Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

COVID-19 sẽ không làm 'đứt gãy' chuỗi cung ứng toàn cầu

Kinh tế thế giới

08/06/2020 14:47

Trong bài viết được đăng tải trên trang Diễn đàn Đông Á, Giáo sư Ken Heydon thuộc trường đại học London School of Economics and Political Science (LSE) nhận định rằng từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) đã mất đi động lực thúc đẩy sự phát triển của thế giới.

Trong giai đoạn 2012-2015, vai trò của GVCs trong việc kích thích thương mại toàn cầu đã suy giảm so với các chu kỳ trước đó. Bên cạnh những lo ngại về sự chênh lệch trong hoạt động phân hóa sản xuất, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng cũng trở thành lý do chính làm giảm giá trị của GVCs.

Điều này càng được thể hiện rõ qua hành động khởi phát trừng phạt thương mại nhằm chống lại Trung Quốc của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong đó, việc áp dụng thuế trừng phạt đã khiến các công ty Nhật Bản như Toshiba và Komatsu phải di dời dây chuyền lắp ráp sản phẩm (với chi phí đáng kể) từ Trung Quốc sang Thái Lan, Mexico và thậm chí là trở về Nhật Bản.

COVID-19 đã góp phần làm biến đổi và tăng tốc các xu hướng đó, được kích hoạt bởi việc đóng cửa các nhà máy, hạn chế vận chuyển và gây ra mối lo ngại về an ninh quốc gia. Tác động trong một số trường hợp có thể là tạm thời như hạn chế xuất khẩu và “bóp méo” chuỗi cung ứng các mặt hàng khẩu trang phẫu thuật, song ở các khía cạnh khác, ảnh hưởng là rất sâu rộng và kéo dài.

COVID-19 sẽ không làm 'đứt gãy' chuỗi cung ứng toàn cầu

Hơn 200 trong số 500 công ty toàn cầu thuộc danh sách của tạp chí Fortune có sự hiện diện tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, sự gián đoạn chuỗi cung ứng tập trung ở Trung Quốc cho thấy việc đóng cửa các nhà máy gây ảnh hưởng tới những công ty đa quốc gia như Apple, Huyndai và Airbus. Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thế giới – một công cụ hỗ trợ chính cho hoạt động phân hóa sản xuất toàn cầu – sẽ giảm khoảng 30-40% trong năm 2020-2021.

Mặc dù vậy, điều này không tạo ra sự kết thúc của quá trình toàn cầu hóa hay chuỗi cung ứng toàn cầu. Như nhà kinh tế học David Ricardo nhận định: Một quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm – dựa trên cơ sở chi phí cơ hội trong nước – mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và ngược lại nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế so sánh để tối ưu hóa các lợi thế.

Một ứng dụng quan trọng của nguyên tắc này là chuyên môn hóa theo chiều dọc của GVCs, hay cụ thể là vị trí của sản xuất dựa trên lợi thế kỹ năng tại những quốc gia có mức lương cao và sự chuyển dịch theo từng cấp bậc dựa trên lợi thế lao động đến các quốc gia có mức lương thấp. Điều này cho phép hàng hóa được sản xuất ở nơi có mức chi phí thấp nhất.

Giới chuyên gia cho rằng miễn là các công ty tiếp tục tìm kiếm khả năng làm hài lòng khách hàng với sản phẩm chất lượng cao nhất tại mức giá thấp nhất có thể đạt được, toàn cầu hóa sẽ vẫn là một thực tế của đời sống kinh tế.

Một cú sốc toàn cầu không có nghĩa là chuỗi cung ứng trong tất cả các lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng giống hệt nhau. Nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về tốc độ phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008- 2009 cho thấy các chuỗi cung ứng trong lĩnh vực khai khoáng và tài nguyên sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các cú sốc bên ngoài hơn so với lĩnh vực sản xuất xe cơ giới. Đó là do có thành phần dịch vụ tương đối cao, thường ít chuyển động theo chu kỳ hơn so với sản xuất và bao gồm một gói sản phẩm công nghệ phức tạp ít đa dạng hơn.

Mặc dù sau cú sốc COVID-19, sự phân nhánh sản xuất toàn cầu có thể tiếp tục và một vài chuỗi cung ứng tương đối ít bị phá vỡ hơn, các hoạt động kinh doanh sẽ không diễn ra như thường lệ, đặc biệt là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

COVID-19 sẽ không làm 'đứt gãy' chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo thời gian, sẽ có những nỗ lực giảm phụ thuộc vào GVCs thông qua sản xuất tại chính nước sở tại dựa trên công nghệ in 3D và tăng tốc độ tự động hóa các hoạt động sử dụng nhiều lao động. Hiện GVCs đang được cấu hình lại một cách triệt để với việc giới thiệu các mạng lưới cung ứng kỹ thuật số dựa trên “mô hình tháp”, liên kết thông qua việc sử dụng các phân tích dữ liệu lớn để dự đoán và xử lý tốt hơn với những gián đoạn có thể xảy ra.

Điều này có thể giúp nâng cao hiệu quả, nhưng không phải đối với mọi sự thay đổi. Sẽ có sự dịch chuyển nhằm rút ngắn và khu vực hóa chuỗi cung ứng, tăng cường liên kết dựa trên những ưu đãi từ những thỏa thuận thương mại khu vực. Các chính sách “chủ quyền” cho COVID-19 tạo ra buộc nhiều công ty phải di dời dữ liệu của mình về trong khuôn khổ biên giới quốc gia - như những gì đã xảy ra tại Trung Quốc và Ấn Độ - có thể làm giảm lợi ích trong tương lai từ hoạt động số hóa. Và các động thái tăng tốc, được hỗ trợ bởi nguồn tài trợ của chính phủ, để giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc, sẽ tạo ra các khoản chi phí đáng kể.

Mong muốn giảm sự phụ thuộc chuỗi cung ứng vào Trung Quốc của các quốc gia sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những thay đổi đang diễn ra ngay tại Trung Quốc. Một phần động lực trỗi dậy của nền kinh tế lớn nhất châu Á là mục tiêu thu được nhiều giá trị gia tăng thông qua chuỗi cung ứng. Điều này đã được quan sát thấy khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc chuyển hướng sản xuất tập trung vào các linh kiện phức tạp hơn, với việc Xiaomi tung ra bộ vi xử lý đầu tiên và Huawei đã có bộ nhớ và con chip riêng của hãng.

Không những vậy, các công ty Trung Quốc tập trung phát triển trong nước cũng tìm kiếm các lợi ích từ hoạt động phân hóa toàn cầu bằng các đặt hàng gia công sản xuất với các quốc gia có chi phí thấp hơn, trong khi vẫn duy trì quyền sở hữu đối với công nghệ tiên tiến của mình.

Khi Trung Quốc phát triển, vị trí của nước này trong GVCs sẽ thay đổi. Điều này có thể phù hợp với mong muốn của các quốc gia khác nhằm giảm sự phụ thuộc vào hoạt động lắp ráp tại quốc gia này, nhưng ngược lại tại làm tăng sự phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất “tinh vi” hơn trong chuỗi cung ứng, thể hiện rõ nét nhất qua cuộc tranh cãi về công nghệ di động 5G của Huawei.

Yêu cầu bắt buộc đối với các quốc gia nổi lên từ đại dịch COVID-19, đó là những lo ngại về an ninh quốc gia và chủ quyền sẽ không được dùng để phục vụ cho việc tăng cường lực lượng bảo hộ, vốn đã làm suy yếu sức sống của GVCs. Rủi ro thực sự là những lợi ích thu được từ hoạt động hỗ trợ trong nước sẽ minh chứng cho sự ảo tưởng, đặc biệt là khi các quốc gia theo đuổi mục tiêu thông qua bảo hộ thuế quan hay các biện pháp phô trương tạm thời, như trợ cấp nhà nước, rất dễ khiến hoạt động xuất khẩu vi phạm quy định về bảo hộ thương mại.

Kết thúc bài viết, tác giả cho rằng việc giải quyết rủi ro, trong khi bảo tồn tiềm năng của GVCs, sẽ kêu gọi khả năng khai thác tốt hơn công nghệ để quản lý chuỗi cung ứng và gắn kết quy định quốc tế lớn hơn trong các giao thức thương mại kỹ thuật số. Rộng hơn nữa, điều cần thiết là các chính sách trong nước cần hoạch định tốt hơn để đối phó với sự điều chỉnh cơ cấu liên quan đến thương mại, cũng như cải thiện nhận thức trong nước về lợi ích từ mở cửa thương mại.

(Nguồn: TTXVN)

P.V (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement