Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá tiêu trong nước và thế giới đi ngang

Giá cả hàng hóa

14/05/2021 07:53

Giá tiêu mới nhất tại thị trường hồ tiêu trong nước đi ngang giao dịch ở mức từ 63.000 - 68.500 đồng/kg tại các địa phương trồng tiêu trọng điểm.

Cụ thể, Gia Lai vẫn là địa phương có mức giá thấp nhất thị trường ở mức 63.000 đồng/kg. Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 68.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Đồng Nai 64.000đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk 66.500 đồng/kg; Bình Phước 67.500 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 38.866,65 Rupee/tạ, giữ nguyên so với phiên trước.

Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 13-19/5/2021 là 315,27 VND/INR.

gia-nong-san-hom-nay-10-8-gia-ca-phe-bat-tang-gia-tieu-se-giam-sau-toi-dau-giatieu-hom-nay-1533873453-width660height410.jpg
Giá tiêu hôm nay đi ngang. 

Theo báo cáo dữ liệu sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 4/2021 đạt 32.232 tấn, tăng 819 tấn, tức tăng 2,61 % so với tháng trước và giảm 3.713 tấn, tức giảm 10,33% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 4 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 93.557 tấn tiêu các loại, giảm 22.794 tấn, tức giảm 19,59 % so với khối lượng xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2020.

Hiện nay Việt Nam đã hoàn thành vụ thu hoạch mùa hồ tiêu mới. Nhưng ước tính sản lượng hồ tiêu vụ này đạt khoảng 180.000 tấn, giảm 25 – 30% so với năm trước. Dù con số chính thức chưa được công bố, nhưng nhiều chuyên gia nhìn nhận mức dự đoán trên là hợp lý.

Theo chuyên gia Nguyễn Vịnh nhận định trên VOH: Sản lượng hồ tiêu vụ năm nay ước khoảng 180.000 tấn, đầu cơ các năm trước còn khoảng 30.000 tấn, nhập khẩu năm nay khoảng 30.000 tấn, dự kiến tổng tồn kho sẽ là 240.000 tấn.

Các đơn vị đã xuất khẩu 4 tháng đầu năm 93.000 tấn, dành cho tiêu thụ trong nước khoảng 12.000 tấn. Như vậy, tổng lượng tiêu trong nước hiện tại còn khoảng 240.000 – (93.000 12.000) = 135.000 tấn.

Tuy nhiên, trong số này ước các đại lý và đầu cơ nội địa đã nắm khoảng 40.000 tấn, các doanh nghiệp xuất khẩu nắm 20.000 tấn và các doanh nghiệp FDI nắm khoảng 40.000 tấn. Nên trong dân chỉ còn 35.000 tấn. Vị chuyên gia này đưa ra câu hỏi: Xuất khẩu năm nay còn 8 tháng nữa, ít nhất cần 160.000 tấn, vậy nguồn cung sẽ lấy đâu ra để bù đắp?

Bài phân tích mới đây trên Peppertrade cho thấy, nhu cầu thị trường đối với hồ tiêu vẫn khá tốt do các nhà buôn nước ngoài vẫn chưa gom đủ hàng để giao cho các hợp đồng giao hàng vào quý III và quý IV năm nay. Các công ty tại Mỹ, EU, châu Á liên tục tăng lượng mua trong kỳ giao hàng quý III, quý IV nhưng các nhà xuất khẩu còn ngần ngại chào hàng do sản lượng vụ tiêu năm nay của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung giảm so với các năm trước.

Kỳ nghỉ lễ dài ngày của Trung Quốc đã kết thúc vào tuần trước và tháng Ramadan của người Hồi giáo sẽ kết thúc trong hôm nay (13/5). Do đó, về dài hạn, nhiều khả năng nhu cầu của thị trường về hồ tiêu sẽ tăng cao hơn nữa.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mới đây cho biết niên vụ 2020-2021, sản lượng hạt tiêu của cả nước dự kiến sẽ giảm mạnh, nhưng xu hướng sản xuất theo hướng bền vững gia tăng ở nhiều nơi. Hiện vụ thu hoạch hạt tiêu năm nay đang trong giai đoạn cuối vụ.

Cơ quan này dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam thời gian tới sẽ đối mặt với khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam sau khi tăng mạnh trong quý I/2021 đã giảm trong tháng 4/2021.

HẢI MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement