Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Điều ít biết về vai trò của con trâu trong đời sống người dân các nước

Du lịch & Ẩm thực

02/02/2021 16:31

Con Trâu ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp lúa nước, người Toraja ở Indonesia xem con trâu như là biểu tượng của sự giàu có...

Người Toraja ở Indonesia dùng trâu để hiến tế

Sinh sống ở khu vực miền núi phía Nam đảo Suwalesi, người Toraja xem con trâu như là biểu tượng của sự giàu có, sức mạnh và khả năng sinh sản.

Đặc biệt, những con trâu có đốm đen và đốm nâu có giá trị gấp hai mươi lần trâu xám bình thường.

Trong gia đình người Toraja, đàn ông và trẻ em trai thường được giao nhiệm chăm sóc trâu trong khi phụ nữ và trẻ em gái làm nhiệm vụ chăm sóc lợn gà.

7_62531.jpg

Trong phong tục của người Toraja, con cháu được thừa kế tài sản của tổ tiên để lại nhưng buộc phải phải hiến tế ít nhất một con trâu tại đám tang của người đã khuất như là một điều kiện để nhận quyền thừa kế.

Theo truyền thống, trâu được nuôi để tham gia các cuộc thi đấu và hiến tế. Lợn và gà cũng bị giết để phục vụ cho nghi lễ nhưng trâu là đặc biệt nhất. Tài sản của người Toraja được xác định bằng cách họ sở hữu bao nhiêu con trâu và đất có thể được định giá bằng trâu.

Trong các ngôi nhà truyền thống của người Toraja, trên mái có biểu tượng cặp sừng trâu.

Lễ hội chọi trâu ở Việt Nam và Thái Lan

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn của Việt Nam được tổ chức hàng năm vào ngày 9 tháng 8 âm lịch tại thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng là một trong những lễ hội khá nổi tiếng ở khu vực phía Bắc.

Những con trâu thi đấu được chọn lọc và huấn luyện rất bài bản trước khi lễ hội diễn ra hàng tháng trời. 

Theo truyền thống, lễ hội này gắn liền với lễ cúng Thủy thần và tục hiến sinh thể hiện tinh thần thượng võ của người dân Đồ Sơn, Hải Phòng.

Trâu chọi phải được chọn lọc kỹ càng, cho ăn uống đầy đủ và thường xuyên được huấn luyện kỹ năng chiến đấu.

Những con trâu này phải có độ tuổi từ 4 đến 5, ngoại hình đẹp, ngực nở, cổ dài, đáy nhọn, sừng hình cánh cung.... Trâu chọi được cho ăn ở chuồng riêng, tránh tiếp xúc với những con trâu khác.

Ở Việt Nam còn có một số lễ hội chọi trâu khác, tuy nhiên nổi tiếng nhất là lễ hội diễn ra tại Đồ Sơn.

le-hoi-choi-trau-3.jpg

Ở Thái Lan cũng có một lễ hội chọi trâu nổi tiếng lên là "Ko Samui" được tổ chức vào những dịp đặc biệt như Tết Dương lịch vào tháng Giêng hay lễ hội té nước Songkran vào giữa tháng Tư hàng năm.Không giống như đấu bò Tây Ban Nha, trong đó con bò đực bị giết khi chiến đấu với đấu sĩ, lễ hội chọi trâu được tổ chức tại Ko Samui là một cuộc thi Thái Lan là một cuộc thi khá vô hại. Con trâu đầu tiên quay đầu bỏ chạy coi như thua cuộc, con trâu thắng cuộc trở nên trị giá vài triệu baht.

Ko Samui là một hòn đảo ở Vịnh Thái Lan, cách Bangkok 700 km.

Truyền thống đua trâu ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Campuchia

Tại Ấn Độ, lễ hội đua trâu diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm.

Đây là một trong những môn thể thao truyền thống của nông dân và có khoảng 50 ngôi làng ven biển phía Nam Ấn Độ tổ chức đua trâu. Và, họ xem đây như là một lễ hội tạ ơn các đấng thần linh.

Tại Chon Buri (Thái Lan), lễ hội đua trâu diễn ra vào giữa tháng 10 hàng năm. Theo dân gian, lễ hội này bắt nguồn từ việc 2 người nông dân tranh cãi về việc trâu của ai chạy nhanh hơn từ hàng trăm năm trước.

Lễ hội đua trâu duy nhất ở Malaysia diễn ra tại Babulang, bang Sarawak. Babulang là lễ hội lớn nhất, hoành tráng nhất trong số nhiều lễ hội của cộng đồng Bisaya (Borneo).

le-hoi-choi-trau-1.jpg

Lễ hội đua trâu tại làng Vihear SUOR, nằm cách thủ đô Phnom Penh khoảng 22 dặm (35 km) về phía Đông -Bắc.

Theo dân gian, khi xưa trong làng có nhiều gia súc mắc bệnh nên người dân đã cầu nguyện thần linh. Lời cầu nguyện linh ứng và kể từ đó dân làng cầu tỏ lòng biết ơn bằng cách tổ chức một cuộc đua trâu hàng năm vào ngày cuối cùng của lễ hội “P'chum Ben”, tức lễ hội Dolta diễn ra vào tháng 9 hàng năm.

Con trâu trong cuộc sống của người Ấn Độ

Người Ấn Độ thường ăn thịt trâu, thịt cừu hoặc thịt gà. Bởi ở Ấn Độ, ăn thịt lợn là xúc phạm người Hồi giáo và ăn bò là xúc phạm người theo đạo Hindu.

Người Ấn Độ uống sữa trâu cũng như sản xuất sữa chua, bơ, pho mát... từ sữa trâu.

6665cac6e50ccc4e09baf05ff4d71fc2.jpg

Khi không có dầu gội đầu, phụ nữ Ấn Độ gội đầu bằng hỗn hợp từ sữa trâu và trước khi hỏa táng, thi thể người Ấn Độ thường được thoa bơ sữa trâu.

Trâu đến châu Âu bằng cách nào?

Các nhà nghiên cứu cho rằng, trâu được du nhập vào châu Âu từ các nước phương Đông khác.

Tại Ý, chúng được biết đến vào khoảng năm 600 dưới triều đại của Vua Longobardian Agilulf.

Trong khi đó một số người cho rằng nó được bộ lạc Khan of the Avars, một bộ tộc du mục Thổ Nhĩ Kỳ sống gần sông Danube du nhập vào.

Ở châu Âu, trâu được phân biệt bằng khu vực sinh sống của chúng.

Giống trâu sống ở Ý được gọi là trâu Địa Trung Hải để phân biệt với các giống châu Âu khác.

Trâu Địa Trung Hải cũng được tìm thấy ở Romania, Bulgaria, Hy Lạp, Albania, Kosovo và Cộng hòa Macedonia, và một số lượng nhỏ ở Vương quốc Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ và Hungary.

Món phô mai nổi tiếng làm từ sữa trâu của người Ý

Phô mai mozzarella của Ý được làm từ sữa trâu. Phô mai mozzarella ngon nhất là phải được để qua đêm và ăn vào ngày hôm sau. Pho mai mozzarella tốt phải có dạng kem và mềm, đàn hồi nhưng không cao su. 

Pho mai mozzarella được làm từ những khối sữa đông , muối và nước đun nóng đến 180 độ F. Các miếng sữa đông được cắt thành miếng mỏng khoảng 0,5 inch.

Sau đó, sữ được đun nóng từ từ nhằm giải phóng váng sữa nhưng vẫn giữ được hàm lượng chất béo.

phan-biet-cac-loai-pho-mai-trong-lam-banh-va-nau-an-ma-khong-phai-ai-cung-biet-ro-20.jpg

Sữa đông nấu chín sau đó được ướp muối một thời gian kéo sau đó nhào nạn để nó có độ đàn hồi nhưng không có độ sệt cao su.

Các mảnh này sau đó được kéo ra khỏi khối chính và đúc thành hình quả trứng. Cái tên mozzarella xuất phát từ động từ mozzare, tức cắt tỉa.

Phần khó khăn trong việc làm phô mai mozzarella là xác định đúng tỷ lệ sữa đông, muối và nước cũng như việ trộn, kéo và nhào sao cho đúng thời gian. 

Ở Ý, pho mát mozzarella được bán dưới dạng miếng hình quả trứng tiêu chuẩn từ 4 đến 8 ounce cũng như bocconcini (miếng nhỏ hơn), ciliegini (miếng nhỏ hơn như quả anh đào) và ricciole (dạng thạch như khúc gỗ)

Một món ăn phổ biến ở Ý là insalata caprese, bao gồm các lát cà chua và phô mai mozzarella với xốt dầu ô liu và húng quế.

 Vào khoảng đầu thế kỷ 20, những người nhập cư Neapolitan đã giới thiệu bánh pizza đến bờ biển phía Đông của Hoa Kỳ, nơi nó được nấu trong các bánh lớn để tôn vinh quê hương mới của họ. Bởi vì các nguyên liệu truyền thống không có sẵn, mozzarella sữa bò được thay thế cho mozzarella sữa trâu và kinh giới thay thế lá oregano.

Người Trung Quốc quan niệm trâu là thánh vật

Với người Trung Quốc, con trâu cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của họ trên nhiều phương diện văn học, hội họa, ca dao, tục ngữ, phong tục.

Người ta quan niệm trâu là thánh vật nên thường dùng làm vật tế lễ, là biểu tượng cho cầu nối giữa trời và đất, người và tiên để cho thần tiên ban phước lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân gian an bình. Trâu còn được coi là tượng trưng cho sự tốt lành, ai mơ trâu vàng đến nhà là điềm phú quý, cưỡi trâu vào thành là có hỉ sự, trâu sinh nghé là tâm thành ý nguyện.

440px-yoshitoshi_-_100_aspects_of_the_moon_-_40-2.jpg

Trâu còn biết đến trong tín ngưỡng như: Đầu trâu, mặt ngựa (Ngưu đầu, Mã diện) là hai sinh vật thuộc hạ của Diêm Vươngchuyên thực hiện việc hành hạ, tra tấn kẻ có tội ở địa ngục, trong hoàn cảnh văn hóa Hán thì tả cảnh hai con vật trâu, ngựa thuộc hạ của Diêm Vương.

Trong Tây Du Ký có nhân vật Ngưu ma vương là vua của các loài trâu (thực ra nó Ngưu Ma vương là con bò). Ngoài ra còn có truyền thuyết Ngưu lang Chúc nữ.

Trâu là biểu tượng của nền văn minh lúa nước Việt Nam

Nhà nước phong kiến thời Lý - Trần (thế kỷ XI-XIV) rất quan tâm tới việc bảo vệ nguồn sức kéo qua các chính sách như "trọng ruộng, khuyến khích chăm lo phát triển kinh tế nông nghiệp". Năm 1123, vua Lý Nhân Tông xuống chiếu nhắc nhở: "Trâu là con vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho người. Từ nay cấm không được giết trâu ăn thịt. Ai làm trái thì trị tội theo pháp luật". Các Luật Hình (thời Lý), Hình luật (thời Trần) đều có những điều khoản cụ thể quy định hình phạt về tội ăn trộm và giết hại trâu bò.

10-hinh-anh-con-trau-tren-dong-ruong-lang-que-viet-nam-dep-nhat-1.jpg

Con trâu gắn liền với hình ảnh cuộc sống nông dân vùng quê, trở thành biểu tượng của nền văn minh lúa nước qua câu nói “con trâu đi trước, cái cày đi theo”.

Trâu là loài động vật có bản chất chăm chỉ, cần cù, hòa đồng dần trở thành con vật thân thuộc với tất cả con người từ già trẻ đến lớn tại các vùng quê. Không ai có thể quên hình ảnh quen thuộc mộc mạc, giản dị thanh bình của làng quê Việt Nam, khi ấy con trâu là biểu tượng của sức khỏe, chịu khó, thường hay xuất hiện sớm nhất trong tiềm thức của người dân Việt.

Hình ảnh con trâu xuất hiện khá nhiều trong thơ ca, tục ngữ, thành ngữ, ca dao, bài hát đồng dao Việt Nam và còn là nguồn cảm hứng để tác giả sáng tác nên những bài hát về trâu như: “tậu trâu cưới vợ, làm nhà…”, “ruộng sâu, trâu nái”, “chín đụn mười trâu”, “Trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta, cấy cày vốn nghiệp nông gia, ta đây trâu đấy ai mà quản công, bao giờ cây lúa còn bông, thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”,...

celimage_19_6.png.jpg

Hình ảnh con trâu xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết Việt Nam: Trí khôn ta đây, Sự tích hồ Trâu Vàng,...

Sự gần gũi đã tạo nên quan hệ gắn bó của người với trâu. Nhưng có lẽ chính quá trình lao động bên nhau cùng những nét tương đồng về số phận, tính cách giữa người nông dân và con trâu mới là yếu tố quan trọng khiến cho trâu và người trở thành đôi bạn thân thiết, thủy chung.

ong_vua_co_lau_dinh_bo_linh_song_ngu_anh___viet_4_2018_09_18_15_14_24.jpg

Tín ngưỡng thờ Trâu vàng  

Trâu vàng trong truyền thuyết dân gian được tôn sùng là một con “vật thiêng” có khả năng trừ ma quái, bảo vệ dân lành. Sách Lĩnh Nam chích quái cũng có nhắc đến lai lịch của Trâu Vàng qua truyện Hồ Tinh gắn với sự tích Lạc Long Quân diệt cáo chín đuôi, kết thúc là "Sau lập miếu Kim Ngưu để trấn áp yêu quái".

Có thể nói, tín ngưỡng thờ Trâu vàng phản ánh nguyện vọng về một cuộc sống yên ổn của người xưa. Xã Quảng An, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội có ngôi đền thờ Trâu Vàng tên là “Đền Kim Ngưu” thể hiện rõ tín ngưỡng ấy. Truyền thuyết kể lại, tên xưa của hồ Tây là hồ Trâu Vàng do Trâu Vàng chạy, vết chân trâu tạo thành hồ.

Trong phong thủy, biểu tượng con trâu được sử dụng khá phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau như hội họa, điêu khắc…với ý nghĩa may mắn, tài lộc.

dsc_0047.jpg

Trong thứ tự 12 con giáp thì trâu là con vật đứng thứ 2. Trong sơ đồ bát quái thì trâu thuộc quẻ Khôn, ý chủ về đất đai. Vì vậy, trong phong thủy, tượng trâu có khả năng hút tài lộc từ các hướng, giúp công việc làm ăn, kinh doanh thuận lợi. Đặc biệt những người làm về đất đai, bất động sản công việc suôn sẻ, phát đạt, gặp nhiều may mắn, kinh doanh đạt nhiều lợi nhuận, thành công trong công việc.

(Tổng hợp)

HOÀNG ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement