Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cuộc chiến 'vương quyền' giữa các thương hiệu xe

Doanh nghiệp

12/09/2020 21:56

Câu chuyện ai nắm giữ thị phần cao trong thời gian tới sẽ là cuộc đua cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng lắp ráp và nhà phân phối lớn.

Việc lượng xe bán ra liên tục sụt giảm sâu qua các tháng đã khiến Toyota, thương hiệu luôn giữ "ngôi vương" nhiều năm qua tại thị trường ô tô Việt Nam, bị thương hiệu Hyundai vượt mặt về tổng lượng xe bán ra. Câu chuyện ai nắm giữ thị phần cao trong thời gian tới sẽ là cuộc đua cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng lắp ráp và nhà phân phối lớn.

Khi xe Hyundai bán chạy hơn xe Toyota

Việc Toyota Việt Nam gần đây tung ra chương trình ưu đãi cho khách mua xe Fortuner trong nửa đầu tháng 9 này, sẽ được ưu đãi lên đến 125 triệu đồng đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Nửa cuối tháng 8 vừa qua trùng với tháng 7 Âm lịch– tháng thấp điểm mua sắm nhất trong năm và theo thói quen nhiều năm, người tiêu dùng thường có tâm lý hạn chế mua sắm nên đã góp phần ảnh hưởng đến sức mua của thị trường ô tô và điều này được dự báo từ trước. Ảnh minh họa: Lê Hoàng
Nửa cuối tháng 8 vừa qua trùng với tháng 7 Âm lịch– tháng thấp điểm mua sắm nhất trong năm và theo thói quen nhiều năm, người tiêu dùng thường có tâm lý hạn chế mua sắm nên đã góp phần ảnh hưởng đến sức mua của thị trường ô tô và điều này được dự báo từ trước. Ảnh minh họa: Lê Hoàng

Bởi lẽ Fortuner không chỉ là mẫu xe có sức hút với nhiều người kể từ khi ra mắt với lượng tiêu thụ luôn dẫn đầu trong phân khúc ở thị trường trong nước, và Toyota Việt Nam cũng là doanh nghiệp rất ít tung ra các chương trình giảm giá khuyến mại. 

Tuy nhiên nếu nhìn vào kết quả bán hàng của liên doanh đến từ Nhật Bản liên tiếp bị sụt giảm trong nhiều tháng qua, thì người tiêu dùng sẽ không cảm thấy ngạc nhiên với việc hãng mạnh tay đưa ra chương trình ưu đãi lớn trong giai đoạn kinh doanh khó khăn hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh sức ép cạnh tranh ngày càng lớn đến từ các đối thủ.

Trong tháng 8 vừa qua, Toyota Việt Nam công bố tổng lượng bán hàng (tính cả thương hiệu xe sang Lexus) đạt 4.334 xe. Trong khi đó, TC Motor - nhà sản xuất và phân phối xe du lịch Hyundai ở thị trường trong nước - có kết quả bán hàng đạt 5.367 xe, tức nhiều hơn 1.033 xe so với lượng xe Toyota Việt Nam bán ra.

Và nếu không tính cả số lượng của xe sang Lexus tiêu thụ được do Toyota Việt Nam phân phối thì trong tháng qua, lượng xe Toyota bán ra còn thấp hơn lượng xe thương hiệu Hyundai nhiều hơn nữa.

Theo liên doanh đến từ Nhật Bản, kết quả bán hàng của tháng 8 tuy giảm đến 16% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây lại là mức giảm thấp nhất của từng tháng kể từ đầu năm đến nay, cũng so với cùng thời điểm của năm 2019.

Trên thực tế, câu chuyện thương hiệu ô tô Hàn Quốc vượt qua "ngôi vương" đến từ Nhật Bản Toyota tại thị trường Việt Nam không chỉ mới diễn ra vào tháng 8/2020, mà nó đã "nhen nhóm" kể từ cuối năm 2019, khi hai thương hiệu này luôn "rượt đuổi" kết quả kinh doanh dẫn đầu thị trường qua từng tháng.

Tuy nhiên, bắt đầu từ đầu năm nay, thương hiệu ô tô đến từ xứ kim chi đã ngày càng tăng tốc vượt lên dẫn đầu thị trường.

Cụ thể, theo báo cáo số liệu bán hàng của TC Motor trong tháng đầu năm 2020, thương hiệu ô tô Hyundai có lượng tiêu thụ đạt 5.944 xe; trong khi Toyota Việt Nam chỉ đạt 3.923 xe, tức xe Hyundai nhiều hơn Toyota đến 1.904 xe.

Trong những tháng kế tiếp sau đó, lượng bán ra của hai thương hiệu này luôn bám đuổi nhau nhưng có nhiều tháng xe Hyundai vẫn có tốc độ vượt hơn xe Toyota.

Tính chung trong 8 tháng đầu năm nay, Toyota Việt Nam có lượng tiêu thụ được 34.743 xe, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, cùng thời gian này, TC Motor tiêu thụ được 40.987 xe, tức cao hơn 6.244 xe của Toyota Việt Nam bán ra.

Cuộc đua gay gắt giữa các nhà phân phối, nhà lắp ráp

Câu chuyện thị trường ô tô trong nước ai nắm giữ thị phần cao trong thời gian tới sẽ là cuộc đua cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng lắp ráp và phân phối lớn.

Dây chuyền lắp ráp ôtô du lịch tại nhà máy của Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) trong Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: TTXVN
Dây chuyền lắp ráp ôtô du lịch tại nhà máy của Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) trong Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: TTXVN

Bên cạnh sản phẩm tốt, nhà sản xuất và phân phối đòi hỏi phải có chiến lược và dự báo thị trường tốt, chứ không thể dựa vào thương hiệu uy tín hoặc thói quen tiêu dùng trong nước như trước đây.

Trên thực tế, các thương hiệu xe sẽ phải nỗ lực thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, khi mà thị trường có đến hàng chục thương hiệu để họ lựa chọn. Và quan trọng hơn hết là thói quen của người tiêu dùng trong nước đã và đang thay đổi, họ không còn chú trọng nhiều vào một vài thương hiệu hay "sức bền" giữ giá xe của thương hiệu đó.

Thời gian trước đây nhiều người dùng trong nước đánh giá cao về độ bền, khả năng giữ giá cao khi bán lại,... nên xe Toyota nhiều năm liền giữ "ngôi vương" về lượng tiêu thụ và bỏ xa các đối thủ cùng phân khúc vì được nhiều người ưu tiên khi chọn mua ô tô.

Vài năm gần đây, vị trí dẫn đầu thị trường ô tô trong nước của Toyota bị đe dọa, khi mà các thương hiệu ô tô đồng hương với Toyota đã kịp chuyển đổi với xu hướng tiêu dùng đang thay đổi nhanh ở thị trường trong nước đòi hỏi không chỉ bền mà phải đẹp và "thời trang" hơn, tiện nghi hơn,...

Đáng chú ý là các thương hiệu ô tô đến từ Hàn Quốc như Hyundai và Kia đã không chỉ cải tiến về độ bền mà thay đổi đáng kể về mẫu mã, thiết kế - khâu mà một số hãng xe Nhật Bản được đánh giá là rất chậm thay đổi - cùng với việc gia tăng hỗ trợ lắp đặt nhiều phụ kiện rất tiện ích với giá cả cạnh tranh, đã giúp cho thị phần của hai hãng xe đến từ xứ kim chi này tăng nhanh đang kể trong những năm qua.

Trên thực tế, không còn quá bảo thủ như trước đây, giới quan sát nhìn nhận, thời gian gần đây Toyota cũng đã có nhiều cải tiến trong khâu thiết kế để cho ra thị trường những mẫu xe "bắt mắt", trẻ trung hơn.

Không những thế, việc khuyến mãi hỗ trợ giá vốn là điều tối kỵ của thương hiệu ô tô Nhật Bản này trong nhiều năm trước đây nhằm giữ giá trị chiếc xe cho khách hàng đã mua trước, nhưng thời gian qua người tiêu dùng đã chứng kiến nhiều lần Toyota Việt Nam tung chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách mua với giá trị không hề nhỏ.

Tuy nhiên, chiến lược thay đổi trong kinh doanh này của Toyota dường như vẫn chưa đủ với nhu cầu của đa số người tiêu dùng đang thay đổi nhanh trên thị trường hiện nay, nhất là những người trẻ tuổi sớm thành đạt và thích sự tự do phóng khoảng và thay đổi.

Nhờ phần nào đáp ứng những yếu tố trên mà lượng xe bán ra của Hyundai đã ngày càng gia tăng thị phần và việc "soán ngôi vương" bán hàng Toyota được giới quan sát nhìn nhận là không quá bất ngờ.

Từ đây đến cuối năm chưa rõ chuyển động của thị trường như thế nào, và liệu Hyundai có giữ được ''phong độ'' dẫn đầu bán hàng hay không, nhưng với kết quả kinh doanh của 8 tháng năm 2020 này cho thấy người tiêu dùng trong nước đang có sự thay đổi đáng kể trong việc chọn lựa mua ô tô, khác với nhiều năm trước đây.

LÊ HOÀNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement