Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dịch COVID-19 phơi bày cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng tại Iran

Vĩ mô

17/03/2020 09:42

Ngay sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo sẽ dành 50 tỷ USD để hỗ trợ chống lại dịch COVID-19 trên quy mô toàn cầu, Iran thông qua ngân hàng trung ương của mình và Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif, tuần qua đã yêu cầu một khoản vay khẩn cấp trị giá 5 tỷ USD, tức 10% tổng ngân sách mà IMF phân bổ để ứng phó dịch bệnh nguy hiểm này.

Theo bài phân tích mới đây trên mạng tin Arab News, dịch COVID-19 đang phơi bày một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng mà Tehran phải đối mặt.Kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran chưa bao giờ yêu cầu IMF giúp đỡ và thậm chí quốc gia này từng nhiều lần lên tiếng chỉ trích các định chế tài chính quốc tế như IMF hay Ngân hàng Thế giới (WB).

Vậy vì sao Iran lại tìm kiếm sự giúp đỡ của IMF lúc này? Câu trả lời chính là tình hình kinh tế hiện tại ở Iran, khi Tehran đang phải nỗ lực vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ cuộc chiến tranh với Iraq trong thập niên 1980.

Dịch COVID-19 đang lan nhanh ở Iran, song quốc gia hồi giáo này đang tỏ ra đuối sức.
Dịch COVID-19 đang lan nhanh ở Iran, song quốc gia hồi giáo này đang tỏ ra đuối sức.

Kể từ năm 2018, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, khiến nước Cộng hòa Hồi giáo trải qua giai đoạn suy thoái kinh tế. Tỷ lệ lạm phát lên tới 40% làm sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh và xói mòn các điều kiện kinh tế xã hội.

Đó còn chưa kể mức thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng do xuất khẩu dầu mỏ tụt dốc, trong khi nguồn thu thuế và ngoại thương liên tục giảm mạnh.Trong bối cảnh đó, Chính phủ Iran phải vật lộn với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Sự bùng phát và gia tăng mạnh các ca lây nhiễm COVID-9 tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế hiện tại của Iran. Giá trị đồng USD ước tính đã tăng tới 16% so với đồng nội tệ của Iran trong vòng hai tháng qua. Bên cạnh đó, dịch bệnh đã dẫn đến sự sụp đổ trong thu nhập ngoại tệ của Iran, ngành du lịch và thương mại xuyên biên giới giữa Iran và các quốc gia láng giềng rơi vào tình cảnh đình trệ.

Tình hình kinh tế ở Iran đã tiến tới ngưỡng rất nguy hiểm, khi quốc gia này không thể rút 5 tỷ USD cần thiết từ Quỹ Phát triển Quốc gia Iran (NDF). Hiện nay, con số dự trữ chính xác của NDF không được tiết lộ, trong khi lần công bố gần nhất là 80 tỷ USD từ hai năm trước. Có thông tin cho rằng Chính phủ Iran đã cạn kiệt nguồn ngân sách của NDF, khi đã phải chi rất nhiều tiền cho ngân sách quốc phòng và thu hẹp khoảng cách thâm hụt tài khóa.

Hồi đầu năm nay, Iran tiết lộ dự trữ ngoại hối của nước này là 70 tỷ USD, song nhiều khả năng nguồn ngoại tệ này cũng đã cạn kiệt tới mức mà Chính phủ Iran buộc phải “ngỏ lời” đề nghị IMF giúp đỡ. Nếu những thông tin về tài chính của Iran là chính xác, rõ ràng tình hình kinh tế của Tehran đã rơi vào trạng thái đầy rủi ro, buộc các nhà hoạch định chính sách của nước này phải hành động ngay lập tức hoặc sẽ đối mặt với nguy cơ sụp đổ nền kinh tế.

KInh tế Iran thực sự đã
KInh tế Iran thực sự đã "thấm đòn" từ những biện pháp trừng phạt của Mỹ. 

Đối với Iran, tình hình càng trở nên phức tạp khi cuộc chiến chống dịch COVID-19 có thể không chỉ gói gọn trong biên giới nước này, đồng thời công tác điều trị cho các trường hợp lây nhiễm có thể được mở rộng tới lực lượng ủy nhiệm của Iran tại Iraq, Lebanon và Syria. Một số báo cáo gần đây tiết lộ dịch COVID-19 đã bắt đầu lây lan trong chính các đơn vị ủy nhiệm của Iran.

Do đó, nhiều khả năng một phần khoản vay mà Iran đề nghị IMF hỗ trợ sẽ được dành để điều trị cho những trường hợp lây nhiễm bệnh trong các lực lượng ủy nhiệm này, dù bản thân Iran khó có thể “lo cho chính mình” tại thời điểm hiện nay.

Trong bối cảnh ngân sách dành để chống dịch COVID-19 trên quy mô toàn cầu vẫn tăng “chóng mặt” mỗi ngày, chỉ riêng Italy đã chi tới hơn 28 tỷ USD cho cuộc chiến chống dịch bệnh. Vì vậy, số tiền 5 tỷ USD mà Iran tìm kiếm cũng chỉ giải quyết được phần nào những khó khăn hiện tại của Tehran.

Giới phân tích cho rằng sẽ hữu ích hơn nếu IMF và các cường quốc thế giới cung cấp trang bị y tế và thuốc men cho Iran, thay vì đồng ý cho vay 5 tỷ USD. Điều này sẽ đảm bảo rằng nguồn ngân sách cứu trợ sẽ không bị chuyển hướng tài trợ cho các dự án khu vực đầy tham vọng của Iran như chương trình tên lửa đạn đạo, phát triển hạt nhân hay hỗ trợ các lực lượng ủy nhiệm của Tehran trong khu vực.

Việc Iran tìm kiếm giúp đỡ từ IMF rõ ràng là một tín hiệu cho thấy sự thay đổi đáng kể của Chính phủ nước này trong chính sách tiếp cận các tổ chức tài chính quốc tế. Theo một vài thống kê, nợ nước ngoài của Iran hiện ở mức khoảng 5 tỷ USD, trong đó Nga là “chủ nợ” hàng đầu của Tehran.

Không thể phủ nhận Iran đã cố gắng vượt qua những khó khăn tài chính ngay cả trong giai đoạn gánh chịu lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ, song dịch COVID-19 đã phơi bày một thực tế là nước Cộng hòa Hồi giáo đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement