Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cửa hẹp kiếm lãi từ cổ phiếu phát hành thêm

Chứng khoán

25/05/2020 07:51

Một số cổ phiếu phát hành thêm đang tạm thời có lãi, nhưng thị giá cổ phiếu trên sàn có dấu hiệu điều chỉnh sau khi tăng khá mạnh trước thời điểm chốt quyền mua cổ phiếu.

Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thành (GIL) đã chào bán 12 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cổ phiếu.

Mục đích chào bán là thanh toán tiền vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Tân Sơn Nhất 180 tỷ đồng, đúng bằng số tiền cần huy động. Thời gian đăng ký mua và nộp tiền từ ngày 22/4 - 15/5.

Ðược biết, cơ cấu cổ đông của GIL đến ngày 25/3/2020 bao gồm 84,54% cổ đông cá nhân và 11,04% cổ đông tổ chức. Trong đó, Công ty có 3 cổ đông lớn là ông Lê Hùng, Chủ tịch HÐQT sở hữu 12,2% cổ phần; cổ đông Nguyễn Phương Ðông sở hữu 6,16% cổ phần, Công ty cổ phần May Hàng gia dụng GILMEX-PPJ sở hữu 5,92%. Như vậy, vốn huy động chủ yếu là từ các cổ đông cá nhân.

Cửa hẹp kiếm lãi từ cổ phiếu phát hành thêm

Cổ phiếu GIL trước ngày chốt quyền mua cổ phiếu phát hành thêm có giá giao dịch dưới giá phát hành 15.000 đồng/cổ phiếu, sau đó tăng dần. Tính tới hạn nộp tiền mua 15/5/2020, chênh lệch giá là 3.650 đồng/cổ phiếu, cao hơn 24,3% so với giá phát hành.

Dòng tiền có dấu hiệu đổ mạnh vào cổ phiếu trước ngày nộp tiền cuối cùng, nhưng sau đó suy giảm. Giá cổ phiếu gần đây dao động nhẹ và vẫn cao hơn giá phát hành thêm, nhưng cổ đông chưa nắm chắc “phần thắng”, bởi cổ phiếu chưa về tài khoản.

Ðáng chú ý, triển vọng hoạt động của GIL đang có dấu hiệu khó khăn. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của GIL là châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, trong đó dịch bệnh Covid-19 kéo dài tại châu Âu và Mỹ đã ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Với Trung Quốc, mặc dù khống chế được dịch, nhưng đối mặt với nguy cơ suy giảm kinh tế.

Năm nay, thủ tướng nước này cho biết, Trung Quốc không đặt kế hoạch tăng trưởng kinh tế do đối mặt một số yếu tố khó dự đoán liên quan tới đại dịch COVID-19, môi trường kinh tế, thương mại phức tạp.

Bên cạnh đó, do chưa có vắc-xin phòng dịch COVID-19, nhiều quốc gia thực hiện các biện pháp khắt khe trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Tình trạng trên sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu về sản phẩm cũng như hoạt động của các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu là chủ yếu như GIL.

Trong năm 2020, GIL đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu dao động từ 2.000 - 2.500 tỷ đồng, tức giảm từ 1,1% tới 20,9%; lợi nhuận sau thuế dao động từ 100 - 125 tỷ đồng, tức giảm từ 22,4% - 37,9% so với năm 2019.

Công ty tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất ngành hàng chính là hàng gia dụng (vải kết hợp nhựa và vải kết hợp kim loại), với 95 chuyền may, tăng 32% so với năm ngoái.

Với cổ phiếu SHB của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, trước giai đoạn Ngân hàng huy động vốn, giá bật tăng từ vùng 7.000 đồng/cổ phiếu lên 17.900 đồng/cổ phiếu.

Sau khi SHB công bố phát hành tăng vốn xong ngày 11/5, giá cổ phiếu giảm về vùng 12.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 21/5.

Diễn biến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp phát hành thêm cho thấy, nhà đầu tư đang đối mặt với rủi ro cổ phiếu giảm giá khi về tài khoản, thường sau một 1 tháng từ ngày nộp tiền.

Chênh lệch giữa giá thị trường và giá thực hiện quyền mua có thể thu hẹp, thậm chí chuyển sang mức âm trong thời gian tới.

“Ðối với nhà đầu tư, việc thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm hiện tại có những rủi ro nhất định, cơ hội kiếm lời không cao, trong khi nguy cơ giá điều chỉnh đang hiện hữu”, một nhà môi giới chứng khoán nhận định.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán gặp khó khăn, giá cổ phiếu giảm, không ít doanh nghiệp khác công bố kế hoạch mua cổ phiếu quỹ nhằm hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư, ngăn chặn đà giảm giá, hạn chế mức độ thiệt hại.

Chẳng hạn, Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (GEX) đăng ký mua 29 triệu cổ phiếu quỹ, Công ty cổ phần Ðầu tư Kinh doanh nhà Khang Ðiền (KDH) đăng ký mua 27 triệu cổ phiếu quỹ, Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPB) đã mua 10 triệu cổ phiếu quỹ…

Bên cạnh đó, lãnh đạo doanh nghiệp đăng ký mua vào nhằm bình ổn giá chứng khoán, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư trong giai đoạn thị trường biến động mạnh, diễn biến khó lường, cũng như phát đi thông điệp sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

HẠC HIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement