Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch chứng khoán chiều 7/6: Chưa xác nhận tín hiệu đảo chiều

Chứng khoán

07/06/2021 16:37

Một phiên chiều "trắng bên mua" đã không xảy ra, lực cầu quá mạnh kéo thị trường tăng điểm trở lại so với cuối phiên xác giúp kết thúc phiên tạo mẫu hình điều chỉnh, chứ chưa phải là phiên rũ bỏ hay đảo chiều xu hướng.

Mặc dù tổng thể thị trường chưa quá xấu, nhưng diễn biến phiên hôm nay như trận mưa dông trưa Hà Nội, giúp làm mát những cái đầu đang nóng, làm dịu lại cái hừng hực chọn mã để đặt lệnh mua với không ít nhà đầu tư.

Bỏ qua điểm số thì diễn biến đáng chú ý nhất phiên hôm nay là dòng tiền rất nhanh tìm điểm cân bằng. Các mã đã tăng mạnh trước đó hầu hết điều chỉnh giảm, tập trung vào ngân hàng, chứng khoán, và thép, nhưng phần còn lại không quá bi quan. Điều này cho thấy các nhà đầu tư cũng quan ngại nhất định về dòng tiền nóng tập trung ở nhóm này, và bán chủ động. Tuy nhiên, lực cầu vẫn xuất hiện mạnh với 3 nhóm ngành trên phản ánh xu hướng kỳ vọng sau phiên điều chỉnh hôm nay giá còn tăng.

Cung thắng cầu ở mức chênh lệnh không lớn giúp tình trạng bán tháo không diễn ra ở các mã trụ, đặc biệt là ngân hàng khiến thị trường không rơi vào hiệu ứng bầy cừu, bán tháo ồ ạt mọi mã, mà tạo một nhịp "hạ cánh mềm" của các mã nóng theo cách khá an toàn.

Có thể, sau những chuỗi ngày dài nhìn các nhóm ngân hàng, chứng khoán, thép, dầu khí,... tăng điểm, tới đây các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu nhỏ sẽ có những phiên "trọn niềm vui" vì dòng tiền đổi hướng.

Phiên giảm điểm hôm nay, đặc biệt trong phiên sáng, cũng cho thấy sự tai hại của quyết định không cho sửa, hủy lệnh. Trên trang cá nhân, GS Hồ Quốc Tuấn (Đại học Bristol, Anh Quốc) đưa dòng trạng thái: "Khi thị trường tăng, người ta còn khen giải pháp không cho sửa hủy lệnh, khi thị trường giảm, nhà đầu tư sẽ tự thấy vấn đề".

Vấn đề chính là lệnh MP, khi các lệnh còn lại bị chốt cứng thì chỉ còn lệnh MP (mua/bán mọi giá) cho phép thay đổi mức giá để giao dịch được thực hiện. Khi thị trường giảm quá nhanh, để đảm bảo việc bán ra thành công thì lệnh MP là ưu tiên lựa chọn, khi cùng lúc nhiều lệnh này xuất hiện thì lực bán ra tăng mạnh hơn rất nhiều ép giá cổ phiếu giảm nhanh hơn đúng ra nó phải có.

Tình trạng còn tồi tệ hơn khi bảng điện tử hiển thị không đúng làm xuất hiện khái niệm "đánh cờ mù", nhà đầu tư không biết giá khớp hiện tại là bao nhiêu, lượng mua bán đang thế nào nên khi đã quyết mua, quyết bán cũng lại dùng lệnh MP để đạt mục tiêu (trừ giá mua/bán).

Hy vọng tình trạng này sớm có giải pháp để chấm dứt. Một cơ hội thu hút vốn cho doanh nghiệp theo các kế hoạch phát hành vừa được thông qua mùa đại hội, có thể bỏ lỡ, nếu thị trường mất đi sự sôi động đang có. Chưa kể tới việc nghẽn lệnh, treo bảng chắc chắn cũng khó hút được dòng vốn ngoại đang có xu hướng quay trở lại các thị trường mới nổi. Tương tự, cơ hội nâng hạng thị trường, biết đâu đó cũng bị ảnh hưởng...

Quay lại diễn phiên giao dịch chiều, thị trường đã có những tín hiệu tích cực khi dòng tiền chảy mạnh và hướng tới nhóm cổ phiếu ngân hàng giúp các mã thu hẹp biên độ, không còn mã nào nằm sàn. Điều này giúp nhà đầu tư kỳ vọng vào kịch bản cũ sẽ lặp lại, rằng thị trường sẽ sớm có cú hồi.

Trong khi thị trường đang diễn biến tích cực và chỉ số VN-Index dần thu hẹp biên độ giảm nhờ lực cầu tăng mạnh thì “căn bệnh” lỗi hệ thống lại diễn ra, khiến thị trường gần như đứng im sau khoảng 1 giờ mở cửa.

Điều đáng nói là nếu trong 2 phiên giao dịch cuối tuần trước, khi thanh khoản thị trường xoay quanh mức 30.000 tỷ đồng, thậm chí trong phiên 4/6, tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE vượt mức 31.000 tỷ đồng thì hệ thống vẫn chạy bon bon, nhưng trong phiên chiều nay, thị trường dường như đã đóng cửa sớm khi thanh khoản vẫn còn cách khá xa “định mức” trên.

Chốt phiên, sàn HOSE có 157 mã tăng và 265 mã giảm, VN-Index giảm 15,27 điểm (-1,11%), xuống 1.358,78 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 876,69 triệu đơn vị, giá trị 28.922,37 tỷ đồng, giảm 6,76% về khối lượng và 7,13% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 4/6. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 36,57 triệu đơn vị, giá trị 1.383,85 tỷ đồng.

Như đã nói ở trên, dù sắc đỏ vẫn bao trùm nhóm cổ phiếu ngân hàng nhưng đà giảm đã thu hẹp đáng kể, điển hình như LPB sau khi dư bán sàn gần 5 triệu khi chốt phiên sáng, sang phiên chiều đã được hấp thụ hết và kết phiên giảm 6%, đứng ở mức 31.400 đồng/CP; MSB cũng thoát sắc xanh mắt mèo và kết phiên giảm 4,9% xuống 28.900 đồng/CP.

Ngoài ra, các mã khác như VCB, BID, CTG, ACB, TCB… cũng đồng loạt bật ngược đi lên. Điểm sáng là VPB nhanh chóng đảo chiều trong phiên chiều và là mã duy nhất có được sắc xanh khi đóng cửa tăng nhẹ 0,4% lên mức cao nhất ngày 72.000 đồng/CP. Đồng thời, thanh khoản cũng tăng vọt và tiếp tục dẫn đầu sàn HOSE với gần 45,65 triệu đơn vị.

Các mã khác như STB, MBB, LPB, TCB, ACB, CTG cũng có khối lượng khớp lệnh một vài chục triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn giảm sâu và hàng loạt mã nằm sàn như AGR, APS, CTS, BVS; các cổ phiếu thép cũng đồng loạt giao dịch trong sắc đỏ.

Trái lại, nhóm cổ phiếu bất động sản là điểm sáng của thị trường. Bên cạnh các mã lớn và bluechip như VHM, VIC, VRE, PDR đóng vai trò hỗ trợ thị trường, nhiều mã vừa và nhỏ đã có phiên giao dịch khởi sắc.

Cụ thể như ITA tăng 3,5% lên 7.710 đồng/CP và khớp 22,53 triệu đơn vị; SCR tăng 6,5% lên mức giá trần 10.450 đồng/CP và khớp hơn 22 triệu đơn vị cùng lượng dư mua trần gần 8,2 triệu đơn vị, HBC tăng 2,6% lên 15.600 đồng/CP, KBC tăng 1% lên 35.850 đồng/CP…

Ngoài ra, dòng tiền cũng hướng đến nhiều mã đơn lẻ khác chưa tăng nhiều như GVR tăng 4,5% lên 31.400 đồng/CP, MIG tăng 5,8% lên 19.200 đồng/CP, FTM tăng trần, SHI tăng 3,3% lên 28.550 đồng/CP…

Trên sàn HNX, thị trường không có nhiều biến động khi lực bán mạnh vẫn tập trung vào nhóm cổ phiếu lớn.

Đóng cửa, sàn HNX có 102 mã tăng và 119 mã giảm, HNX-Index giảm 11,13 điểm (-3,38%) xuống 318,63 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 224 triệu đơn vị, giá trị 5.459,46 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,39 triệu đơn vị, giá trị hơn 100 tỷ đồng.

Các cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán vẫn đóng vai trò là gánh nặng chính của thị trường. Trong đó, đáng kể các mã lớn như SHB giảm 7,7% xuống mức thấp nhất ngày 30.000 đồng/CP, BAB giảm 6,6% xuống 28.300 đồng/CP, SHS giảm 9,2% xuống 37.500 đồng/CP, VND giảm 5,6% xuống 57.000 đồng/CP… Trong đó, SHB vẫn dẫn đầu thanh khoản thị trường với hơn 36 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu dầu khí, PVS dù thu hẹp biên độ nhưng vẫn giữ sắc xanh với mức tăng 1% lên 30.000 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh chỉ thua SHB, đạt 24,36 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HUT vẫn giữ đà tăng khá tốt với biên độ tăng 4,2% lên mức 7.500 đồng/CP, thanh khoản thuộc top 5 mã dẫn dầu, đạt 13,77 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, thị trường thu hẹp biên độ giảm nhờ sự hồi phục của một số mã lớn.

Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 1,53 điểm (-1,69%) xuống 89,06 điểm với 157 mã tăng và 146 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 108,63 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.973 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 11,78 triệu đơn vị, giá trị 376,91 tỷ đồng.

Cặp đôi cổ phiếu dầu khí BSR và OIL vẫn là điểm sáng thị trường. Trong đó, BSR kết phiên tăng 5,7% lên mức 20.300 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh xấp xỉ 26 triệu đơn vị, còn OIL tăng 3,4% lên 15.400 đồng/CP và khớp hơn 7,6 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, một số mã lớn khác cũng hỗ trợ tốt giúp thị trường thu hẹp biên độ giảm như MSR tăng 1,9% lên 21.000 đồng/CP, VGI tăng 1,5% lên 34.100 đồng/CP, VTP tăng 2,9% lên 98.800 đồng/CP, VEA tăng 2,1% lên 48.000 đồng/CP…

Trong khi đó, dòng bank vẫn chưa có tín hiệu hồi phục sau đợt tăng mạnh vừa qua, cụ thể như ABB giảm 8% xuống 23.000 đồng/CP, BVB giảm 2,9% xuống 20.000 đồng/CP, NAB giảm 7,4% xuống 22.600 đồng/CP…

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai kết phiên giảm điểm, trong đó, VN30F2106 giảm 20,9 điểm (1-,4%) xuống 1.485 điểm, với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 195.760 đơn vị, khối lượng mở gần 27.450 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ cũng bao trùm, trong đó và CVNM2011 và CVJC2006 dẫn đầu thanh khoản. Cụ thể, CVNM2011 kết phiên giảm 82,6% xuống 40 đồng/CQ và khớp 96.390 đơn vị, còn CVJC2006 tăng 12,5% lên 90 đồng/CQ với khối lượng khớp lệnh đạt 83.620 đơn vị

T.THUÝ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement