Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán phiên chiều 26/8: Dòng tiền suy yếu, VN-Index lại mất điểm

Chứng khoán

26/08/2021 16:15

Dòng tiền mua suy giảm đáng kể khiến chứng khoán phiên chiều không thể duy trì được nhịp tăng có từ phiên hôm qua và phiên sáng nay.

Phiên tăng điểm nhẹ trong phiên sáng đã không thuyết phục được nhà đầu tư, khi phiên chiều mới chỉ diễn ra được ít phút, áp lực bán đã gia tăng và tập trung ở không ít bluechip đã khiến VN-Index lao nhanh xuống dưới tham chiếu và có thời điểm về gần 1.925 điểm, trước khi được nhấc nhẹ lên mốc 1.300 điểm khi đóng cửa.

Thị trường đang diễn ra theo kịch bản khá dễ đoán định. Phiên hôm qua (25/8), như đã đề cập là một phiên hồi phục kỹ thuật điển hình với giá xanh và thanh khoản thấp, do vậy, việc thị trường quay trở lại xu hướng giảm điểm chiều nay cũng không phải là điều bất ngờ.

Tuy nhiên, một phiên giảm điểm với thanh khoản thấp là một dấu hiệu tích cực hơn là tiêu cực vì nó cho thấy lực bán đang yếu đi. Quan trọng hơn là chỉ số không giảm quá sâu, VN-Index nằm trên ngưỡng hỗ trợ (tâm lý) 1.300 điểm, mở ra hy vọng về khả năng tích lũy tạo đáy ở vùng này. Tất nhiên, cần phải thêm một vài phiên nữa để khẳng định điều này.

Chốt phiên, sàn HOSE có 189 mã tăng và 180 mã giảm, VN-Index giảm 8,43 điểm (-0,64%), xuống 1.301,12 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 524,3 triệu đơn vị, giá trị 17.763,4 tỷ đồng, tăng nhẹ 8 triệu đơn vị và hơn 7% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 26,4 triệu đơn vị, giá trị 1.053,3 tỷ đồng.

Nếu như ở phiên sáng, các bluechip trong rổ VN30 còn tương đối cân bằng, thì sang phiên chiều đã bị sắc đỏ lấn át và không ít đã giảm tương đối mạnh và gây áp lực đến chỉ số.

Theo đó, PDR giảm sâu nhất nhóm khi -3,8% xuống 83.500 đồng. Tiếp theo là PNJ -3,1% xuống 86.200 đồng.

Nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng đã đồng loạt giảm, trong đó dẫn đầu đà đi xuống là CTG -3% xuống 31.200 đồng, TPB -2,3% xuống 34.100 đồng, BID -2,2% xuống 38.600 đồng, MBB -1,7% xuống 28.100 đồng, TCB -1,7% xuống 48.300 đồng, ACB -1,5% xuống 21.950 đồng, các mã còn lại VCB, VPB, STB, HDB giảm nhẹ.

Bên cạnh đó là VIC, mặc dù chỉ giảm 1,6% xuống 93.100 đồng, nhưng là tác nhân ảnh hưởng mạnh nhất đến VN-Index khi ‘đóng góp’ 1,5 điểm tiêu cực. Các mã giảm khác còn có GAS, HPG, SSI, PLX, NVL, mất từ 1,1% đến 1,7%.

Ở chiều ngược lại, chỉ còn lác đác các mã GVR, POW, MWG, SAB, VNM, VRE còn giữ được sắc xanh, nhưng mức tăng cũng đã thu hẹp đáng kể so với cuối phiên sáng và đóng cửa không có mã nào chạm tới 1%.

Trong số nêu trên, CTG đã vươn lên có thanh khoản cao nhất nhóm và cũng dẫn đầu HOSE với hơn 21,09 triệu đơn vị khớp lệnh. Nhóm POW, SSI, MBB, STB, VHM, HPG khớp từ 11,87 triệu đến 13,85 triệu đơn vị, cũng thuộc top lớn nhất HOSE.

Trên bảng điện tử, tương tự phiên sáng, khi nhóm ngành vận tải, logistics hoạt động tốt hơn và hầu hết đều nới rộng đà tăng với GMD 6,5% lên 51.000 đồng, khớp hơn 10,59 triệu đơn vị, VNL 6,7% lên 23.00 đồng, STG 5,4% lên 26.200 đồng, MHC 4,1% lên 11.500 đồng, TCL 3,7% lên 39.250 đồng, , PVT 2,4% lên 21.450 đồng; TCO 2,3% lên 20.200 đồng. Cùng với đó, VOS, VTO vẫn có được sắc tím tại 13.550 đồng và 10.150 đồng và phiên chiều này đón thêm HAH tăng trần lên 59.200 đồng.

Nhóm cổ phiếu phân bón hạ nhiệt đôi chút so với mức đỉnh trong phiên với các mã đầu ngành là DCM 4,1% lên 24.150 đồng, khớp 8,17 triệu đơn vị, DPM 5,6% lên 35.800 đồng, khớp hơn 6,7 triệu đơn vị, BFC 2,7% lên 34.450 đồng.

Các cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ, vốn khởi sắc hơn trong phiên sáng cũng dần chịu áp lực bán gia tăng và chỉ còn KBC, ITA, DLG, KDC, CII nằm trong số ít các cổ phiếu còn giữ được sắc xanh, với KBC chỉ còn 2,8% lên 37.200 đồng, khớp lệnh ấn tượng nhất khi chỉ kém CTG, với hơn 18,2 triệu đơn vị.

Còn lại DIG, ROS, HQC, IJC, LCG, BCG, HBC đã đảo chiều xuống dưới tham chiếu, mặc dù mức giảm cũng không lớn và điểm nhấn FIT khi lùi về mức giá sàn -6,8% xuống 17.700 đồng, khớp hơn 5,6 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán, ngoài APG một mình một ngựa đi ngược xu hướng, giữ mức giá trần 6,9% lên 16.300 đồng và FTS tăng 2,3% thì còn lại đều đóng cửa giảm điểm, với VIX là cổ phiếu giảm sâu nhất khi mất 4,7% xuống 26.300 đồng.

Đáng chú ý phiên chiều là sức bật ở hai cổ phiếu ngành nước là REE và BWE khi đều tăng trần lên 62.100 đồng và 40.200 đồng, khớp 2,58 triệu và 2 triệu đơn vị và cùng trắng bên bán.

Trên sàn HNX, diễn biến tương tự của HNX-Index trong phiên chiều, khi mà SHB thu hẹp đà tăng và các mã khác nới rộng biên độ giảm đã đẩy HNX-Index lùi về tham chiếu, trước khi may mắn bật lên ở những phút cuối.

Đóng cửa, sàn HNX có 94 mã tăng và 97 mã giảm, HNX-Index tăng 0,85 điểm ( 0,25%), lên 336,85 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 118,6 triệu đơn vị, giá trị 2.963,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 10,76 triệu đơn vị, giá trị 306,6 tỷ đồng.

Cổ phiếu SHB sau phiên sáng tăng khá mạnh đã đóng cửa chỉ còn 2,5% lên 28.200 đồng, nhưng thanh khoản vẫn cao nhất toàn thị trường trong ngày hôm nay với hơn 28,39 triệu đơn vị khớp lệnh.

Theo sau SHB nâng đỡ chỉ số là TNG 6,5% lên 31.200 đồng, DXS 4,9% lên 28.500 đồng, LAS 2,5% lên 16.800 đồng, PHP tăng trần lên 30.900 đồng, và các cổ phiếu khác như IDC, DL1, S99.

Trong khi đó, tạo gánh nặng lớn là các cổ phiếu VND -1,4% xuống 50.800 đồng, PVS -2,4% xuống 24.200 đồng, SHS -2,5% xuống 39.200 đồng, TVB -6,3% xuống 22.200 đồng, PAN -2,1% xuống 27.600 đồng, BVS -3% xuống 32.500 đồng.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index từ mức tăng khá vững trong phiên sáng cũng đã nhanh chóng quanh đầu giảm xuống sắc đỏ trong phiên chiều và cũng kịp thời nhích lên sắc xanh khi đóng cửa ở những phút cuối.

Phiên này, DDV trở thành điểm nhấn giao dịch, khi khối lượng khớp lệnh cao nhất UpCoM với hơn 7,44 triệu đơn vị và tăng mạnh 13% lên 19.100 đồng.

Trong khi BSR từ tham chiếu cuối phiên sáng đã đảo chiều giảm 1,1% xuống 17.400 đồng, khớp hơn 6,92 triệu đơn vị.

Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,01 điểm ( 0,01%), lên 91,55 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 61,95 triệu đơn vị, giá trị 1.198 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,74 triệu đơn vị, giá trị 92,1 tỷ đồng.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai phiên này đều giảm, với VN30F21019 mất 24,8 điểm (-1,73%), xuống 1.406,7 điểm, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 241.500 đơn vị, khối lượng mở hơn 32.600 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ cũng bao phủ, nhưng mã khớp lệnh cao nhất với hơn 0,7 triệu đơn vị là CVNM2205 lại tăng 4,2% lên 250 đồng/cq.

LẠC NHẠN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement