Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đề án chuyển đổi VASCO phải báo cáo Tổng bí thư

Tài chính

23/05/2017 02:20

Bộ Giao thông đươc yêu cầu báo cáo toàn bộ quá trình góp vốn, thành lập hãng bay mới từ Công ty Bay dịch vụ hàng không để xem xét.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải, truyền ý kiến của Phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình về việc định giá, góp vốn, thành lập, cũng như cấp giấy phép kinh doanh cho Công ty cổ phần Hàng không SkyViet - đơn vị chuyển đổi từ Công ty Bay dịch vụ hàng không (VASCO).

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải báo cáo lại toàn bộ quá trìnhthực hiện đề án thành lập, cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, giấy phép kinh doanh hàng không chung cho SkyViet để xem xét có chủ trương thực hiện tiếp hay không.Bộ Giao thông vận tải cũng được giao có báo cáo Văn phòng Tổng bí thư về đề án này trong tháng 5/2017.

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải báo cáo lại về việc thành lập công ty hàng không chuyển đổi từ VASCO.

SkyViet được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty Bay dịch vụ hàng không (VASCO), một chi nhánh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Việc chuyển đổi doanh nghiệp này được thực hiện sau chủ trương của Thủ tướng vào tháng 10/2007, khi cho phép Vietnam Airlines xây dựng đề án thành lập hãng hàng không cổ phần trên cơ sở tổ chức lại VASCO. Đến cuối 2015, Vietnam Airlines có văn bản xin phê duyệt chủ trương góp vốn thành lập hãng hàng không theo mô hình công ty cổ phần có vốn điều lệ tối thiểu 300 tỷ đồng trên cơ sở sắp xếp lại VASCO.

Theo đề án chuyển đổi được Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng tháng 4/2016, tỷ lệ vốn góp của Vietnam Airlines tại SkyViet là 51%, thông qua tài sản hiện hữu mà VASCO đang quản lý và khai thác, kho phụ tùng vật tư máy bay ATR72-500, động cơ dự phòng máy bay ATR72 (99,2 tỷ đồng). Tổng công ty cũng góp thêm tiền mặt trên 53,7 tỷ đồng.

Trong khi đó, các đối tác góp vốn còn lại đến từ Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank) là Công ty Quản lý quỹ (Techcom Capital) và Công ty Phát triển dự án (Techcom Developer) góp lần lượt 48% và 1% vốn điều lệ.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, Vietnam Airlines đề xuất thành lập công ty cổ phần theo hình thức góp vốn cùng 2 cổ đông khác là theo đúng quy định Luật Doanh nghiệp. VASCO vốn là một đơn vị hạch toán phụ thuộc nên nếu thành lập một công ty cổ phần độc lập thì thời gian đầu hoạt động sẽ có những khó khăn.

Hãng bay mới sẽ tiếp tục khai thác đội tàu bay ATR72, phù hợp cho các chặng tới các sân bay địa phương, huyện đảo chưa tiếp nhận được máy bay phản lực thân hẹp của Airbus hay Boeing như Côn Đảo, Cà Mau, Rạch Giá, Điện Biên... Đây cũng các đường bay có ý nghĩa phát triển chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, phù hợp với mô hình hoạt động của một hãng hàng không độc lập.

Dù SkyViet đã được Sở Kế hoạch & đầu tư TP HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào tháng 3/2016, tuy nhiên cho tới giờ doanh nghiệp này vẫn chưa được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung từ cấp có thẩm quyền.

Trả lời báo chí ở thời điểm đó, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - ông Lại Xuân Thanh cho hay, việc chuyển đổi từ VASCO sang SkyViet chỉ là thủ tục chuyển đổi tên gọi, còn các giấy phép bay, giấy phép kinh doanh SkyViet đã được thừa hưởng từ VASCO nên sẽ không có vấn đề gì về thủ tục.

ANH MINH (VnExpress)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement