Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Google sẽ là bản sao của Microsoft trong cuộc chiến chống độc quyền ở Mỹ?

Kinh tế thế giới

24/10/2020 16:04

Lo ngại về xu hướng phát triển “vũ bão” của các công ty công nghệ, hàng loạt vụ kiện chống độc quyền đã nổ ra, nhằm kìm hãm sự lớn mạnh này.

Vụ kiện chống độc quyền do Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đưa ra trong tuần này chống lại Google của Alphabet. Có thể nói, đây là một thách thức chưa từng có đối với sự thống trị của những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu. 

DOJ đã cáo buộc Google trả tiền bất hợp pháp cho các nhà sản xuất điện thoại, để biến Google Chrome trở thành trình duyệt mặc định trên điện thoại di động. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là bước khởi đầu.

Đầu tháng này, một báo cáo từ Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ đã kêu gọi thay đổi về luật chống độc quyền của nước này. Đồng thời, báo cáo cũng đưa ra kết luận rằng, Google và các công ty công nghệ khổng lồ của Hoa Kỳ như Apple, Amazon và Facebook đang lạm dụng sự thống trị trên thị trường của họ. Do đó, nhiều vụ kiện chống lại Google cũng được mong đợi. 

 Gã khổng lồ công nghệ Google đang gặp rắc rối với luật chống độc quyền ở Mỹ.
 Gã khổng lồ công nghệ Google đang gặp rắc rối với luật chống độc quyền ở Mỹ.

Bên cạnh đó, cuộc “đàn áp” công nghệ cũng đang diễn ra ở châu Âu. Hôm 21/10, Nghị viện châu Âu đã ủng hộ áp đảo kế hoạch phát triển "Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số". Đạo luật này được đưa ra nhằm kiềm chế đáng kể quyền lực của gã khổng lồ công nghệ ở EU. 

 DOJ với Microsoft

Vụ kiện mang tính bước ngoặt chống lại Google là vụ kiện mới nhất trong nhiều năm nay. Không chỉ vậy, vụ kiện còn thể hiện sự nỗ lực của chính phủ nhằm thực thi luật chống độc quyền. Bởi các nhà chức trách cho rằng, các công ty công nghệ đã phát triển quá nhanh và có khả năng kìm hãm cạnh tranh, cũng như sự đổi mới.

Trong một vụ kiện năm 1998, DOJ đã cáo buộc Microsoft gây khó khăn cho các nhà sản xuất máy tính và người dùng. Cụ thể là những người dùng đã sử dụng các trình duyệt web khác ngoài Internet Explorer của Microsoft. Trong khi đó, Internet Explorer vốn được cài đặt sẵn trên tất cả các máy tính của Microsoft. 

DOJ lập luận rằng, việc Microsoft "kết hợp" phần mềm trình duyệt web với hệ điều hành của mình, là nguồn gốc tạo nên sự thành công rực rỡ của công ty. Và động thái này dẫn đến một hành vi độc quyền bất hợp pháp, theo luật chống độc quyền của Hoa Kỳ được ban hành vào năm 1890.

Không đồng ý cáo buộc của DOJ, Microsoft nói rằng, hai sản phẩm gồm trình duyệt web và hệ điều hành, thuộc về nhau. 

Microsoft đã giành chiến thắng trong cuộc kháng cáo về phán quyết. Tuy nhiên, Microsoft buộc phải chia hoạt động kinh doanh của mình thành hai đơn vị riêng biệt, một cho phần mềm và một cho hệ điều hành.

Cuối cùng, DOJ đã thỏa thuận với Microsoft để giữ nguyên công ty. Thay vào đó, công ty công nghệ này phải chia sẻ thông tin chi tiết về giao diện máy tính của mình với các đối thủ cạnh tranh.

Sau vụ kiện, Microsoft đã bị tụt lại phía sau các công ty công nghệ khác, lúng túng trong quá trình chuyển đổi sang di động. Đồng thời, Microsoft cũng thua Google trong cuộc đua giành vị trí thống trị trình duyệt web. 

Vụ kiện mới của DOJ chống lại Google khá giống với vụ kiện của Microsoft, nhưng với trọng tâm hẹp hơn có thể có cơ hội thắng kiện cao hơn. 

Liên minh châu Âu tiếp tục vụ kiện Microsoft vào năm 2004, phạt công ty Mỹ gần nửa tỷ EUR, vì lạm dụng tình trạng "gần như độc quyền". EU cho rằng, Microsoft đã phá vỡ sự cạnh tranh trên các thị trường, dành cho trình phát phương tiện kỹ thuật số và máy chủ cấp thấp.

Sau đó, Microsoft được lệnh phải thực hiện một số thay đổi, bao gồm cả việc cung cấp phiên bản Windows không có trình phát đa phương tiện kỹ thuật số.

Cơ quan chống độc quyền của EU cũng yêu cầu Microsoft phải chia sẻ mã giao diện của mình với các công ty đối thủ. Điều này giúp các đối thủ của Microsoft có thể đảm bảo "khả năng tương tác đầy đủ" với hệ điều hành Windows.

Microsoft từng bị cáo buộc là phá vỡ sự cạnh tranh trên các thị trường và
Microsoft từng bị cáo buộc là phá vỡ sự cạnh tranh trên các thị trường và "gần như độc quyền".

EU so với Apple

Vào tháng 7 năm 2020, Apple đã kháng cáo thành công phán quyết chống độc quyền vào năm 2016 từ Ủy ban châu Âu. Cụ thể, cơ quan này yêu cầu Apple hoàn trả cho Ireland 13 tỷ EUR (khoảng 15 tỷ USD) tiền thuế. 

Ủy ban đã lập luận rằng, mức thuế hấp dẫn mà Ireland - cơ sở sản xuất iPhone ở châu Âu, đưa ra cho Apple là viện trợ bất hợp pháp của nhà nước, dưới hình thức "thỏa thuận dễ thương" giúp Apple được ưu đãi . 

Bên cạnh đó, Ủy ban cho rằng, Ireland đã giảm thuế suất của Apple một cách giả tạo, có lúc thấp tới 0,005%, trong hơn hai thập kỷ.

"Ủy ban đã sai khi tuyên bố rằng, Apple đã được cấp một lợi thế kinh tế có chọn lọc", Tòa án chung của Liên minh châu Âu cho biết trong phán quyết phúc thẩm.

Trong khi đó, Trưởng bộ phận chống độc quyền của EU, Margrethe Vestager, đã đệ đơn kháng cáo chéo vào tháng 9/2020. Bà nói rằng, tòa án có trụ sở tại Luxembourg đã "mắc một số sai sót về luật" trong quyết định của mình. 

Chính trị gia Đan Mạch cho biết, vụ việc đang diễn ra có ý nghĩa quan trọng đối với việc đóng các lỗ hổng về thuế đối với các công ty đa quốc gia và đảm bảo tính minh bạch.

EU so với Google

DOJ không phải là đơn vị đầu tiên “nã súng” về phía Google. Trước đó, Liên minh Châu Âu đã ra phán quyết chống lại gã khổng lồ internet vì vi phạm các quy tắc chống độc quyền ba lần kể từ năm 2017. 

Theo đó, Ủy ban Châu Âu đã phạt Google tổng cộng 8,25 tỷ EUR, vì đã thúc đẩy trái phép dịch vụ mua sắm của mình với các đối thủ cạnh tranh. Ủy ban cũng cho rằng, Google đã áp đặt các hạn chế bất hợp pháp nhằm đảm bảo việc sử dụng công cụ tìm kiếm Google trên thiết bị Android.

Gần đây nhất là các thỏa thuận bất hợp pháp của Google với các trang web của bên thứ ba, nhằm ngăn cản các đối thủ của Google đặt quảng cáo tìm kiếm của họ ở đó.

Sau cùng, Google đã kháng cáo cả ba phán quyết. Trong đó, một phán quyết được mong chờ vào năm tới.

EU cũng đang cân nhắc, liệu kế hoạch mua thiết bị theo dõi thể dục Fitbit của Google có vi phạm luật chống độc quyền hay không. Các nhà phê bình đã đưa ra mối lo ngại rằng, thỏa thuận này sẽ gây nguy hiểm cho cạnh tranh cũng như quyền riêng tư dữ liệu, vì cung cấp cho Google quyền truy cập vào hàng núi dữ liệu về sức khỏe.

Dự kiến, phán quyết sẽ được công bố vào tháng 1/2021.

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement