Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Động lực tăng trưởng kinh tế 2020 đến từ đâu?

Doanh nghiệp

26/01/2020 08:12

Trong bối cảnh những kỳ vọng ảm đạm của kinh tế toàn cầu, 2020 sẽ là một năm không dễ dàng cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Kinh tế thế giới bất ổn

Theo nhóm nghiên cứu của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, nhân tố tích cực cho tăng trưởng đến từ triển vọng tăng trưởng của kinh tế thế giới, tăng trưởng tích cực của tiêu dùng và tăng trưởng ổn định của sản xuất công nghiệp.

Động lực tăng trưởng kinh tế 2020 đến từ đâu?

Các dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới và khu vực năm 2020 đều giảm so với 2019. Tuy nhiên, phản ứng chính sách của các ngân hàng Trung ương thế giới được kỳ vọng sẽ giữ nhịp cho tăng trưởng toàn cầu. Trong bối cảnh đó, nhờ vào các hiệp định thương mại song phương và đa phương đang có hiệu lực, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.

Lợi thế thành viên của các hiệp định làm Việt Nam cũng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội thâm nhập vào các thị trường thành viên khác của hiệp định. Với điểm sáng của một thị trường ổn định, tăng trưởng cao, nền kinh tế tiếp tục là điểm đến đầu tư được lựa chọn.

Sự lạc quan của khu vực tư nhân duy trì tăng trưởng ở cả cấu phần tiêu dùng và đầu tư. Kinh tế ổn định cùng với sự tăng nhanh của thu nhập hình thành tâm lý lạc quan về triển vọng tương lai, làm người dân mạnh dạn hơn trong các quyết định tiêu dùng và đầu tư. Với vai trò cốt yếu của hoạt động kinh tế, sự ổn định của khu vực tư nhân sẽ tiếp tục là động lực quan trọng duy trì tăng trưởng nền kinh tế.

Động lực tăng trưởng kinh tế 2020 đến từ đâu?

Ở khía cạnh ngành sản xuất, khu vực công nghiệp vẫn đang rất vững vàng với vai trò dẫn dắt của ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Hoạt động sản xuất công nghiệp mặc dù đã không thể tạo được những bước nhảy vọt mạnh mẽ như những năm trước đó mà đã vào nhịp ổn định. Sự ổn định này là nền tảng quan trọng giữ nhịp cho tăng trưởng trong những năm tiếp theo.

Rào cản cho tăng trưởng phát sinh từ sự bất định đầy rủi ro của kinh tế thế giới, sự chững lại của khu vực công nghiệp và sự giới hạn từ mô hình tăng trưởng của nền kinh tế.

Kinh tế thế giới đang đứng trước một bối cảnh bất định đầy rủi ro. Cho đến nay, thương chiến Mỹ-Trung đã kéo dài được hơn 2 năm và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Những xung đột thương mại khác bên cạnh thương chiến này cũng ngày càng leo thang như Nhật Bản-Hàn Quốc, EU-Mỹ,... Những dự đoán trước đó về diễn biến của những cuộc chiến này cũng như những ảnh hưởng của nó đến các nền kinh tế khác đều cho thấy “không thể dự đoán”.

3 động lực

Cán cân thương mại Việt Nam mặc dù đã ghi nhận mức thặng dư kỷ lục nhưng tăng trưởng xuất khẩu thì lại thấp nhất trong vòng 5 năm qua, báo hiệu những ảnh hưởng tiêu cực dài hạn đang đến. Trong bối cảnh những kỳ vọng ảm đạm của kinh tế toàn cầu, 2020 sẽ là một năm không dễ dàng cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Động lực tăng trưởng kinh tế 2020 đến từ đâu?

Khu vực công nghiệp đã có năm thứ 2 liên tiếp ghi nhận mức tăng trưởng sụt giảm so với năm liền kề trước đó. Điều này báo hiệu những con số thấp hơn sẽ xuất hiện ở những năm sau mà nguyên nhân là do sự ổn định của các dự án cũ trong khi thiếu các dự án qui mô lớn.

Trong khi công nghệ nói chung của nền kinh tế còn rất khiêm tốn, động lực tăng trưởng truyền thống ở ngành này chủ yếu là vốn đầu tư. Tuy nhiên, khu vực nước ngoài chưa có dự án FDI mới với qui mô sản xuất lớn đi vào hoạt động trong năm 2020.

Sản lượng thực của nền kinh tế đang dao động xung quanh mức sản lượng tiềm năng, một sự mở rộng sản lượng không xuất phát từ những động lực nền tảng sẽ dễ gây áp lực lên lạm phát. Mô hình tăng trưởng truyền thống dựa vào vốn và khai khoáng của Việt Nam đã đi đến ngưỡng và không còn dư địa, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng đang diễn ra nhưng không thể thực hiện trong ngắn hạn.

Duy trì tăng trưởng cao sẽ gặp áp lực lớn từ mất cân đối vĩ mô. Theo đó, các chính sách theo đuổi tăng trưởng cần phải cẩn trọng. Trong những năm gần đây, Chính phủ rất rõ ràng trong định hướng ổn định vĩ mô hàng đầu song song với tăng trưởng kinh tế, do vậy, Chính phủ sẽ không theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá.

TUYẾT HƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement