Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán phiên sáng 16/7: Sức mua yếu, VN-Index loay hoay tại mốc 1.300 điểm

Chứng khoán

16/07/2021 11:07

Thị trường đang gặp khó tại mốc 1.300 điểm bởi sức mua khá yếu trong khi lực cung có dấu hiệu gia tăng về cuối phiên. Đáng chú ý, bên cạnh sự phân hóa của dòng bank, các nhóm cổ phiếu khác như chứng khoán, dầu khí cũng đang tỏ ra yếu thế.

Thanh khoản vẫn là vấn đề chính của thị trường chứng khoán Việt Nam, ngoại trừ phiên bắt đáy đầu tuần (12/7) với giá trị riêng sàn HOSE vượt trên 30.000 tỷ đồng, còn lại liên tiếp các phiên gần đây lực mua sụt giảm mạnh bất chấp chỉ số tăng hay giảm điểm.

Diễn biến này cho thấy một lượng tiền không nhỏ đã thoát ra khỏi thị trường, gồm cả nhà đầu tư và lượng margin được tiết giảm. Đây là yếu tố ngăn cản thị trường có thể phục hồi trở lại trong ngắn hạn và buộc phải tìm mốc tích lũy phù hợp, hiện tại mốc 1.270 điểm của VN-Index với 4 lần test thành công đang tạm được coi là ngưỡng hỗ trợ tốt cho thị trường. Đây cũng là ngưỡng của đường trung bình giá 100 phiên gần nhất MA100.

sang16-7-5074.jpg

Diễn biến dịch vẫn phức tạp và chứng khoán thế giới phập phù tác động nhất định tới tâm lý nhà đầu tư. Điểm tích cực là vốn ngoại đang mua trở lại, bên cạnh những phiên mua ròng mạnh trên dưới 1.000 tỷ đồng diễn ra trong những nhịp giảm sâu trong phiên 9 -12/7, trong 2 phiên gần đây khối ngoại tiếp tục mua ròng trên dưới 700 tỷ đồng.

Điểm tích cực tiếp theo đó là mặc dù thị trường biến động mạnh nhưng không còn tình trạng "xanh vỏ, đỏ lòng". Trong các phiên gần đây số mã tăng giá đã nhiều hơn số mã giảm giá, điều này cho thấy ngoài nhóm ngân hàng, chứng khoán đang biến động giá mạnh thì các nhóm ngành khác giá đã về vùng hấp dẫn sau đợt giảm mạnh nửa đầu tháng 7 nên thu hút một lượng nhất định dòng tiền mua vào.

Tất nhiên, như đã đề cập, để thị trường trở lại xu hướng cần nhóm dẫn dắt xuất hiện, nếu vẫn là khối ngân hàng, có lẽ cần thêm chút thời gian tích lũy.

Quay lại diễn biến phiên sáng nay, đà tăng được tiếp nối từ phiên chiều hôm qua nhờ sự hồi phục giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Lực cung vẫn thấp, nhưng lực cầu không tận dụng điều này khiến thị trường chỉ vượt lên ngưỡng kháng cự 1.300 điểm rồi lại giảm điểm.

Bên cạnh dòng bank, sự đồng lòng của các cổ phiếu VN30 khác đã giúp VN-Index thử thách lại vùng giá 1.300 điểm. Trong đó, bộ 3 gồm VIC, MSN, PDR đang có mức tăng tốt nhất trên 3-4%, thậm chí có thời điểm MSN tăng trên 5%.

Một nhóm cổ phiếu đáng chú ý là dòng P, giá dầu trên thế giới sụt giảm mạnh do tác động xấu từ biến thể Delta khiến nhu cầu dầu giảm. Đà phục hồi của nhóm cổ phiếu dòng P theo đó cũng bị tác động, phiên hôm nay hầu hết cổ phiếu của nhóm này mang sắc đỏ.

Thanh khoản có sự cải thiện so với phiên sáng hôm qua, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với mức trung bình tháng 6. Đến thời điểm 11h, sàn HOSE có giá trị khớp lệnh đạt trên 7.700 tỷ đồng. Với lực cầu yếu, về cuối phiên sáng hôm nay, lực cung có dấu hiệu mạnh lên khiến VN-Index không giữ được mốc 1.300 điểm vừa được thiết lập lại.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 153 mã tăng và 186 mã giảm, VN-Index tăng 5,3 điểm ( 0,41%) lên 1.299,22 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 268 triệu đơn vị, giá trị 8.986 tỷ đồng, tăng 30,35% về khối lượng và 37,3% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 30,58 triệu đơn vị, giá trị 1.139,44 tỷ đồng.

Dòng bank trở nên phân hóa nhẹ, trong đó VCB, MBB, CTG, LPB, EIB, MSB, SSB giảm nhẹ, BID, VIB, STB đứng giá tham chiếu, còn ACB, TCB, TPB, VPB, HDB, OCB giữ được sắc xanh, trong đó các mã tăng giảm chỉ trong biên độ hẹp trên dưới 1%.

Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, nhóm P chịu tác động từ giá dầu trên thế giới sụt giảm mạnh đã quay đầu điều chỉnh với GAS, PVD, PVT… giảm nhẹ.

Nhóm chứng khoán cũng có diễn biến thiếu tích cực bởi sắc đỏ bao trùm với SSI, HCM, CTS, AGR, VIX, VCI… có mức giảm trên dưới 1%.

Trong nhóm VN30, bộ 3 gồm VIC, MSN, PDR vẫn có mức tăng lớn nhất, đều trong khoảng 3-4%.

Ngoài ra, một số mã lớn khác cũng tiếp sức hỗ trợ tốt giúp thị trường giữ nhịp tăng như HPG tăng 1,2% lên 47.050 đồng/Cp, BVH tăng 1,4% lên 51.200 đồng/CP, VNM, FPT, NVL… xanh nhạt.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, cặp đôi FLC và ROS vẫn duy trì sắc đỏ, trong đó FLC giảm 1,3% xuống 11.350 đồng/CP và khớp gần 15 triệu đơn vị, còn ROS giảm 2,1% xuống 5.150 đồng/CP và khớp 5,76 triệu đơn vị.

Các mã khác như ITA, DLG, HNG, FIT, TTF, HAI, AMD, ASM… cũng chốt phiên trong sắc đỏ.

Đáng chú ý là cổ phiếu PSH có phiên biến động mạnh khi liên tục biến động trong khoảng giá lớn từ giá sàn – giá trần và tạm chốt phiên sáng nay tại mức giá trần 25.650 đồng/CP, tăng 6,9%.

Trên sàn HNX, áp lực bán cũng gia tăng về cuối phiên khiến thị trường hạ độ cao, thậm chí có thời điểm lùi về sát mốc tham chiếu.

Chốt phiên, sàn HNX có 56 mã tăng và 96 mã giảm, HNX-Index tăng 1,08 điểm ( 0,35%), lên 307,38 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 55,96 triệu đơn vị, giá trị 1.312,93 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 1 triệu đơn vị, giá trị 21,25 tỷ đồng.

Hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu ưu đãi với tỷ lệ 2:1, giá bán 10.000 đồng/CP, cổ phiếu TVC có thời điểm được kéo tăng kịch trần và tạm chốt phiên sáng nay tăng 7,5% lên mức 14.300 đồng/CP, là cổ phiếu tăng tốt nhất trong nhóm HNX30.

Bên cạnh đó, đóng vai trò lực đỡ tốt cho thị trường vẫn là SHB. Đây là phiên tăng thứ 4 của SHB và trong phiên sáng nay dù không giữ được phong độ như phiên hôm qua ngày 15/7 (tăng kịch trần với thanh khoản tích cực), nhưng chốt phiên vẫn tăng 2,9% và tạm đứng tại mức giá 28.100 đồng/CP. Thanh khoản SHB vẫn dẫn đầu sàn HNX với khối lượng khớp lệnh vượt trội, đạt hơn 20 triệu đơn vị.

Cũng như sàn HOSE, nhiều mã họ P như PVS, PVC, PVB hay chứng khoán như SHS, MBS, BVS, ART cũng đều chốt phiên trong sắc đỏ.

Tân binh DXS sau nhịp hồi nhẹ đầu phiên đã nhanh chóng quay đầu và chốt phiên giảm 2,8%, xuống mức 28.200 đồng/CP. Như vậy, chỉ sau 2 phiên chào sàn, cổ phiếu DXS đã giảm gần 11,9%.

Trên UPCoM, thị trường cũng bảo toàn đà tăng điểm trong phiên sáng nay.

Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,32 điểm ( 0,37%) lên 85,29 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 43 triệu đơn vị, giá trị 554,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 9,38 triệu đơn vị, giá trị 88,59 tỷ đồng.

Trái ngược với xu hướng chung của nhóm dầu khí, cổ phiếu BSR vẫn duy trì nhịp tăng trong phiên thứ 4 liên tiếp khi chốt phiên tại mức giá 17.900 đồng/CP, tăng 2,3% và là mã dẫn dầu thanh khoản UPCoM, đạt 7,29 triệu đơn vị.

Ngoài BSR, trong top 5 mã giao dịch sôi động nhất trên UPCoM, các mã PVX và HHV cũng tăng tốt với biên độ trên 5 – 6%, trong đó PVX tăng 5,6% lên 1.900 đồng/CP và khớp 2,54 triệu đơn vị, HHV tăng 6,3% lên 18.700 đồng/CP và khớp 1,95 triệu đơn vị.

Còn 2 mã nhỏ là HVG và AVF tạm đứng tại mức giá sàn với khối lượng giao dịch lần lượt đạt 3,44 triệu đơn vị và 2,5 triệu đơn vị.

T.THÚY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement