Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá tiêu đầu tuần đi ngang

Giá cả hàng hóa

19/04/2021 09:37

Giá tiêu hôm nay 19/4 tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ không có nhiều biến động, dao động trong khoảng 67.500 – 71.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông được thương lái thu mua với mức 69.500 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 67.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai ghi nhận 2 phiên liên tiếp giao dịch ở mức 68.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giá tiêu hiện giữ nguyên mức 71.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 70.000 đồng/kg.

Như vậy giá tiêu hôm nay, tại các vùng trồng trọng điểm đi ngang phiên thứ 2 liên tiếp.

p1770217.jpeg

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ tăng 333,3 rupee/tạ, ở mức 40.766,65 rupee/tạ.

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 15/4/2021 đến ngày 21/4/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 309,02 VND/INR.

Theo các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, thị trường tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới đang và sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn do giá tiêu ở mức thấp khi cung lớn hơn cầu và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

Mặc dù được đánh giá là "cường quốc" thế giới về trồng tiêu và xuất khẩu hạt tiêu, song mỗi năm các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn nhập hàng nghìn tấn tiêu từ các nước khác.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong quý I/2021, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhập khẩu 8.143 tấn hạt tiêu từ một số thị trường.

Trong đó, nhập khẩu tiêu đen 5.731 tấn, tiêu trắng 2.412 tấn. So với cùng kỳ năm 2020, lượng nhập khẩu tăng 5,8%.

Indonesia và Brazil là 2 quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất vào Việt Nam, chiếm 81,8% tổng lượng nhập khẩu. Đáng chú ý là lượng nhập khẩu hồ tiêu chính ngạch từ Campuchia tăng tới 238,5%, đạt 606 tấn.

Olam là doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất, song doanh nghiệp này cũng nhập khẩu nhiều hạt tiêu nhất. Trong quý I, Olam nhập 3.155 tấn hạt tiêu, chiếm 38,8% tổng lượng nhập khẩu và so cùng kỳ tăng 7,3%.

Theo các nghiên cứu thị trường tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới đang và sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn. Nguyên nhân do giá tiêu ở mức thấp khi cung lớn hơn cầu và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

Nhu cầu thế giới hiện khoảng 510.000 tấn/năm. Bình quân nhu cầu sử dụng hạt tiêu mỗi năm chỉ tăng 2 - 3%, trong khi sản lượng hồ tiêu toàn cầu tăng 8 - 10%.

Mặc dù sản lượng hồ tiêu trong nước dồi dào, song một số doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn nhập hàng nghìn tấn tiêu từ Brazil. Lý do là bởi giá tiêu xuất xứ từ nước này rẻ hơn giá tiêu trong nước 2.000 - 3.000 đồng/kg. Giá hồ tiêu tại thị trường nội địa Brazil rất rẻ, chỉ 2.000 - 2.500 USD/tấn.

HẢI MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement