Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dự báo giá heo hơi tuần tới (31/8-5/9): Duy trì đà giảm

Giá cả hàng hóa

30/08/2020 15:33

Giá heo hơi khả năng sẽ duy trì đà giảm trong tuần tới nhờ nhiều địa phương tích cực đẩy mạnh công tác tái đàn, qua đó giúp ổn định nguồn cung.

Trong tuần qua, giá heo hơi tiếp tục giảm trung bình từ 1.000 - 5.000 đồng/kg trên cả nước. Hiện tại, giá thu mua của 3 miền đang dao động quanh mốc 80.000 đồng/kg heo hơi. Cụ thể, tại miền Bắc ghi nhận giá heo hơi tiếp tục có mức giảm mạnh nhất trong tuần này, riêng Ninh Bình giảm sâu 6.000 đồng/kg xuống còn 79.000 đồng/kg. Trong đó, giá heo hơi tại miền Trung và Nam cũng được điều chỉnh giảm mạnh trong tuần này.

Hiện tại, giá heo các địa phương ở miền Bắc đang bán ở mức 78.000 - 82.000 đồng/kg, tại miền Trung và Nam từ 79.000 - 82.000 đồng/kg.

Giá heo hơi giảm mạnh vì sao?

Trước hết, vào tháng 7 âm lịch hàng năm, giá heo hơi luôn giảm xuống do nhiều người dân ăn chay khiến cho nhu cầu thịt heo giảm đi so với các tháng khác.

Theo thông tin từ một số thương nhân ngành chăn nuôi trên một diễn đàn của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, từ đầu tháng 8 đến nay, lượng heo về 2 chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn thường xuyên ở mức hơn 5.000 con/ngày, có hôm lên tới hơn 5.700 con. 

Lượng heo về chợ đầu mối hàng ngày như trên là đã tăng khá so với mấy tháng trước. 

Điều đáng chú ý là trong mấy ngày gần đây, giá heo hơi ở Đông Nam bộ cũng như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn trên dưới 80.000 đồng/kg, heo Thái Lan gần như không còn xuất hiện tại các chợ đầu mối của TP.HCM.

Trong khi đó, lượng heo hơi về 2 chợ vẫn ổn định ở mức hơn 5.000 con/ngày. Điều này cho thấy, nguồn cung heo hơi ở Nam bộ đã được cải thiện, báo Nông nghiệp Việt Nam đưa tin. 

Ngoài ra, tại khu vực phía Bắc nhiều địa phương cũng tích cực đẩy mạnh công tác tái đàn và giúp giảm áp lực về nguồn cung.

Tại Thanh Hóa, việc tái đàn heo đạt 100% so với trước dịch tả heo châu Phi. Ông Lê Đức Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, cho hay kết quả đó là cả sự cố gắng lớn của ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, nhằm khôi phục lại đàn heo. Với đà này, những tháng cuối năm, tổng đàn heo của tỉnh Thanh Hóa sẽ còn tăng, bởi hiện có rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang chuẩn bị nhập đàn.

Ông Giang cho rằng việc đàn heo tăng nhanh và không phát sinh dịch bệnh là nhờ tỉnh Thanh Hóa thực hiện nghiêm chính sách tái đàn heo, trên cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học trong chăn nuôi.

Sở dĩ tỉnh Thanh Hóa nhanh chóng khôi phục được đàn heo là nhờ thực hiện nghiêm Quyết định 50 của Thủ tướng Chính phủ, về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.

Bên cạnh đó, TP.Hà Nội đã và đang thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển con giống và công nghệ chăn nuôi, đồng thời cơ cấu lại công tác quản lí chăn nuôi thú y, hoạt động chế biến, giết mổ, qua đó từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả ngành chăn nuôi.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện thành phố đang triển khai cơ cấu lại chăn nuôi theo vùng xã trọng điểm với các đối tượng nuôi chủ lực. 

Hiện tại, thành phố đã phát triển 76 xã chăn nuôi sản phẩm chủ lực, gồm: 15 xã chăn nuôi bò sữa; 19 xã chăn nuôi bò thịt; 13 xã chăn nuôi heo; 29 xã chăn nuôi gia cầm… 

Toàn thành phố có trên 3.800 trại/trang trại chăn nuôi qui mô lớn ngoài khu dân cư, trong đó có 81 trang trại được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. 

Để sản xuất giống và nâng cao năng suất, chất lượng giống, hiện nay ngành Nông nghiệp đã nâng cao năng suất sinh sản đàn heo nái bằng các giống Gen , báo Lao động Thủ đô đưa tin. 

BẢNG GIÁ HEO HƠI DỰ BÁO NGÀY 31/8//2020
Tỉnh/thành Khoảng giá (đồng/kg) Tăng ( )/giảm (-) đồng/kg
Hà Nội 80.000-81.000 Giữ nguyên
Hải Dương 82.000-83.000 Giữ nguyên
Thái Bình 80.000-82.000 Giữ nguyên
 Bắc Ninh 82.000-83.000 Giữ nguyên
Hà Nam 80.000-81.000 Giữ nguyên
Hưng Yên 82.000-83.000 Giữ nguyên
Nam Định 82.000-83.000 Giữ nguyên
Ninh Bình 82.000-83.000 Giữ nguyên
Hải Phòng 83.000-84.000 Giữ nguyên
Quảng Ninh 81.000-82.000 Giữ nguyên
Lào Cai 80.000-81.000 Giữ nguyên
Tuyên Quang 81.000-82.000 Giữ nguyên
Cao Bằng 80.000-82.000 Giữ nguyên
Bắc Kạn 82.000-83.000 Giữ nguyên
Phú Thọ 80.000-81.000 Giữ nguyên
Thái Nguyên 82.000-83.000 Giữ nguyên
Bắc Giang 84.000-85.000 Giữ nguyên
Vĩnh Phúc 83.000-84.000 Giữ nguyên
 Lạng Sơn 83.000-84.000 Giữ nguyên
Lai Châu 83.000-84.000 Giữ nguyên
Thanh Hóa 82.000-83.000 Giữ nguyên
Nghệ An 82.000-83.000 -1.000
Hà Tĩnh 83.000-84.000 Giữ nguyên
Quảng Bình 80.000-82.000 Giữ nguyên
Quảng Trị 83.000-84.000 Giữ nguyên
TT-Huế 83.000-84.000 Giữ nguyên
Quảng Nam 83.000-84.000 Giữ nguyên
Quảng Ngãi 80.000-81.000 Giữ nguyên
Bình Định 81.000-82.000 Giữ nguyên
Phú Yên 81.000-82.000 Giữ nguyên
Ninh Thuận 83.000-84.000 -2.000
Khánh Hòa 83.000-84.000 -3.000
Bình Thuận 80.000-81.000 Giữ nguyên
Đắk Lắk 84.000-85.000 Giữ nguyên
Đắk Nông 80.000-81.000 Giữ nguyên
Lâm Đồng 83.000-84.000 -3.000
Gia Lai 80.000-81.000 Giữ nguyên
Đồng Nai 82.000-84.000 2.000
TP.HCM 85.000-86.000 -1.000
Bình Dương 82.000-83.00 -1.000
Bình Phước 80.000-81.00 Giữ nguyên
BR-VT 82.000-83.000 1.000
Long An 83.000-84.000 1.000
Tiền Giang 83.000-84.000 Giữ nguyên
Bạc Liêu  80.000-82.000 2.000
Bến Tre 82.000-83.000 Giữ nguyên
Trà Vinh 80.000-81.000 Giữ nguyên
Cần Thơ 82.000-83.000 Giữ nguyên
Hậu Giang 83.000-84.000 Giữ nguyên
Cà Mau 82.000-83.000 Giữ nguyên
Vĩnh Long 78.000-80.000 2.000
An Giang 81.000-83.000 Giữ nguyên
Kiêng Giang 85.000-86.000 Giữ nguyên
Sóc Trăng 82.000-83.000 Giữ nguyên
Đồng Tháp 82.000-83.0000 1.000
Tây Ninh 80.000-81.000 1.000
PHƯỢNG LÊ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement