Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hành động sai lầm của Mỹ trước thềm đàm phán thương mại

Vĩ mô

09/10/2019 16:43

Theo một cựu đại sứ Mỹ, các hành động trừng phạt các quan chức và công ty Trung Quốc mới đây, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc đàm phán sắp tới.

"Các hành động mới nhất của Mỹ trừng phạt các quan chức và công ty của Trung Quốc đã khiến cho cuộc đàm phán thương mại cấp cao sắp tới trở nên khó đoán hơn", một cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc cho biết hôm 9/10.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày 8/10 áp hạn chế thị thực (visa) lên một loạt quan chức Trung Quốc mà Mỹ cho là có hành vi vi phạm quyền của người thiểu số theo đạo Hồi, một động thái vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của Bắc Kinh.

Bộ Ngoại giao Mỹ công bố quyết định trên chỉ một ngày sau khi Bộ Thương mại nước này đưa 20 cơ quan an ninh và 8 công ty Trung Quốc vào "danh sách đen" thương mại, cũng với lý do các cơ quan và doanh nghiệp này vi phạm quyền của người thiểu số theo đạo Hồi.

Đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ diễn ra trong ngày mai.
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ diễn ra trong ngày mai.

Bộ Ngoại giao Mỹ không nêu danh tính cụ thể của các quan chức Trung Quốc bị áp hạn chế visa. Ngoại trưởng Mike Pompeo nói hạn chế này là sự "bổ sung" cho biện pháp của Bộ Thương mại.

Cả hai thông báo được đưa ra chỉ vài ngày trước cuộc họp thương mại cấp cao được tổ chức tại Washington vào 10-11/10.

"Mỹ không nên làm những điều đó trước cuộc đàm phán. Nó không giúp mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn, mà về mặt chiến thuật, chiến lược tất cả hành động này khiến người Trung Quốc tự hỏi. Động lực thực sự của Mỹ ở đây là gì'", Max Baucus, cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 2/2014 đến tháng 1/2017 nói với CNBC. 

Baucus, cũng là cựu thượng nghị sĩ Dân chủ từ Montana, nói rằng các hành động của Mỹ vừa đưa ra trước cuộc đàm phán có thể chỉ đơn giản là muốn một thoả thuận tốt hơn từ Trung Quốc. Nhưng ông cũng cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ không bị qua mặt.

Sau các động thái của Mỹ, đại sứ quán Trung Quốc tại Washington gọi đó là "tạo ra cái cớ" để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. "Vấn đề Tân Cương hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc mà nước ngoài không được phép can thiệp. Chúng tôi kêu gọi Mỹ sửa chữa ngay lập tức hành vi sai trái và dừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc", đại sứ quán Trung Quốc viết trên mạng xã hội Twitter.

Một nhà ngoại giao Trung Quốc nói với Reuters rằng Trung Quốc muốn có một thỏa thuận với Mỹ, nhưng thỏa thuận đó không thể là một "trò chơi có tổng bằng 0". Vị này nói điều quan trọng là Mỹ phải chấp nhận khác biệt trong hệ thống kinh tế của hai nước, đặc biệt là mô hình phát triển kinh tế do nhà nước dẫn đầu của Trung Quốc.

Nhà ngoại giao Trung Quốc cũng nói nước này phải bảo vệ quyết phát triển kinh tế của mình, và những cáo buộc của Mỹ cho rằng Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ là không công bằng.

Cuộc biểu tình ở Hồng Kông cản trở đàm phán

"Một vấn đề khác có thể cản trở cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là các cuộc biểu tình ở Hồng Kông", theo ông William Reinsch, chuyên gia thương mại tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược

Hồng Kông, một thuộc địa cũ của Anh, đã được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997 đã bị rúng động bởi cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ, sau đó biến thành biểu tình đòi tự do dân chủ. Theo nguyên tắc của một quốc gia, hai hệ thống, các công dân Hồng Kông, được hưởng một số quyền tự do kinh tế và pháp lý mà người dân Trung Quốc đại lục không có.

Biểu tình Hồng Kông có thể sẽ cản trở đàm phán Mỹ-Trung.
Biểu tình Hồng Kông có thể sẽ cản trở đàm phán Mỹ-Trung.

"Hồng Kông đã thay đổi, Hồng Kông đã mất đi sự an toàn, Hồng Kông sẽ không bao giờ trở lại như cũ", ông nói.

Baucus nói thêm rằng nếu các cuộc biểu tình ngày càng leo thang, sẽ đến lúc Bắc Kinh sẽ có những hành động mạnh mẽ để duy trì sự kiểm soát. Bắc Kinh sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để duy trì quyền kiểm soát Hồng Kông.

Theo ông Richard Harris, Giám đốc điều hành (CEO) Port Shelter Investment Management, việc ràng buộc vấn đề Hồng Kông với đàm phán thương mại "sẽ khiến Trung Quốc bực bội".

Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh có bất kỳ biện pháp mạnh tay nào với người biểu tình Hồng Kông, thì Mỹ có thể tính đến các biện pháp trừng phạt và hạn chế, gây tổn thất cho bất kỳ tiến bộ nào có được trong cuộc đàm phán thương mại song phương - ông Harris nhận xét.

Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross nói với Fox Business rằng "vấn đề Hồng Kông có thể có một số ảnh hưởng lên phía Trung Quốc (trong đàm phán thương mại) bởi Hồng Kông có vai trò quan trọng đối với hoạt động thương mại quốc tế của Trung Quốc".

Nếu Trung Quốc không cho phép Hồng Kông giữ quyền thiết lập quan hệ thươnng mại trực tiếp với các nền kinh tế khác, thì Hồng Kông có nguy cơ "bị gộp chung vào với Trung Quốc trong vấn đề áp thuế quan" ông Harris nhận định. Vị chuyên gia nói thêm rằng điều đó sẽ đặt ra "thách thức cực kỳ lớn".

Bắc Kinh thời gian qua luôn nói rằng "các thế lực bên ngoài" đang tìm cách can thiệp vào vấn đề Hồng Kông và lên án "bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài" vào Hồng Kông.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement