Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

COVID-19 sáng 14/3: Không có ca mắc mới, BN1536 dừng ECMO nhưng vẫn thở máy 80%

Sức khỏe

14/03/2021 06:41

BN1536, đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nặng, đã dừng ECMO 18 ngày, tập cai thở máy nhiều ngày nhưng vẫn còn khó khăn nên vẫn duy trì tỷ lệ 80% thở máy, 20% tự thở.
news

Theo bản tin 6h ngày 14/3 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, tính từ 18h ngày 13/3 đến 6h ngày 14/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.

Cả nước hiện vẫn có 2.553 bệnh nhân COVID-19, trong đó có tổng cộng 1594 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước.

Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 901 ca, trong đó, riêng Hải Dương có 717 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).

ttxvn_xet_nghiem.jpeg

10 tỉnh, thành phố đã tròn 1 tháng không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội, đã 26 ngày không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Hải Phòng: tính từ ca bệnh mắc gần nhất đến nay đã 19 ngày thành phố này không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 39.613, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện: 503; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 16.056; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 23.054.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này, Việt Nam đã chữa khỏi 2.086 bệnh nhân COVID-19.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị có 187 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1-3 lần gồm: 48 ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2; số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 48 ca, số ca âm tính lần 3 là 91 ca.

xn-1.jpg
Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc người mắc COVID-19 cho những người ở khu vực nguy cơ. Ảnh: Lê Phú

Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế hiện còn BN1536 đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất, bệnh nhân đã dừng ECMO 18 ngày, tập cai thở máy nhiều ngày nhưng vẫn còn khó khăn nên vẫn duy trì tỷ lệ 80% thở máy, 20% tự thở. Bệnh nhân cai thở máy khó khăn do sức cơ yếu, suy tim nặng và huyết động không ổn định.

Sau khi kết thúc ECMO, hiện phổi bệnh nhân thông khí khá tốt, ôxy máu luôn đảm bảo. Tuy nhiên, chức năng các cơ quan khác như gan, thận, não, cơ quan tạo máu của bệnh nhân khó hồi phục.

Đặc biệt bệnh nhân có tình trạng suy tim nên thỉnh thoảng lên cơn rối loạn nhịp, tụt huyết áp đe dọa tính mạng...

BN1536 đang tiếp tục được duy trì thuốc hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan, tiếp tục lọc máu do thận còn suy chưa làm việc. Đồng thời bệnh nhân cũng đang phải dùng phối hợp nhiều thuốc kháng sinh, kháng nấm do kết quả xét nghiệm cho thấy có khả năng đã bước vào đợt nhiễm trùng bội nhiễm mới do nấm hoặc vi trùng khác.

Đến nay BN1536 đã có 6 lần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 liên tục. Lần gần nhất là ngày 11/3.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 ca), Quảng Nam (3 ca) và Quảng Trị (1 ca).

Thế giới trên 120 triệu ca bệnh, tổng ca mắc ở Brazil vượt Ấn Độ

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 427.000 ca bệnh COVID-19 và trên 7.600 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 120 triệu ca, trong đó trên 2,65 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Brazil (70.619 ca), Mỹ (trên 44.300 ca) và Pháp (29.759 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Brazil (1.815 ca), Mỹ (934 ca) và Mexico (709 ca).

Như vậy, Brazil đã đứng đầu thế giới về số ca mắc và tử vong vì COVID-19 hàng ngày. Xét về tổng số ca mắc từ đầu dịch, Brazil đã vượt Ấn Độ từ ngày 12/3, đứng thứ hai thế giới.

Mỹ xác định được gần 4.000 ca nhiễm các biến thể mới

my13321.jpg
Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở New York, Mỹ, ngày 8/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Theo số liệu mới nhất của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Mỹ, gần 4.000 ca nhiễm các biến thể mới của SARS-CoV-2 đã được ghi nhận tại Mỹ tính đến ngày 11/3.

Phần lớn trong số đó (3.701 ca) nhiễm biến thể B.1.1.7 được phát hiện đầu tiên tại Anh. Có 108 ca nhiễm biến thể B.1.351 được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi và 17 ca nhiễm biến thể P.1 được phát hiện lần đầu tiên tại Brazil.

CDC cho hay các ca này được nhận diện trên cơ sở các mẫu dương tính với SARS-CoV-2 và không đại diện toàn bộ các ca nhiễm biến thể đang lưu hành ở Mỹ. Dữ liệu trên cũng dẫn tới nhận định rằng B.1.1.7 có thể trở thành biến thể chủ đạo gây bệnh COVID-19 ở Mỹ trong tháng 3. CDC và các đối tác đang tăng cường phân tích các mẫu bệnh phẩm tại các phòng thí nghiệm trên toàn quốc. Các chuyên gia cũng lo ngại về một số biến thể được phát hiện tại những nơi đông dân như California và New York.

Theo các nhà khoa học Đại học California, San Francisco, biến thể tại California, - được biết đến với tên gọi B.1.427/B.1.429 - lây lan dễ dàng hơn các chủng virus trước đó và hiện đang chiếm chủ đạo tại bang miền Đông Nam nước Mỹ.

Các nghiên cứu đang được tiến hành nhằm xác định liệu các biển thể mới có dễ lây hơn, có gây ra tình trạng bệnh trầm trọng hay có khả năng tránh miễn dịch dù đã bị bệnh này hay được tiêm chủng trước đó hay không.

Brazil vượt Ấn Độ về tổng ca mắc COVID-19

Brazil đã vượt qua Ấn Độ về tổng số ca mắc COVID-19 từ đầu đại dịch tới nay, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Tổng số ca mắc COVID-19 ở Brazil từ đầu dịch tới 6h sáng 14/3 (giờ Việt Nam) là 11.438.935 ca, còn Ấn Độ ghi nhận 11.358.644 ca.

Trong khi số ca mắc COVID-19 trên thế giới đang giảm ở nhiều nơi trong những tuần gần đây nhờ giãn cách xã hội và tiêm chủng đại trà, thì Brazil lại trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch.

Số ca mắc và tử vong tăng vọt sau các cuộc tụ tập hồi cuối năm 2020 và lễ hội Carnival. Biến thể mới dễ lây hơn cũng khiến ngày càng nhiều người nhiễm virus. Các bệnh viện khắp Brazil đang trên bờ sụp đổ, buộc nhiều thống đốc bang phải áp đặt giờ giới nghiêm và đóng cửa doanh nghiệp.

covid_19_brazil_17_7_reuters-1594949908637.jpeg
Hành khách đi bộ tới một ga tàu điện tại Rio de Janeiro, Brazil, ngày 16/7/2020. Ảnh: Reuters

Ông Raquel Stucchi, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Unicamp nói: “Tình hình hoàn toàn vượt tầm kiểm soát. Mọi thứ có thể vẫn tệ hơn vì các thống đốc và thị trưởng áp đặt biện pháp hạn chế nhưng chính phủ liên bang lại khăng khăng là các biện pháp không cần thiết”.

Trong khi đó, chính phủ Brazil đã ký hợp đồng mua 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga, trong khuôn khổ một thỏa thuận bao gồm cả khả năng loại vaccine này được sản xuất tại các nhà máy của phòng thí nghiệm Union Quimica ở thủ đô Brasilia và thành phố Sao Paulo.

Thông báo của Bộ Y tế Brazil nêu rõ lô vaccine Sputnik V đầu tiên gồm 400.000 liều sẽ được chuyển tới nước này vào cuối tháng 4 tới. Khoảng 2 triệu liều nữa sẽ được đưa về trong tháng 5, trong khi số còn lại sẽ tiếp tục được chuyển về trong thời gian đến cuối năm nay.

Ngoài ra, một nhóm các bang ở vùng Đông Bắc Brazil cũng đạt được thỏa thuận với Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga về việc mua 39 triệu liều vaccine Sputnik V.

Đây là một quyết định do chính quyền các địa phương đưa ra khi mà chính phủ liên bang chậm trễ trong việc mua vaccine ngừa COVID-19 khi chỉ mới ký duy nhất một hợp đồng với phòng thí nghiệm AstraZeneca của Anh

(Tổng hợp

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ