Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Di sản biến mất: Thay mới cầu Nhị Thiên Đường gần 100 năm tuổi (bài 2)

Chính sách - Hạ tầng

12/11/2019 01:00

Cầu Nhị Thiên Đường gần 100 năm tuổi, từ khi xuất hiện đã trở thành nơi tụ tập của giới cá độ thời tiết ở Sài Gòn-Chợ Lớn đoán nắng đoán mưa, vì nó được coi là cây cầu cao nhất của những cây cầu miệt Chợ Lớn. Hồi tháng 1/2017, cầu được tháo dỡ, xây dựng mới với kinh phí 163 tỷ đồng.

Sài Gòn là vùng đất của những kênh rạch được đắp bồi, chính vì thế mà nơi này có vô số nhịp cầu lớn nhỏ. Những cây cầu không chỉ là mạch máu giao thông cho TP.HCM mà còn là tiếng nói văn hóa cho vùng đất mà nó tọa lạc, bởi chúng có hẳn trong mình những câu chuyện riêng về bản thân, và về thời đại mà chúng được sinh ra.

Cầu Nhị Thiên Đường là một di tích lịch sử của Sài Gòn, từng chứng kiến biết bao cuộc đối đầu giữa nhân dân miền Nam và Thực dân Pháp trong công cuộc Thống nhất đất nước ngày xưa.

a
Cầu Nhị Thiên Đường trước khi tháo dỡ nâng cấp.
14-cau-ntd-2_byly

Bắc qua kênh Đôi, thuộc địa phận quận 8, TP.HCM, cầu Nhị Thiên Đường là cửa ngõ kết nối vùng Chợ Lớn với các tỉnh miền Tây thông qua quốc lộ 50. Người xưa kể lại rằng, lý do cây cầu mang cái tên mỹ miều này là do trước kia, nơi đây có một hãng sản xuất dầu gió nổi tiếng mang tên Nhị Thiên Đường.

Ông chủ thương hiệu này là một người tốt bụng, ngày qua ngày chứng kiến cảnh công nhân nhà máy của mình phải đi đò qua lại để làm việc, vừa khó khăn, vừa nguy hiểm, ông đã quyết định xây dựng cây cầu để công nhân của mình đi lại đỡ vất vả hơn.

Mới đầu hình thành, cầu có tên là Cầu Mới, với câu chuyện về ông chủ tốt bụng, dần dần người dân qua lại gọi thành Nhị Thiên Đường, rồi mãi cũng chết tên. Cầu được xây dựng từ năm 1925, dài khoảng 200m, lúc bấy giờ, đây là thời đại hoàng kim của các thiết kế cầu sắt, nhưng không hiểu sao Nhị Thiên Đường lại được xây dựng bằng bê tông cốt thép chắc chắn.

dân 1
Dưới chân cầu có những quán cafe cóc mà ngày xưa từng rất đông các chú các anh tụ tập mỗi chiều về để "cá mưa".
dân 3
Bây giờ gầm cầu là nơi tập kết phế liệu.
dân 2
Cùng với hàng quán lề đường.
dân 4
Dân cư sống xung quanh đa số là cộng đồng người Hoa và dân lục tỉnh, họ mưu sinh bằng nhiều nghề. Trong ảnh là quán cháo gỏi vịt dưới chân cầu Nhị Thiên Đường 1 của cô Gia (53 tuổi), sống ở đây đã gần 30 năm.

Cây cầu này từ khi xuất hiện đã trở thành nơi tụ tập của giới cá độ thời tiết ở Sài Gòn - Chợ Lớn đoán nắng đoán mưa, vì nó cao, được coi là cao nhất của những cây cầu miệt Chợ Lớn lúc bấy giờ. Những quán cafe lụp xụp dưới chân cầu là nơi mà ngày trước các ông các chú tụ tập cá mưa mỗi chiều về, giờ cũng thưa dần.

Hồi tháng 1/2017, công trình sửa chữa, nâng cấp cầu Nhị Thiên Đường 1 (quận 8, TP.HCM) thay cho cầu cũ được khởi công. Sau chín 9 thi công, cầu được thông xe ngày 19/10/2017, vượt sớm 3 tháng so với tiến độ.

Cầu cũ sau khi tu sửa, nâng cấp dài 161m và rộng 12m, cho ba làn xe trong đó cho phép xe siêu trường siêu trọng chạy qua. Cầu Nhị Thiên Đường 1 mới nằm song song thay vì tách biệt với với cầu Nhị Thiên Đường 2 như trước kia.

Công trình có tổng mức đầu tư 163 tỷ đồng. Khi hoàn thành sẽ tăng cường năng lực giao thông và đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông qua khu vực.

toàn 1
Cầu Nhị Thiên Đường 1 (trái) và 2 (phải) hiện tại nhìn từ đường Nguyễn Duy và Phạm Thế Hiển.
toàn 2
Cầu là cửa ngõ kết nối vùng Chợ Lớn với các tỉnh miền Tây thông qua quốc lộ 50.

Khi mới được xây dựng, cây cầu dài chưa đầy 200m nhưng rất thanh thoát với kiểu dáng cổ điển, đẹp vô cùng với màu xanh đậm. Sau gần trăm năm dãi dầu mưa nắng, lại chịu sự tàn phá của con người, nên cầu bị thay đổi nhiều, hàng lan can cũ mất đi thay bằng sắt dẹt, may mà còn lại những trụ đèn nhưng cũng rơi rụng mất nhiều những nét trang trí ấn tượng ngày nào.

Đến nay, một số các cột đèn trên cầu vẫn còn giữ màu xanh thẫm, tương tự sắc xanh của ô cửa sổ trong các biệt thự Pháp xưa cũ với chiều cao lớn hơn và hai bên có hai “tai” dài ra. Theo những người già sống ven cầu, hai “tai” này là để treo hai đèn hộp, dạng vuông, trước đây khi chưa có đèn điện, người ta vẫn thắp bằng đèn dầu trên các cột trụ ở hai bên thành cầu.

sông 1
Tầm nhìn trên cầu Nhị Thiên Đương ra kênh Đôi, nơi diễn ra nhiều cuộc đối đầu giữa Quân dân Miền Nam và Thực dân xâm lược.
sông 3
Nhà dân hai bên bờ, nhiều đoạn kênh Đôi hiện tại rác thải sinh hoạt chất thành đống lớn, ô nhiễm.

Có thể nói, hình dáng cầu Nhị Thiên Đường hiện tại không còn giống với thiết kế của ngày xưa. Những gì còn lại bây giờ cũng chỉ là cái tên mỹ miều cùng với bao ký ức của các lão niên sống cạnh bờ kênh Đôi. Sự phát triển của TP.HCM đã vô tình làm mờ đi nét đẹp lịch sử mà cầu Nhị Thiên Đường vốn có.

kiến trúc 1
kiến trúc 2
Kiến trúc cầu hiện tại.
kiến trúc 3
Cầu Nhị Thiên Đường 2 được xây dựng sau này nên thiết kế cũng không mấy đặc trưng.
kiến trúc 4
Lan can cầu ngày xưa được thay lại bằng thép sau khi tu sửa, thiết kế và màu sắt của cột đèn là một trong số rất ít chi tiết còn được giữ lại đến hôm nay của cầu Nhị Thiên Đường.
kiến trúc 5
trên cầu 1
trên cầu 2
Hình dáng cầu Nhị Thiên Đường hiện tại không còn giống với thiết kế của ngày xưa.

Bài 3: Di sản biến mất: Quán cà phê Givral bị đập bỏ

Với người Sài Gòn, Givral không đơn thuần là quán cà phê mà còn là một phần của lịch sử, là một giá trị văn hóa. Thế nhưng, cuối năm 2010, cà phê Givral đã bị đập đi và xây lại mới hoàn toàn.

THUẬN TIỆN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement