Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đốt vàng mã trong tháng cô hồn như thế nào mới đúng phong thủy?

Phong thủy

04/09/2017 04:48

Trong tháng 7 âm lịch, không ít gia đình mua nhiều vàng mã để cúng xá vong nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu việc đốt vàng mã như thế nào cho đúng.

Theo quan niệm dân gian, tháng “cô hồn” là tên gọi để chỉ tháng 7 âm lịch hàng năm, là tháng Diêm Vương mở cổng địa ngục, xóa tội cho các vong linh có lỗi lầm. Do đó, trong tháng này, ngoài lễ cúng gia tiên, ở mỗi địa phương, mỗi làng xóm hoặc mỗi gia đình thường làm thêm lễ cúng cho những linh hồn không có nơi thờ cúng.

Vì sao tháng 7 âm lịch lại có tên gọi là tháng “cô hồn”?

Ngày lễ này có nhiều tên gọi và nguồn gốc khác nhau. Trong đó, theo quan niệm Đạo Giáo, tháng 7 âm lịch đặc biệt là ngày 14, là ngày “Thiên địa giao hòa”, ngày “mở cửa tam giới” (mở cửa trời, nhân gian và mở cửa địa ngục). Vào ngày này, mọi người có thể cúng và “thỉnh” đến 10 cửa Diêm Vương để cầu siêu cho người thân đã khuất.

Còn theo quan niệm của Đạo Phật, rằm tháng 7 còn gọi là lễ Vu lan báo hiếu. Lễ này gắn với tích truyện về Mục Kiền Liên có người mẹ sống độc ác và gian dối nên khi chết đã bị đày xuống địa ngục! Mục Kiền Liên đã làm lễ dâng sớ và cúng cho các linh hồn oan khuất để giảm tội cho mẹ mình.

Cũng từ đó mà trong đạo phật hình thành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu cho những linh hồn còn bị giam trong địa ngục. Ảnh minh họa

Ngoài ra, lễ cúng cô hồn còn xuất phát từ quan niệm dân gian. Người Việt có truyền thống thờ tự ông bà, tổ tiên, nguồn cội như một cách tưởng nhớ người đã khuất. Trong xã hội, có nhiều lý do, nhiều trường hợp những người đã mất không có người thân, không rõ tên tuổi địa chỉ… nên dân gian dành một ngày để tưởng nhớ, cúng tế, giải thoát cho họ.

Dù có những tên gọi, cách hiểu khác nhau song theo Giáo sư, Viện sỹ Lương Ngọc Huỳnh ý nghĩa của ngày lễ này đều có chung tính nhân văn, với mục đích cầu xin Thượng Đế và các vị thần tiên xá tội cho các vong hồn dưới địa ngục được siêu thoát. Tháng “cô hồn” và lễ Vu Lan không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia khác, đặc biệt là các nước Á Đông.

Vàng mã là gì

Theo nghiên cứu cho thấy, vàng mã là những loại giấy tiền in các bài kinh văn siêu độ cho vong linh. Như vậy, khi tạo ra giấy vàng mã, cha ông chúng ta có ý thức không chỉ cầu mong sự no đủ cho vong linh mà còn phần nào đó giúp họ dễ dàng siêu thoát cụ thể là câu niệm hông danh đức Phật AVIDA và một số câu kinh khác được in trên giấy tiền. Đó là cách họ mong muốn các hương linh mau về Tây phương cực lạc.

Việc đốt vàng mã chỉ nên mang tính hình tượng, tránh sa đà vào mê tín, dị đoan. Ảnh minh họa

Điều này giải thích lý do tại sao trên những tờ tiền mã xưa có nhiều chữ Hán, không phải ai cũng có thể đọc được. Vì vậy, khi đốt vàng mã, chúng ta phải đọc kêu họ tên của người mất và đốt thật từ tốn không gấp gáp không làm một cách chiếu lệ hoặc đốt một lượt cả xấp giấy tiền.

Tuy nhiên, thời nay vàng mã được hiểu là các sản phẩm, vật dụng được làm bằng giấy có kích cỡ bằng hoặc nhỏ hơn nhiều so với đồ thật. Điển hình như quần áo, túi xách, mũ , nón, vàng thỏi… đều được làm loại giấy đặc biệt in màu sắc sặc sỡ thường được sử dụng để đốt cho người chết hoặc trong những dịp lễ đặc biệt. Trong đó tiền âm phủ cũng được coi là một loại Vàng Mã.

Đốt vàng mã thế nào cho đúng?

Vậy Đốt vàng mã trong tháng Cô hồn thế nào cho chuẩn? Thực ra, không nên hoàn toàn loại bỏ việc này, miễn là chúng ta đã hiểu được bản chất và ý nghĩa trên để việc đốt không bị lạm dụng và lãng phí quá.

Trong chúng ta mọi người thường thường hay tiếc nuối cuộc sống dương gian dù đã khuất, đó là sự tham chấp, rất khó siêu thoát.

Nhưng ít ai hiểu được điều nảy để buông bỏ hết tất cả. Họ đòi hỏi những thứ lúc mình còn sống mà quên rằng họ đã chuyển đến một thế giới khác chứ không còn là cõi của thực thể nữa.

Vì thế, việc đốt vàng mà là những câu kinh là để xoa dịu vong linh, mong muốn tâm họ hoan hỷ hơn bớt đi phần sân hận, dễ dàng tiếp nhận kinh kệ hiểu lời khai thị của kinh sư mà đi vào siêu thoát. Ảnh minh họa

Vì vậy, việc đốt vàng mã vẫn nên làm nhưng ở mức độ hợp lý, đủ sẽ giúp xoa dịu linh hồn đồng thời kết hợp với trai đàn dẫn độ siêu thoát của nhà Phật thì mới đạt công đức viên mãn.

Nếu chúng ta đốt quá nhiều đồ vật mang tính tượng trưng cho tài sản như nhà cửa, ô tô, tiền đô,... chỉ càng làm cho các vong linh thêm chấp niệm, khó vãn sanh vì họ càng tiếc nuối chốn trần thế, vương vấn không muốn rời đi.

Gia chủ nên chăm lo cho vong linh đầy đủ nhất về mặt linh hồn và nên dùng các loại tiền xưa có in kinh văn để trợ lực thêm cho họ và đốt một số lượng vừa phải mà thôi nhưng quan trọng nhất là kết hợp với trai đàn chẩn tế.

Còn nếu như chúng ta không hiểu điều này cứ mua thật nhiều, đốt thật nhiều một cách vô tội vạ, không lập đàn, không chú trọng siêu độ thì lúc này việc đốt vàng mã hoàn toàn lãng phí.

Vạn vật trong vũ trụ vốn không có gì là sai là xấu, phàm là vật gì được tạo ra chắc chắn có công dụng nhất định của chúng. Nhiệm vụ của con người chúng ta là làm sao tìm hiểu cho rõ ràng chính xác để sử dụng chúng như những công cụ mang lại bình an và hạnh phúc cho cả người trần gian cũng như người khuất mặt.

Theo thông tin trên Phật giáo Việt Nam thì có 6 lý do để không nên đốt vàng mã. Cụ thể, loại giấy tờ tạp phế phẩm để làm ra giấy tiền vàng mã đều không phải là loại giấy sạch.

Người sản xuất và nhà phân phối đồ vàng mã vì nắm được tâm lý chẳng ai đi đếm thứ tiền vàng mã này cả nên chẳng xấp tiền nào, ngân lượng vàng mã nào là đầy đủ cả, không lẽ ta lại dâng sự bỏn xẻn, sự toan tính lên các đấng bề trên.

Giá trị của thứ vàng mã này hầu như rất nhỏ nếu như không muốn nói là không có; Vòng đời của những thứ vàng mã này rất ngắn; Vấn đề ô nhiễm môi trường; Và, cuối cùng là sự lãng phí.

ĐỒNG LÂM (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement