính sách tài khóa và tiền tệ. Và chính sách hỗ trợ phải phù hợp, đồng đều. 

Ví dụ như Trung Quốc, quốc gia đầu tiên bùng phát dịch và cũng là nền kinh tế đầu tiên thoát phong tỏa, đã nhanh chóng lấy lại sự phục hồi. Hiện lĩnh vực xây dựng đang vượt lên, bao gồm cả xây dựng bất động sản và cơ sở hạ tầng. Hoạt động xuất khẩu cũng tăng khá tốt, doanh số bán xe hơi tăng mạnh. Tuy nhiên, sự phục hồi không diễn ra đồng đều, khối tư nhân vẫn tụt lại phía sau.

GDP của Nhật Bản ước giảm gần 27% trong quý II năm 2020 khi phải hứng chịu một cú đúp kinh tế sau đợt đợt tăng thuế trước đó và đại dịch tấn công. Ảnh: TTXVN
GDP của Nhật Bản ước giảm gần 27% trong quý II năm 2020 khi phải hứng chịu một cú đúp kinh tế sau đợt đợt tăng thuế trước đó và đại dịch tấn công. Ảnh: TTXVN

Theo chuyên gia Kinh tế trưởng của HSBC về thị trường Trung Quốc đại lục - Qu Hongbin, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ lạc quan hơn. Mức tăng trưởng sẽ đạt mức 7,5% trong 2 năm tới.

Tin tốt của Trung Quốc cũng sẽ giúp Hong Kong lấy lại đà tăng 4,3% vào năm 2021.

Riêng Đài Loan vẫn đang trên đà phát triển. Đài Loan được cho là đã vượt qua đại dịch với sức mạnh ấn tượng.

Khu vực ASEAN, báo cáo cho rằng tăng trưởng của Indonesiadường như không bị ảnh hưởng nhiều như các nơi khác. Nền kinh tế có thể tăng hơn 5% trong năm tới.

Philippinesdù bị ảnh hưởng nhiều do dịch bệnh nhưng tài chính của quốc gia này vẫn khá dư thừa, để thúc đẩy sự phục hồi sau khi COVID-19 lắng xuống.

Kinh tế Thái Lan sau khi giảm sâu trong năm 2020, đến 2021 sẽ phụ thuộc vào việc khách du lịch có quay trở lại hay không.

Malaysia đã vượt qua giai đoạn bùng phát dịch bệnh từ ban đầu, với kết quả ấn tượng. Nhưng động lực thúc đẩy từ xuất khẩu và nhu cầu nội địa cần đủ mạnh để đưa nước này đạt mức tăng trưởng khá trong năm 2021.

Singaporecũng sẽ hồi phục trở lại, dù quốc gia này phụ thuộc chính vào chu kỳ thương mại toàn cầu.

Nhóm các nước phát triển Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia lại có dự báo không lạc quan. Nhật Bản đã phải hứng chịu một cú đúp kinh tế trong năm nay sau đợt đợt tăng thuế trước đó và đại dịch tấn công. Sự phục hồi sẽ chỉ diễn ra từ từ trong năm 2021.

 Hàn Quốc dù khéo léo xử lý bùng phát dịch, nhưng khó thoát khỏi tình trạng suy thoái cả năm.

Australia hiện đã dừng tất cả trong năm 2020 cả về tiền tệ lẫn tài chính, để chống lại những tác động của việc phong tỏa. Nhiều khả năng toàn xã hội cần thêm các chính sách hỗ trợ nữa. Đất nước này cùng với New Zealand, được dự báo sẽ tăng trưởng khá vào năm 2021.

Ấn Độ là nước duy nhất Châu Á được dự báo khả năng phục hồi khó khăn nhất, do đang gặp thách thức lớn khi phải vật lộn ứng phó với tình trạng lây nhiễm bệnh trên diện rộng, và hứng chịu tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Khả năng cung cấp các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ và ngân hàng bị hạn chế.

Sri Lanka, Bangladesh trong năm nay nền kinh tế cũng sẽ không tránh khỏi sự suy giảm trước khi quay lại đà tăng vào năm 2021.

H.LINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement