Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán phiên chiều 7/10: Sóng bất động sản vừa và nhỏ vẫn được duy trì

Chứng khoán

07/10/2021 16:26

Trong bối cảnh phân hóa mạnh trên bảng điện tử, con sóng ở nhóm cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ đã giúp thị trường có thêm một phiên tăng.

Sau phiên sáng tăng không đáng kể trên nền phân hóa, thị trường tiếp tục chỉ nhích nhẹ và giao dịch giằng co trong biên độ hẹp quanh 1.365 điểm cho đến khi đóng cửa.

Diễn biến thị trường chung hôm nay không có quá nhiều điểm đáng chú ý. Có lẽ đáng kể nhất đến từ phiên sáng khi thị trường giảm điểm và kiểm nghiệm thành công ngưỡng hỗ trợ 1.360 điểm. Dòng vốn trong thị trường vẫn luân chuyển khá tốt với các con sóng không quá dài giữa các nhóm ngành, phiên hôm nay cổ phiếu dầu khí bị điều chỉnh khá mạnh 1-3% ở hàng loạt mã từ GAS, BSR, OIL,... Dòng vốn đang hướng tới lĩnh vực bất động sản với kỳ vọng thị trường này có độ bật tốt sau giãn cách, và thường có kết quả kinh doanh tích cực quý IV.

Hiện VN-Index đang nằm trong vùng cản khá mạnh và hẹp từ 1.360-1.380 điểm nên dự báo những phiên tới sẽ có những rung lắc nhất định sau chuỗi tăng điểm 4 phiên đầu tuần này. Tuy nhiên biến động khả năng sẽ không quá lớn, mang tính chất tích lũy để tạo năng lượng vượt cản, hướng về ngưỡng đỉnh lịch sử 1.420 điểm.

Chốt phiên, sàn HOSE có 228 mã tăng và 192 mã giảm, VN-Index tăng 3,17 điểm ( 0,23%), lên 1.365,99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 693 triệu đơn vị, giá trị 19.926,4 tỷ đồng, tăng gần 9% về khối lượng và 2% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 34,3 triệu đơn vị, giá trị 1.272 tỷ đồng.

Nhóm bluechip chia đôi ngả với phần lớn chỉ biến động nhẹ, ngoại trừ đà khởi sắc của VPB, khi nới đà tăng 4,2% lên 35.650 đồng, khớp hơn 12,44 triệu đơn vị. VPB cũng là cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho VN-Index, nhưng cũng chỉ gần 1 điểm tích cực.

Trái lại, cũng như phiên sáng, GAS là lực cản lớn nhất, giảm 2,2% xuống 111.000 đồng, khớp 2,2 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu còn lại nhích hơn 1% có VCB, PDR, BVH, và SSI, trong khi sắc đỏ bao phủ POW, PNJ, HPG, NVL, TPB, BID, VHM, VNM, VJC, MSN…với POW giảm 1,6%, PNJ giảm 1,1%...

Thanh khoản phiên này HPG và POW cao nhất nhóm và cũng là hai mã có khối lượng khớp lệnh cao nhất thị trường với 26,77 triệu và 17,1 triệu đơn vị khớp lệnh.

Các cổ phiếu bất động sản, xây dựng vừa và nhỏ duy trì sức mua tốt từ đầu phiên, với SZC, NTL, DLG, DRH, FIT, ASM, FCN, ROS, IJC, BCG, CLG, DLG, SCR, DXG, KBC, HQC đều tăng, khớp lệnh từ 2,87 triệu đến 16,6 triệu đơn vị.

Trong đó, SZC, DLG và BCG nổi bật hơn cả khi đều tăng kịch trần, với DLG còn dư mua giá trần tới hơn 6,12 triệu đơn vị. Còn HQC là cổ phiếu khớp lệnh cao nhất với 16,65 triệu đơn vị, tăng 2,4% lên 3.900 đồng, KBC khớp gần 16 triệu đơn vị, tăng 3,8% lên 46.000 đồng.

Một vài điểm nhấn khác là hai cổ phiếu ngành nông nghiệp, thực phẩm là PAN, khi cũng vọt lên sắc tím 7% lên 30.700 đồng, khớp hơn 8,1 triệu đơn vị và ABS 6,8% lên 20.550 đồng, khớp 1,6 triệu đơn vị.

Cùng với đó là TTF, tuy không thể trở lại mức giá trần, nhưng cũng đã 6,8% lên 7.800 đồng khi đóng cửa, khớp lệnh hơn 15,4 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu vận tải, logistics trở lại mạnh mẽ với VOS 4,6% lên 21.650 đồng, HAH 5,9% lên 66.300 đồng, VNL 2% lên 28.100 đồng, GMD 3,5% lên 49.700 đồng, TCL 2,1% lên 39.050 đồng, TMS 1,3% lên 69.900 đồng.

Nhóm cổ phiếu dầu khí ngoài PLX còn giữ được sắc xanh nhạt thì đều giảm, thậm chí giảm sâu như PGD và ASP khi đều về mức giá sàn, PGC -5,6% xuống 28.600 đồng, TDG -3,9% xuống 7.300 đồng, CNG -3,5% xuống 38.500 đồng, GSP -3,2% xuống 16.650 đồng, PXS -2,3% xuống 7.080 đồng, PVD may mắn chỉ giảm nhẹ 1,2% xuống 23.750 đồng…

Nhóm Louis với TGG vẫn ở giá sàn -7% xuống 35.400 đồng, khớp chỉ được hơn 36.000 đơn vị và còn dư bán giá sàn hơn 1,34 triệu đơn vị, TDH -3,2% xuống 10.450 đồng, APG hồi về tham chiếu tại 17.300 đồng.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng đã từ từ nhích lên sau giờ nghỉ trưa, tạo đỉnh và hạ dần độ cao do sức ép gia tăng.

Đóng cửa, sàn HNX có 114 mã tăng và 91 mã giảm, HNX-Index tăng 1,93 điểm ( 0,52%), lên 370,4 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 102,2 triệu đơn vị, giá trị 2.045,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,73 triệu đơn vị, giá trị 138,8 tỷ đồng.

Bảng chính phân hóa mạnh, với CEO, SHS, HUT, IDC, AMV, LAS, MBS, TAR, TIG kết phiên tăng, trong đó, CEO 3,7% lên 11.200 đồng, TIG 8,8% lên 17.400 đồng, AMV 4,9% lên 10.800 đồng.

Tân binh KSF giữ vững mức giá trần 9,8% lên 51.400 đồng, và khối lượng đặt mua giá trần còn dư tới hơn 1,79 triệu đơn vị.

Trái lại thì PVS, TNG, DL1, NDN, ART, PVG, APS, TVC, NVB, PVI đều chìm trong sắc đỏ, với PVI -3,9% xuống 47.000 đồng, PVG -4,9% xuống 17.600 đồng…

Thanh khoản PVS cao nhất sàn, với hơn 10,2 triệu đơn vị khớp lệnh, CEO khớp hơn 7,9 triệu đơn vị, TNG, SHS, KLF khớp hơn 3,3 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index đóng cửa gần như chỉ tăng thêm đôi chút so với mức kết phiên sáng.

Hai cổ phiếu dầu khí BSR OIL vẫn là điểm trừ lớn nhất khi đều giảm, với BSR -3,3% xuống 20.500 đồng và OIL -2,6% xuống 14.800 đồng, khớp lệnh lần lượt 19,1 triệu và 3,96 triệu đơn vị.

Các mã có khối lượng khớp lệnh cao khác đều tăng, với MSR 8,7% lên 25.000 đồng, DRI 5,4% lên 13.700 đồng…

Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,58 điểm ( 0,60%), lên 97,96 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 93,46 triệu đơn vị, giá trị 1.902,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,86 triệu đơn vị, giá trị 158,9 tỷ đồng.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng nhẹ, với VN30F2110 tăng 2,8 điểm ( 0,19%), lên 1.454,8 điểm, khớp lệnh hơn 94.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 41.000 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ chiếm ưu thế lớn, nhưng phiên này CVPB2108 có khối lượng giao dịch bỏ xa phần còn lại với hơn 2,63 triệu đơn vị khớp lệnh, tăng 15% lên 2.300 đồng/cq.

LẠC NHẠN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement