Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

GDP và niềm tin của doanh nghiệp

Phân tích

05/10/2017 07:28

GDP quý III/2017 đạt 7,46%, kéo theo kết quả rất tích cực là GDP chín tháng 2017 đạt 6,41%. Điều này thật khác biệt so với tỷ lệ tăng trưởng GDP quý I/2017 chỉ đạt 5,15%.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng TCTK cho hay: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2017 ước tính tăng 6,41% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 5,15%, quý II tăng 6,28%. Điều đáng chú ý và vui mừng nhất, theo ông Nguyễn Bích Lâm, là GDP ước tính của quý III/2017 tăng 7,46%.

Đối thoại chính sách kinh tế tư nhân diễn ra tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Kinh tế tư nhân là đầu kéo quan trọng để phát triển kinh tế của đất nước. Ảnh: Nhật Anh

“Điều này khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện. Đây cũng là tín hiệu tích cực để nền kinh tế hướng tới mục tiêu tăng trưởng 6,7% của cả năm 2017”,ông Nguyễn Bích Lâm khẳng định.

Như vậy, sau khi tỷ lệ tăng trưởng GDP quý I/2017 chỉ đạt mức rất thấp là 5,15%, thì quý III/2017 GDP đã có sự đột biến, đạt mức 7,46%.

Theo báo cáo của TCTK, kinh tế - xã hội nước ta 9 tháng năm 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có dấu hiệu khởi sắc với sự phục hồi và tăng trưởng ổn định của các nền kinh tế lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu.

Hoạt động thương mại toàn cầu tiếp tục xu hướng cải thiện rõ rệt là yếu tố tác động tích cực đến sản xuất trong nước.

“Tuy nhiên, việc gia tăng chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ sản xuất, bảo hộ mậu dịch cùng với những điều chỉnh chính sách của Mỹ và một số nước lớn đã tác động đáng kể tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và một số nước trong khu vực”,ông Nguyễn Bích Lâm cho hay.

Ở trong nước, bên cạnh kết quả nổi bật về cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, thu hút khách quốc tế và đầu tư nước ngoài, kinh tế nước ta đối mặt với những khó khăn như: Sự sụt giảm của ngành khai khoáng; giá nông sản, thực phẩm, nhất là giá thịt lợn giảm mạnh tác động tiêu cực đến chăn nuôi; thiên tai, bão, lũ gây thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương.

Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.

“Chính phủ đã ban hành kịp thời các Nghị quyết, Chỉ thị nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng các ngành, lĩnh vực. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực”, ông Nguyễn Bích Lâm lý giải.

Không có quá nhiều những phản biện về kết quá lẽ ra là đáng vui mừng này. Nhưng râm ran đâu đó, vẫn còn những lo ngại, hoài nghi về tỷ lệ tăng trưởng quý III đạt 7,46% và tăng trưởng 9 tháng đạt 6,41%. Và cũng chính vì vậy mà cũng ít phản hồi từ cơ quan quản lý nhà nước và Chính phủ về vấn đề này.

Có lẽ, cho đến thời điểm này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ là một trong số ít người giải thích khá tường minh vấn đề này. “Tăng trưởng Quý III/2017 cao tới 7,46% dẫn tới một số ý kiến nghi ngờ, nhưng xét kỹ thì mức tăng trưởng này có căn cứ rõ ràng”, Phó Thủ tướng lý giải.

Bởi lẽ, theo Phó Thủ tướng, công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất khẩu, tiêu dùng nội địa có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Trong 9 tháng qua, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng 12,8%. Những điểm sáng trong lĩnh vực này là Samsung trong quý III tăng trưởng tới 45% và Nhà máy thép Formosa sẽ sản xuất 1,5 triệu tấn thép/năm).

Sản xuất nông nghiệp, thủy sản cũng tăng 5,45% trong 9 tháng qua do nhiều khu vực chuyển từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản cho giá trị cao hơn. Tiêu dùng nội địa tăng mạnh trong 9 tháng qua ở mức 10,2% (nếu trừ yếu tố giá tiêu dùng thì tăng hơn 9%). Xuất khẩu tăng mạnh tới gần 19% cũng mang lại động lực mạnh mẽ cho GDP, trong đó riêng ngành nông nghiệp năm nay dự kiến sẽ vượt kế hoạch khi mang lại giá trị 35 tỷ USD.

Sẽ rất khó để phân định ranh giới giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa lạc quan và lo lắng đặc biệt trong vấn đề tăng trưởng GDP như đã thấy. Đã có những câu hỏi như: mục tiêu 6,7% tăng trưởng GPD là động lực hay áp lực? Chất lượng tăng trưởng có đảm bảo được không? Sản xuất công nghiệp tăng nhưng chỉ số phụ tải điện năng dường như vẫn chưa tương xứng?

Cũng sẽ là rất khó để trả lời những câu hỏi này một cách cụ thể. Bởi lẽ không phải ai cũng am tường những con số có vẻ là vô hồn, nhưng lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả điều hành của Chính phủ. Cũng bởi sự phát triển không chỉ là mục tiêu của Chính phủ mà còn là niềm mong ước của cộng đồng DN, của những người dân đang nỗ lực mỗi ngày. Cũng bởi ở tầm vĩ mô, Việt Nam nếu muốn đuổi kịp thế giới thì phải duy trì tăng trưởng ở mức rất cao, thậm chí 10%/năm, trong một thời gian dài.

Có vẻ những câu trả lời tường minh cho âu lo, nghi hoặc vẫn còn là ẩn số. Cái còn lại chính là: Niềm tin!

ĐẠI DƯƠNG (Diễn đàn Doanh nghiệp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement