Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá cà phê thế giới vẫn khó đoán trong bối cảnh lạm phát kéo dài

Giá cả hàng hóa

10/01/2023 08:22

Thị trường nông sản ngày 10/1 ghi nhận giá cà phê trong nước tăng nhẹ trong khi giá cà phê thế giới lại giảm; giá hồ tiêu đi ngang trong khi cao su tăng giảm trái chiều ở các kỳ hạn.

Giá cà phê trong nước và thế giới biến động trái chiều

Giá cà phê trong nước hôm nay 10/1 dao động trong khoảng từ 38.900 – 39.600 đồng/kg.

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Nông và tỉnh Gia Lai, hai địa phương có giá cà phê nhân được thu mua cao nhất là 39.600 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; Đắk Lắk, tỉnh Kon Tum:  39.400 đồng/kg; Lâm Đồng: 38.900 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London, giảm 7 USD (-0.38%), giá đóng cửa ở mức 1,825 USD/tấn.

Trong khi đó giá cà phê Arabica trên sàn New York giảm 2.25 US cents (-1.40%), giá đóng cửa ở mức 158.30 US cents/lbs. Tồn kho đạt chuẩn của sàn ICE New York ghi nhận tăng ở mức 830.272 tính đến cuối tuần qua. Bên cạnh đó, báo cáo thời tiết tại các vùng trồng cà phê chính ở miền nam Brazil hiện mưa rất thuận lợi để phát triển mùa vụ mới. Những thông tin trên đã gây áp lực giảm lên giá cà phê Arabica.

Giá cà phê thế giới vẫn khó đoán do lạm phát vẫn đang hiện hữu - Ảnh 1.

Cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE giao dịch quanh mức 1,6 USD/pound, giữ gần mức thấp nhất trong 16 tháng là 1,5 USD chạm vào ngày 18/11, trong bối cảnh đồng real yếu hơn và triển vọng nguồn cung được cải thiện tại nhà sản xuất hàng đầu Brazil.

Việc tăng giá cà phê trong nước và cà phê Robusta trên sàn London được cho là do báo cáo tồn kho của cà phê này trên sàn Lodon đã giảm sâu xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, thời tiết mưa ở Tây Nguyên gây khó khăn cho việc thu hoạch và phơi sấy cà phê cuối vụ cũng là tác nhân đẩy giá cà phê tăng.

Ngược lại, báo cáo tồn kho tại sàn ICE New York (Mỹ) tăng và dự báo sản lượng cà phê Arabica của Brasil sẽ đạt kỷ lục mới trong niên vụ sắp tới đã làm cà phê Arabica ghi nhận xu hướng giảm liên tục trong tuần qua, đến cuối tuần giá cà phê đã giảm 9 cent/lb (kỳ hạn giao cà phê tháng 03/2023).

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, giá cà phê trong nước trong tuần này sẽ vẫn quanh mốc 40.000 đồng/kg. Còn giá cà phê thế giới vẫn khó đoán định bởi hiện so với từ đầu niên vụ cà phê trên cả 2 sàn London và New York đều đã mất nhiều điểm %; nhưng cũng khó tăng do lo ngại lạm phát cao trong năm 2023 vẫn đang hiện hữu.

Giá hồ tiêu trong nước ổn định

Giá tiêu trong nước hôm nay 10/1 tại Bà Rịa Vũng Tàu là 60.500 đồng/kg; tại Bình Phước, Đồng Nai duy trì ở 59.000 đồng/kg; tại Đắk Lắk, Đắk Nông là 58.500 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, hôm qua Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.582 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 mức 2.550 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok 5.988 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn. Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.200 - 3.300 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l; giá tiêu trắng ở mức 4.700 USD/tấn.

Giá cà phê thế giới vẫn khó đoán do lạm phát vẫn đang hiện hữu - Ảnh 2.

Thị trường đang có những tín hiệu tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa khẩu, kỳ vọng vào sức tiêu thụ dịp cuối năm của thị trường tỷ dân này. Năm 2022, sự sụt giảm mạnh lượng hàng sang Trung Quốc góp phần không nhỏ khiến cho giá hồ tiêu Việt Nam mất đến hơn 20.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, tại trường trong nước, ngày 7/1 mưa lớn trên khu vực Tây Nguyên mới giảm dần. Trước đó mưa liên tiếp mấy ngày khiến việc thu hoạch sớm của người dân bị ảnh hưởng. Hồ tiêu thu hái xong cũng không có nắng để phơi khiến chất lượng bị ảnh hưởng.

Dự báo năm 2023, xuất khẩu tiêu của Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong bối cảnh giá thế giới chịu áp lực do nhu cầu tiêu thụ thấp. Nhu cầu hạt tiêu sẽ giảm mạnh vào quý I/2023 với mùa Đông rất khó khăn ở khu vực EU, do cuộc khủng hoảng năng lượng. Nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc chưa thể bứt phá mạnh, mặc dù Trung Quốc đã nới lỏng chính sách "Zero Covid".

Dự kiến phải đến đầu quý II/2023, sức mua của thị trường Trung Quốc mới có thể tăng trở lại.

Giá cao su tăng giảm trái chiều ở các kỳ hạn

Giá cao su hôm nay 10/1 tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom) kỳ hạn giao tháng 1/2023 ghi nhận mức 210 JPY/kg. Kỳ hạn tháng 2/2023 tăng 0,4 JPY/kg; kỳ hạn tháng 3/2023 giảm 0,28%; kỳ hạn tháng 4/2023 tăng 0,41%; kỳ hạn tháng 5/2023 ổn định.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 ở mức 13.240 CNY/tấn, giảm 150 CNY/tấn. Các kỳ hạn tháng 3/2023, kỳ hạn tháng 4/2023; các kỳ hạn tháng 5/2023 và kỳ hạn  tháng 6/2023 tăng 0,27 và 0,23%.

Giá cà phê thế giới vẫn khó đoán do lạm phát vẫn đang hiện hữu - Ảnh 3.

Cao su kỳ hạn được giao dịch trên 130 USD cent/Kg trong tháng 1, tiến xa hơn so với mức thấp nhất trong hai năm là 117 USD cent/Kg chạm vào cuối tháng 10, do triển vọng phục hồi nhu cầu được thúc đẩy bởi nền kinh tế mở cửa trở lại ở những người mua hàng đầu Trung Quốc.

Cục Xuất nập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết năm 2022, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19 và kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu sao su của Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan. 

Theo ước tính, năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,1 triệu tấn, trị giá 3,3 tỷ USD, tăng 9,6% về lượng và tăng hơn 1% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.547 USD/tấn, giảm 7,8% so với năm 2021.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 1,87 triệu tấn, trị giá gần 2,95 tỷ USD, tăng 9,8% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, nhờ nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu phục hồi.

Tuy nhiên trước biến động tỷ giá USD tăng cao, trong khi giá mủ cao su lại xuống thấp trong mấy tháng cuối năm, khiến cho mối tương quan giá thành sản xuất cao su và giá bán mất cân đối.

Giá xuất khẩu bình quân hầu hết các chủng loại cao su đều trong xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2021. Trong mấy tháng gần đây, giá cao su liên tục giảm mạnh, kéo theo giá xuất khẩu các chủng loại cao su cũng liên tục giảm, nhất là trong tháng 11/2022 giá đã xuống mức thấp nhất tính từ đầu năm 2022, đồng thời là mức thấp nhất trong gần hai năm qua do nguồn cung dư thừa.

Về thị trường xuất khẩu, trong 11 tháng năm 2022, cao su của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang khu vực châu Á, đạt 1,7 triệu tấn, trị giá 2,7 tỷ USD, tăng gần 13% về lượng và tăng 6,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Nhìn chung, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang phần lớn các thị trường đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ cao su của Việt Nam, với 1,4 triệu tấn, trị giá hơn 2 tỷ USD, tăng 14% về lượng và tăng 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 70,8% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước.

Đứng thứ hai là Ấn Độ với 114 nghìn tấn, trị giá gần 195 triệu USD, tăng 8,8% về lượng và tăng 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 6,6% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước trong 11 tháng năm 2022.

Trong kỳ, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu cao su tự nhiên và chủ yếu xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement