Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đây là lý do tuyệt đối không ăn dưa hấu khi mắc sốt xuất huyết kẻo hối khống kịp

Lối sống

13/08/2017 08:43

Dù dưa hấu mọng nước, giải khát rất tốt nhưng đây là loại quả bất cứ ai bị sốt xuất huyết cũng phải tránh xa!

Ngon miệng nhưng độc cho trẻ

Dưa hấu là thức quả dồi dào vitamin A, vitamin C, kali, magie và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Loại quả này được ví là loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, không hại thận. Ăn nhiều dưa hấu cũng giống như ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín… có tác dụng chống say nắng, háo nước mùa hè rất tốt.

Trẻ bị sốt xuất huyết rất háo nước, khô miệng, mệt mỏi. Cho nên cha mẹ thường nghĩ đến “giải nhiệt” cho trẻ bằng nhiều thức quả mọng nước, trong đó có dưa hấu. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa khẳng định dưa hấu mặc dù chứa trên 90% là nước nhưng cần tuyệt đối tránh xa khi trẻ bị sốt xuất huyết.

Dù dưa háo giúp trị chứng háo nước nhưng đây là loại quả tuyệt đối tránh bị sốt xuất huyết.

“Người bệnh sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết cả trong lẫn ngoài cơ thể. Như trên da xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết da, xuất huyết niêm mạc như chảy máu cam, chảy máu chân răng. Xuất huyết tiêu hóa như ói máu, đi phận tiêu đen, đau bụng. Do đó nên kiêng ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu sẫm, đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh. Mục đích là để các bác sĩ không bị nhầm lẫn, dễ dàng nhận biết bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không”, Tiến sĩ, Bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, Trưởng Khoa Thận - Nội tiết Bệnh viện Nhi đồng 1 lý giải.

Trao đổi với PV, Tiến sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng cho biết thêm dưa hấu là thực phẩm sống, nguội. Ngay cả trẻ khỏe mạnh, không có bệnh nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Tác dụng phụ của chất chống oxy hóa lycopene chứa trong dưa hấu gây nên hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn. Cho nên, trẻ bị sốt xuất huyết với thể trạng yếu, tiêu hóa kém càng tuyệt đối tránh ăn loại quả này.

Theo các bác sĩ khuyến cáo, ngoài dưa hấu, cha mẹ không cho trẻ ăn, uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi, món quà vặt sẫm màu chocolate… Vì ăn những món ăn này, khi trẻ nôn sẽ khó phân biệt với máu trong dịch nôn của trẻ.

Uống nhiều sữa, ăn đồ dễ tiêu là “tuyệt chiêu” chóng hồi phục

Trong thời gian mắc sốt xuất huyết, trẻ thường rất mệt do máu bị cô đặc, khó vận chuyển đến các cơ quan chức năng. Tiến sĩ Huỳnh Thoại Loan khuyên:"Cha mẹ nên khuyến khích, dỗ dành trẻ để trẻ có thể dung nạp dịch, đặc biệt là sữa vào cơ thể một cách nhiều nhất. Nếu trẻ còn bú mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú mẹ nhiều nhất có thể".

Nên bù nước bằng các loại quả giàu vitamin C như cam, quýt...

“Với trẻ lớn hơn, từ 1 tuổi trở lên, cha mẹ có thể bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều loại nước uống khác nhau như nước sôi để nguội, nước cam, nước chanh, nước dừa tươi, nước canh, nước cháo… để trẻ không cảm thấy chán. Uống dung dịch Oresol là cách bù nước hiệu quả trong điều trị bệnh sốt xuất huyết”, Tiến sĩ Loan tư vấn.

Nước hoa quả ép nguyên chất, giàu vitamin C có thể “đánh đuổi” vi rút, cung cấp những dưỡng chất cơ bản và giúp trẻ phục hồi nhanh chóng.

Về món ăn, mẹ hãy đổi món cho trẻ các món dễ tiêu như cháo, súp và không bao giờ được ép trẻ ăn no quá, nhanh quá.

Bên cạnh chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ, cha mẹ cần cho trẻ tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ bởi bệnh sốt xuất huyết được hẹn tái khám, theo dõi sát mỗi ngày để tránh biến chứng.

Thời gian mới ốm dậy, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn toàn phục hồi nên cha mẹ vẫn nên kiên trì cho trẻ ăn đồ dễ tiêu, ăn thong thả, chia nhỏ bữa ăn để bù lại năng lượng đã mất. Bởi ăn uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc có thể sẽ gây nôn, đầy bụng khiến trẻ khó chịu.

THU HÀ (Em đẹp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement