Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Grab lại tiếp tục nhảy vào giành thị phần giao hàng tạp hóa

Thị trường 24h

17/11/2020 18:52

Công ty đặt xe lớn nhất Đông Nam Á, Grab, chen chân vào "miếng mồi" giao hàng tạp hóa, vì COVID-19 làm giảm sự thèm muốn mua sắm truyền thống.

Grab có trụ sở tại Singapore và hoạt động tại 8 quốc gia, trong đó có Indonesia và Thái Lan. Hiện dịch vụ giao hàng tạp hóa Grab phát triển với tên GrabMart đã phát triển mạnh mẽ. Dịch vụ này được cho là hỗ trợ hậu trường khoảng 13.000 cửa hàng bán lẻ trong khu vực, và cho phép giao hàng tận nhà trong vòng 20-30 phút.

Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, Demi Yu, người đứng đầu khu vực của GrabFood và GrabMart, cho biết công ty đang theo đuổi chiến lược "bất cứ thứ gì bạn có thể ăn" liên quan đến giao hàng tận nhà.

"Bất cứ khi nào bạn đói, hoặc bất cứ khi nào bạn đang lên kế hoạch cho bữa ăn tiếp theo của mình, chúng tôi muốn bạn nghĩ đến Grab", bà nói.

Grab hiện đang giao hàng tạp hóa cho người tiêu dùng tại tổng số 70 thành phố tại 8 quốc gia Đông Nam Á. Ảnh: Internet
Grab hiện đang giao hàng tạp hóa cho người tiêu dùng tại tổng số 70 thành phố tại 8 quốc gia Đông Nam Á. Ảnh: Internet

Trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12/2019, Grab đã thử nghiệm giao hàng tạp hóa ở Singapore và Malaysia.Kể từ tháng 3 năm nay, công ty đã nhanh chóng mở rộng sang 6 quốc gia khác, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát làm thúc đẩy nhu cầu giao hàng tận nhà.

Vai trò của Grab hiện chỉ giới hạn ở việc giao hàng. Grab không thu mua sản phẩm mà thay vào đó hợp tác với các cửa hàng bán lẻ, như cửa hàng tiện lợi và siêu thị, với các kênh phân phối đã được thiết lập.

Ở Thái Lan, Malaysia và Indonesia, Grab liên kết với chuỗi cửa hàng tiện lợi FamilyMart. Tại Việt Nam, công ty liên kết với chuỗi siêu thị BigC.Sau khi khách đặt hàng, tài xế Grab gần cửa hàng nhất sẽ đến lấy và giao trong vòng 30 phút.

Hiện một số siêu thị lớn ở Đông Nam Á đã có dịch vụ siêu thị trực tuyến để có thể cạnh tranh với GrabMart.Nhưng Yu cho rằng, Grab có thể cùng tồn tại, bằng cách cung cấp dịch vụ đặc biệt hơn, là giao hàng nhanh với các nhu cầu cấp thiết, thay vì giao hàng loạt mặt hàng đã mua một hoặc hai lần một tuần.

“Chúng tôi nghĩ rằng, điều quan trọng là phải tập trung vào những gì mình làm tốt nhất, đó là giao hàng theo yêu cầu, cung cấp các giao dịch nhanh chóng và thuận tiện. Chúng tôi có thể bổ sung cho các dịch vụ khác bằng cách đáp ứng nhu cầu của những người mua bốc đồng, và những người mua vào phút chót. Một dịch vụ thực sự nhanh chóng, để cùng nhau phát triển thị trường giao hàng", Yu tự tin.

Gần đây, Grab cũng đã bắt đầu hợp tác với các nhà sản xuất lớn. Vào tháng 8, công ty đã hợp tác với Unilever Anh-Hà Lan để bán kem ở ba quốc gia.

Một số doanh nghiệp nhỏ, độc quyền hoặc thuộc sở hữu gia đình (mom-and-pop) ở Đông Nam Á, có thể tăng doanh thu bằng cách sử dụng nền tảng GrabMart. Đối với những công ty lớn như Unilever, Grab mang lại lợi ích bổ sung, là bơm cơ sở dữ liệu tiếp thị với nhiều thông tin khách hàng hơn.

Chủ tịch Grab, Ming Maa, cho biết trong một tuyên bố vào tháng trước rằng, doanh số công ty đã tăng hơn 95% so với mức trước đại dịch trong quý, từ tháng 7 đến tháng 9.Ngay cả khi những thành phố như Jakarta khôi phục các biện pháp cách ly, thì hoạt động kinh doanh của Grab vẫn ổn định.

"Việc kinh doanh thực phẩm của chúng tôi hiện tạo ra hơn 50% doanh thu, phản ánh nhu cầu giao hàng thực phẩm của người tiêu dùng tăng lên như một hình thức bình thường mới", ông cho biết thêm.

Dịch vụ kinh doanh gọi xe của grab gặp bất lợi vì COVID-19. Ảnh: Internet
Dịch vụ kinh doanh gọi xe của grab gặp bất lợi vì COVID-19. Ảnh: Internet

Trong khi đó, dịch vụ kinh doanh gọi xe lại tiếp tục chìm trong tình trạng khó khăn vì đại dịch COVID-19, với doanh số chỉ ở mức 60% đến 70% so với trước đại dịch. Và hoạt động giao đồ ăn đã hỗ trợ cần thiết cho kinh doanh gọi xe.

Trong tương lai, Grabđang đưa dịch vụ giao hàng tạp hóa trở thành một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình.

Công ty có kế hoạch mở rộng giao hàng thực phẩm và hàng tạp hóa đến tất cả 394 thành phố, nơi đang cung cấp dịch vụ gọi xe.

Nếu Grab có thể khẳng định mình là một người chơi đáng tin cậy trong lĩnh vực giao thực phẩm và hàng tạp hóa ở Đông Nam Á, Grab có thể chiếm phần lớn thị trường trong lĩnh vực kinh doanh giao hàng trực tuyến.

Gojek - đối thủ chính của Grab ở Indonesia trong lĩnh vực gọi xe, hiện cũng cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hóa.

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement