Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cuộc đua tăng vốn điều lệ ngàn tỷ giữa các ngân hàng: Sẽ thêm một năm thất bại?

Ngân hàng

02/07/2018 05:06

Nửa năm trôi qua nhưng việc tăng vốn của các ngân hàng để đáp ứng chỉ số CAR và chuẩn mực Basel II vẫn là bài toán khó với các nhà băng.

Cần 63.000 tỷ đồng

Theo kế hoạch của các ngân hàng đã được đại hội cổ đông thông qua, 18 trong tổng số 34 ngân hàng của Việt Nam có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2018. Điều này xuất phát từ việc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các ngân hàng thương mại Việt đang ngày càng sụt giảm.

Cụ thể, chỉ số CAR của toàn hệ thống tín dụng đến cuối tháng 2/2018 giảm 0,25% so với cuối năm 2017, xuốngcòn 11,98%. Ngoài ra, áp lực phải nâng cao năng lực cạnh tranh, chuẩn bị các kiều kiện đáp ứng chuẩn mực Basel II, nhu cầu tăng vốn của các ngân hàng ngày càng cấp thiết.

Nếu đúng như kế hoạch, 18 ngân hàng này sẽ cần tới 63.000 tỷ đồng cho nhu cầu tăng vốn điều lệ trong năm nay.

OCB là ngân hàng mới nhất được NHNN cho tăng vốn.
OCB là ngân hàng mới nhất được NHNN cho tăng vốn.

Mới đây nhất là vào ngày 28/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng Phương Đông (OCB) tăng vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng lên 6.699.463.730.000 đồng, theo phương án được đại hội đồng cổ đông của OCB thông qua tại Nghị quyết số 01/2018/NQ-ĐHĐCĐ tháng 3.

Ngoài ra, NHNN cũng chấp thuận chủ trương tăng vốn điều lệ thêm 800.536.270.000 đồng, bằng hình thức phát hành cồ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước ,theo đề nghị của OCB.

Còn Ngân hàng ACB đã thông báo điều chỉnh lại tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 29,88% lên 30% từ ngày 28/5. Đến ngày 4/6, hơn 98,5 triệu cổ phiếu niêm yết bổ sung đã về tài khoản nhà đầu tư. Đây là lượng cổ phiếu ACB chi trả cổ tức cho cổ đông năm 2016. Như vậy, khối lượng cổ phiếu lưu hành của ACB sẽ tăng lên 1.125.914.025 cổ phiếu, đưa vốn điều lệ tăng lên khoảng 11.259 tỷ đồng.

Đó là chưa kể, Ngân hàng Quân đội (MB) đã được Ngân hàng NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 18.150 tỷ đồng lên 21.600 tỷ đồng, theo phương án đã được đại hội cổ đông 2018 thông qua.

Theo đó, MB sẽ phát hành hơn 344,9 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với các hình thức như trả cổ tức đợt 2 năm 2017 tỷ lệ 5%, tương đương 90,8 triệu cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng 14%, tương đương 254,2 triệu cổ phiếu.

VPBank cũng được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 15.706 tỷ đồng lên gần 25.300 tỷ đồng, theo phương án tăng vốn điều lệ đã được đại hội cổ đông thông qua. Lộ trình tăng vốn chia thành 5 đợt phát hành cổ phiếu, gồm chia cổ tức, cổ phiếu thưởng, cổ phiếu ESOP, cổ phiếu riêng lẻ, mua lại cổ phần ưu đãi cổ tức thành cổ phiếu quỹ.

Techcombank vừa lên sàn cũng tổ chức đại hội cổ đông bất thường vào ngày 14/6, để thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu lên gần 35.000 tỷ đồng. Hiện tại, vốn điều lệ của Techcombank là 11.655 tỷ đồng.

Nguồn tăng vốn dự kiến đến từ nguồn vốn chủ sở hữu gồm lợi nhuận sau thuế hơn 5.827 tỷ đồng, 3.496 tỷ đồng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và 13.986 tỷ đồng từ nguồn vốn thặng dư.

Hệ thống tín dụng vẫn còn tới 7 ngân hàng có vốn điều lệ xấp xỉ quy định tối thiểu là 3.000 tỷ đồng.
Hệ thống tín dụng vẫn còn tới 7 ngân hàng có vốn điều lệ xấp xỉ quy định tối thiểu là 3.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, hàng loạt ngân hàng khác cũng lên kế hoạch tăng vốn điều lệ. Điển hình, BIDV muốn tăng thêm 9.451 tỷ lên 43.638 tỷ đồng. ABBank muốn tăng vốn gấp đôi lên 10.638 tỷ đồng. SeABank tăng 65% lên 9.000 tỷ đồng. Nam A Bank muốn tăng thêm gần 70% lên 5.000 tỷ đồng...

Thứ hạng thay đổi

Hiện tại, Vietinbank là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất hệ thống, với 37.234 tỷ đồng. Đứng thứ 2 là Vietcombank 35.978 tỷ đồng. Ở vị trí thứ 3 là BIDV với 34.187 tỷ đồng. Xếp sau 3 ông lớn này là VPBank với 15.706 tỷ đồng, MB 18.155 tỷ đồng, Sacombank 18.852 tỷ đồng, SCB 14.295 tỷ đồng, Eximbank 12.355 tỷ đồng, SHB 12.036 tỷ đồng, HDBank 9.810 tỷ đồng…

Hệ thống tín dụng cũng chứng kiến hàng loạt ngân hàng có vốn điều lệ xấp xỉ quy định tối thiểu của một ngân hàng là 3.000 tỷ đồng như Vietbank 3.329 tỷ đồng, Saigonbank 3.417 tỷ đồng, NCB 3.218 tỷ đồng, NamABank 3.667 tỷ đồng, KienlongBank 3.552 tỷ đồng, PGBank 3.560 tỷ đồng, VietABank 4.116 tỷ đồng.

Nếu tăng vốn thành công, BIDV và Vietcombank sẽ là 2 ngân hàng đầu tiên có vốn điều lệ vượt 40.000 tỷ đồng. Vietibank vẫn đứng vị trí thứ 3. VPBank và MB sẽ vươn lên lần lượt đứng thứ 4, thứ 5 với vốn điều lệ trên 20.000 tỷ.

Nhóm ngân hàng có vốn từ 10.000-20.000 tỷ sẽ có thêm một số cái tên mới như HDBank, ABBank, LienVietPostBank bên cạnh Sacombank, SCB, SHB, ACB, Eximbank, Maritimebank, Techcombank.

Đối với các ngân hàng nhỏ, nếu như NamABank, VietCapitalBank, NCB... tăng vốn thành công như kế hoạch thì vẫn còn 16 ngân hàng có vốn dưới 10.000 tỷ đồng. Nhóm này sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với sự áp đảo từ các ngân hàng lớn, do thua thiệt về quy mô, danh tiếng lẫn cơ sở hạ tầng...

Có thành công như mong đợi?

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là việc tăng vốn của các ngân hàng liệu có thành công như mong đợi. Nên nhớ, 5 năm gần đây thì năm nào các ngân hàng cũng lên kế hoạch tăng vốn điều lệ, nhưng không phải ai cũng thành công.

Điển hình như năm 2014, NHNN đã chấp thuận cho BaoVietBank tăng vốn điều lệ lên 5.200 tỷ đồng, nhưng cho đến nay vốn điều lệ của ngân hàng này vẫn chỉ ở mức 3.150 tỷ đồng. Tương tự, cũng trong năm 2014 Saigonbank đặt kế hoạch tăng vốn từ 3.080 tỷ đồng lên 4.080 tỷ đồng, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.

10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam liệu sẽ có sự xáo trộn về vị trí khi năm 2018 kết thúc?
10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam liệu sẽ có sự xáo trộn về vị trí khi năm 2018 kết thúc?

Ở nhóm ngân hàng thương mại, việc tăng vốn có phần dễ dàng hơn nhờ vào phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, chia cổ phiếu thưởng, nới room cho nhà đầu tư nước ngoài… Trong khi đó, việc tăng vốn sẽ cực kỳ khó với các ngân hàng do nhà nước nắm quyền chi phối hoặc các ngân hàng nhỏ.

Ở các ngân hàng do nhà nước nắm quyền chi phối, việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức hay giữ lại lợi nhuận là chuyện là rất khó, khi cách làm này từng bị Bộ Tài chính bác bỏ và thay thế bằng việc trả cổ tức bằng tiền mặt trong những năm qua.

Các ngân hàng nàycũng tính đến việc phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu của NHNN ở BIDV là 95,28%, nên câu chuyện tìm kiếm quỹ đầu tư nhiều năm qua với BIDV không dễ.

Còn Vietinbank, room nhà đầu tư nước ngoài đã lên tới 27,75%, gần tới giới hạn 30% về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng này. Việc sáp nhập với PGBank đổ vỡ khiến cho kế hoạch tăng vốn điều lệ của VietinBank khó càng thêm khó.

Trong khi đó, để tăng được vốn trong bối cảnh hiện nay lại là điều không dễ đối với ngân hàng nhỏ, khi mà cổ phiếu nhóm ngân hàng đang ngày càng phân hóa mạnh, các ngân hàng nhỏ có cổ phiếu thị giá quá thấp không nhận được sự chú ý của nhà đầu tư.

Hiện tại, khoảng cách về vốn của nhóm ngân hàng nhỏ và nhóm tầm trung như VIB, LienVietPostBank, SHB, VIB, SCB, OCB.... sẽ ngày càng xa. Đó là chưa nói đến đặt cạnh các ngân hàng lớn ở top đầu. Như vậy, thêm một năm nữa, câu chuyện tăng vốn ở các ngân hàng lại có nguy cơ chỉ là những kế hoạch nằm trên giấy.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement