Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Doanh nghiệp không thay đổi thì sẽ chết trong thời đại số

Doanh nghiệp

22/07/2019 08:14

Doanh nghiệp có thể thay đổi chậm nhưng không thể không làm vì trong xu thế chuyến động số nếu không thay đổi thì sẽ chết.

Tại hội thảo chiến lược kinh doanh thời đại số, ông Phạm Lê Minh - Tổng giám đốc IOT Công ty Điện Quang cho biết, Việt Nam liên tục mở cửa với nhiều Hiệp định và các doanh nghiệp nước ngoài với nhiều sản phẩm điện tốt du nhập vào Việt Nam.

Việt Nam giảm các hàng rào thuế quan, nhưng hàng rào về mặt kỹ thuật lại chưa được nâng cấp vô tình tạo nên một áp lực lớn với doanh nghiệp vì ngoài sự cạnh tranh với các mặt hàng trong nước thì giờ đây phải cạnh tranh với nước ngoài.

Nên Điện Quang phải thay đổi chuyển sang một hướng mới như điện quang chiếu sáng thông minh, nhà thông minh và đầu tư nhiều vào việc nghiên cứu và đưa ra sản phẩm mới.

Doanh nghiệp không thay đổi thì sẽ tuyệt chủng trong thời đại số
Doanh nghiệp không thay đổi thì sẽ tuyệt chủng trong thời đại số

Theo ông Phạm Lê Minh, chuyển đổi số nó thay đổi cả một quy trình sản xuất, mặt bán hàng, văn hóa công ty, cơ sở hạ tầng, yếu tố con người, và cả hình thức, phương thức kinh doanh...

Đối với việc thay đổi một dây chuyền sản xuất rất là khó, không thể nói chuyển đổi số là chuyển đổi ngay được, nhất là đối với doanh nghiệp lớn, khi tất cả đã độ ổn định, thì đó là cả một rào cản.

Các doanh nghiệp phải có định hướng và mục tiêu rõ ràng và thay đổi từ từ. Doanh nghiệp có thể thay đổi chậm nhưng không thể không thay đổi vì trong xu thế chuyến động số nếu không thay đổi thì sẽ chết. 

Chia sẻ những thay đổi tại Điện Quang ông Phạm Lê Minh cho biết: “Đối với Điện Quang thì chúng tôi thành lập ra những khối nhỏ: như là IOT, Home care, Apollo và thành lập cơ chế đặc biệt để những khối riêng lẻ đó có thể hoạt động được nhưng vẫn kết nối được với các hệ thống hiện tại của công ty”.

Ông Phạm Lê Minh cho biết thêm: "Mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi số là hướng đến khách hàng, các doanh nghiệp bắt đầu thay đổi từ những ứng dụng nhỏ, sau đó lan rộng ra nội bộ. Để trong trường hợp có rủi ro thì nó sẽ thì sẽ thiệt hại ít và rút kinh nghiệm cho những chuyển đổi lớn sau này. Khi chuyển đổi số đã đạt được sự hiệu quả thì mới bắt đầu nhân rộng".

Internet tác động thị trường tiêu dùng như thế nào?

Bà Nguyễn Phương Nga - Giám đốc phát triển thị trường - Công ty chuyên nghiên cứu thị trường Kanta Việt Nam đã có nhiều chia sẻ về xu hướng tiêu dùng trong thời đại số.

Trong tương lai khoảng 5-10 năm nữa Internet đóng giữ vai trò chủ đạo. Nó tác động đến hành vi mua sắm con người. Theo khảo sát của Kanta Việt Nam, tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM người mua sắm online chiếm từ 50 đến 60%. Trong đó nhóm người dưới 30 tuổi Mua sắm Online đến 90%.

Những vật dụng mua sắm online nhiều nhất đứng đầu vẫn là thời trang và phụ kiện thời trang, sau đó là dịch vụ vận chuyển đi lại, sản phẩm vệ sinh nhà cửa, chăm sóc sức khỏe, thức ăn nhanh và hàng tiêu dùng... Điều đó cho thấy mua sắm online của Việt Nam có sự phát triển vượt bậc so với các nước khác trong khu vực.

Bà Nguyễn Phương Nga
Bà Nguyễn Phương Nga

Theo chia sẻ của bà Phương Nga, sự tiện lợi là một trong ba động lực mua sắm chọn kênh mua sắm của người Việt Nam. Và mua sắm trực tuyến đáp ứng tốt nhu cầu này do người mua có thể tiết kiệm thời gian và mua sắm mọi lúc mọi nơi, nhất là với người trẻ. Các sản phẩm được lựa chọn chủ yếu khi mua sắm online là sản phẩm chăm sóc em bé và làm đẹp.

Theo bà Nga, ngay trong một gia đình, giữa ông bà, cha mẹ và các cháu, việc sử dụng internet có sự khác biệt lớn. Trong đó, nhóm Gen Z (sinh sau năm 1997) bạn trẻ nào cũng tiếp cận internet, người lớn tuổi tỉ lệ dùng thấp hơn.

Bà Nga dẫn một nghiên cứu của Kanta cho thấy, trong thời gian thế hệ Gen Z thức, hết 1/3 thời gian họ lướt web. Nhóm này sử dụng nhiều ứng dụng, mạng xã hội khác nhau để trò chuyện, mua sắm, và có sự khác biệt lớn về xu hướng, suy nghĩ khi mua sắm.

Trong khi đó, người lớn tuổi tiếp cận internet thời lượng ít và đơn giản. Dù vậy, cơ hội để doanh nghiệp làm truyền thông số, bán hàng trên mạng cho độ tuổi này vẫn có.

Bà Nga giải thích: “Có thể họ mua nước tương, nước mắm, mì gói vẫn ra chợ truyền thống, siêu thị. Nhưng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe cao cấp hơn, cần nhiều thông tin hơn lại tiếp cận internet tìm hiểu trước khi ra quyết định mua sắm”.

Ngoài ra, theo bà Nga, khi doanh nghiệp tập trung vào người lớn tuổi, cần hiểu sản phẩm họ mua hay con mua cho. Nếu con mua, đó là những người trẻ, vì thế truyền thông qua internet sẽ phù hợp.

“Còn với người trẻ, thời gian trên internet nhiều, cơ hội rõ ràng cho doanh  nghiệp, nên bán gì cũng truyền thông bằng kỹ thuật số”, bà Nga nói.

Riêng về thị trường nông thôn, những người trẻ vẫn tiếp cận internet nhiều và nắm bắt xu hướng nhanh như ở thành phố. Doanh nghiệp khi làm chiến dịch truyền thông kỹ thuật số, nên tập trung vào người trẻ, thế hệ 8x, 9x.

Bà Nga khuyên, bán hàng ở nông thôn phải có sự khác biệt, bởi giới trẻ ở đây thu nhập không cao, do đó, doanh nghiệp nên bán những mặt hàng có giá trị thấp hơn so với ở thành phố.

Internet và điện thoại thông minh đang có tác động sâu sắc đến người tiêu dùng trên nhiều lĩnh vực. Điều này đưa đến cho các nhà sản xuất và bán lẻ cơ hội cũng như thách thức trong việc truyền thông hiệu quả và nắm bắt xu hướng mua sắm mới.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement