Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hai 'kỳ lân' được mệnh danh là Amazon của Hàn Quốc

Doanh nghiệp

03/10/2020 07:52

Hàn Quốc đang sở hữu nhiều công ty khởi nghiệp kỳ lân - giá trị công ty hơn 1 tỷ USD. Chỉ trong 2019, nước này đã có 11 startup kỳ lân.

Năm 2019, 11 cái tên startup tại Hàn Quốc chính thức đạt đến mức tăng trưởng hơn 1 tỷ USD. Điều này đưa Hàn Quốc nhanh chóng lọt vào danh sách các nước sở hữu nhiều công ty khởi nghiệp kỳ lân (giá trị công ty hơn 1 tỳ USD) nhất trên toàn thế giới.

Với đặc điểm chung là những startup công nghệ, sau đây là 2 cái tên sáng giá nhất và cực kỳ quen thuộc với không chỉ người dân Hàn Quốc, mà cả người nước ngoài sinh sống tại Hàn Quốc.

Coupang - Amazon của Hàn Quốc

Coupang thành lập năm 2010, giá trị công ty 9 tỉ USD. Các nhà đầu tư chính là Sequoia Capital, Founder Collective, Wellington Management, Black Rock, Fidelity.

Được mệnh danh là Amazon của Hàn Quốc, Coupang hiện là nền tảng thương mại điện tử thành công nhất ở Hàn Quốc. Với sự phát triển phi mã của Coupang, thị trường thương mai điện tử tại Hàn Quốc đang trên đà leo đến vị trí thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Giá trị giao dịch trên nền tảng Coupang vào năm 2019 đã lên tới 14.75 tỉ USD, tăng 60% so với cùng kì năm 2018.

Điều làm nên thành công của Coupang là chuỗi cung ứng mạnh phía sau và dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng cao.

Tỷ lệ hài lòng của khách hàng khi sử dụng app của Coupang cao hơn so với các đối thủ. Một trong những dịch vụ làm nên thương hiệu của Coupang là “giao hàng tên lửa”, nếu khách đặt trước nửa đêm thì sáng sớm hôm sau hàng đã được giao đến.

Coupang - Amazon của Hàn Quốc.
Coupang - Amazon của Hàn Quốc.

CEO của Coupang, ông Bom Kim, cho biết hơn 51% dân số tại Hàn Quốc đã tải và sử dụng app của công ty mình. Ông khẳng định, 99,6% lượng hàng hoá sẽ được chuyển đến tay khách trong vòng 24h. Hiện Coupang đang hướng đến mục tiêu, giảm thời gian khâu giao – nhận hàng xuống chỉ còn vài giờ.

Nền tảng của Coupang giúp người dùng dễ dàng theo dõi quãng đường của hàng hoá từ lúc đóng gói đến khi giao đến tận nhà. Đây chính là lợi thế phát triển của Coupang so với Amazon ở thị trường nội địa, khiến cho ông lớn này không có chỗ tiến vào Hàn Quốc.

Sau phi vụ đầu tư tỷ USD từ các tên tuổi lớn như Softbank, Sequoia Capital vào năm 2018, giá trị công ty đã tăng đến 9 tỷ USD, đưa Coupang trở thành startup kỳ lân hàng đầu tại Hàn Quốc và Châu Á.

Baedal Minjok - "Dân tộc giao đồ ăn"

Baedal Minjok hay Baemin thành lập năm 2011, giá trị công ty 4 tỷ USD. Các nhà đầu tư chính: Goldman Sachs, Singapore Fund GIC, Hillhouse Capital, Sequoia Capital.

Tự gọi mình là “Dân tộc giao đồ ăn”, Baedal Minjok hay Baemin ra đời với tham vọng chiếm lĩnh toàn bộ thị trường Hàn Quốc, nơi mà nhu cầu giao đồ ăn về nhà gần như đã trở thành một văn hoá.

Sau hơn chục năm phát triển, mặc dù phải đối đầu với hàng chục đối thủ cạnh tranh trực tuyến trong nước, Baemin vẫn đang dẫn đầu thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Hàn, chiếm khoảng 50% thị phần nội địa.

Chỉ riêng 3 năm, từ năm 2015 đến năm 2018, số lượng đơn hàng trên app Baemin ở Hàn Quốc tăng gấp 4 lần, từ 5 triệu đơn/năm lên đến 20 triệu đơn/ năm.

Baedal Minjok tự gọi là
Baedal Minjok tự gọi là "Dân tộc giao đồ ăn".

Ra đời từ năm 2011, đứa con tinh thần của tập đoàn Woowa Brothers đã trở thành một thương hiệu kỳ lân sau khi nhận được nguồn đầu tư cực lớn từ một tập đoàn ở Đức vào năm 2019. Giá trị công ty lúc này được định giá là 4 tỷ USD. Phát triển một cách phi mã và được gọi là một huyền thoại, ít ai biết bản thân Baemin cũng trầy trật ở giai đoạn đầu không khác gì các startup khác.

Vào thời điểm năm 2010, Baemin vẫn còn là một app giao hàng thiếu cả nhà hàng cung cấp lẫn khách mua hàng. Lựa chọn món ăn trên app lúc này cũng không được đa dạng như hiện tại, hầu như chỉ có mỗi món gà rán. Chính vì chọn “gà rán” làm bước đi đầu mà Baemin thời điểm đó cũng lao đao.

Lý do là những thương hiệu gà rán Hàn Quốc với hàng trăm cửa hàng thuộc các chuỗi đều có đội ngũ giao hàng riêng. Vì vậy, các nhãn hàng này ban đầu không quá mặn mà với việc phải bớt phần lợi nhuận cho bên dịch vụ giao hàng thứ 3 như Baemin.

Bên cạnh đó, câu chuyện làm thế nào để các chủ nhà hàng gật đầu chịu hợp tác, tin tưởng một cái tên mới toanh như Baemin dường như là không tưởng.

Tuy vậy, sau 1 thập kỷ, Baemin đã vươn mình gia nhập top kỳ lân của startup trên toàn thế giới. Sau thương vụ tỷ USD đến từ nhà đầu tư Delivery Hero của Đức, tầm nhìn của Baemin đã không chỉ còn đóng khung tại Hàn Quốc mà đã vươn ra Châu Á.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement