Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cựu CEO Goldman Sachs Lloyd Blankfein: Việc áp thuế của Trump đối với Trung Quốc không phải là ý tồi

Chính sách - Hạ tầng

15/05/2019 11:51

Thuế quan có thể là một công cụ đàm phán hiệu quả", cựu Giám đốc điều hành Goldman Sachs Lloyd Blankfein cho biết.

"Mỹ có thể đang cảm thấy những thiệt hại về việc bị áp thuế quan, nhưng họ sẽ làm tổn thương Trung Quốc trong dài hạn", cựu Giám đốc điều hành của Goldman Sachs, Lloyd Blankfein nêu qua điểm về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

"Thuế quan có thể là một công cụ đàm phán hiệu quả", ông Blank Blankfein nói trong một bài đăng trên Twitter tối 14/5 theo giờ New York. "Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào thương mại xuất khẩu vì vậy họ sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn".

Căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vừa có động thái leo thang trong tuần trước. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc lên 25% từ 10%. Đáp lại, Bắc Kinh đã trả đủa với mức thuế lên tới 25% đối với hàng hóa trị giá 60 tỷ USD của Mỹ.

Trong một dòng bình luận trên Twitter vào 14/5, Blankfein cho biết các rào quản thuế quan sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ quay về sử dụng hàng hoá các công ty trong nước hoặc sử dụng hàng hoá của các công ty không phải từ Trung Quốc. Mặc dù điều đó sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ tốn kém hơn một chút so với hiện tại, nhưng kết quả là các công ty Trung Quốc sẽ mất doanh thu.

Cựu CEO Goldman Sachs Lloyd Blankfein: Việc áp thuế của Trump đối với Trung Quốc không phải là ý tồi

"Đây không phải là một quyết định hoàn hảo, nhưng là một phần kế hoạch nhằm gây áp lực để định hình lại kinh tế Mỹ-Trung", ông nói.

"Chắc chắn trong ngắn hạn, nếu tăng thuế tất cả hàng hoá đến từ hai phía, thì ý tưởng về việc sẽ có người thắng và thua là không có cơ sở vì thực thế cả hai bên đều thua. Đó là yếu tố then chốt từ quan điểm tăng trưởng", Eric Robertsen, người đứng đầu chiến lược vĩ mô toàn cầu và nghiên cứu ngoại hối tại Standard Chartered cho biết với CNBC hôm 15/5.

Robertsen cũng nói rằng các công ty Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc khó có thể thay đổi đối tác chỉ sau một vài ngày.

Trong khi Mỹ có một loạt các yêu cầu đối với Trung Quốc xung quanh việc tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng hơn - bao gồm bảo vệ sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ - Trump đã tập trung vào việc giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất châu Á.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement