Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Công chứng là gì? Chứng thực là gì? Sự khác biệt giữa công chứng và chứng thực

Kiến thức kinh tế

17/03/2021 18:05

Không ít người vẫn còn hay nhầm giữa công chứng và chứng thực khi đi làm giấy tờ.

1. Công chứng là gì? Khi nào cần công chứng?

Khái niệm công chứng

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng là việc của công chứng viên tại một tổ chức hành nghề công chứng, để chứng nhận về tính xác thực và hợp pháp của bản hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản.

Trong đó, tính chính xác và hợp pháp không trái với đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ cũng như văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, hoặc ngược lại.

Vì thế, khi đã được công chứng thì những nội dung đề cập trong hợp đồng, giao dịch không cần phải chứng minh lại, trừ trường hợp Tòa án tuyên bố vô hiệu.

Khái niệm công chứng

Ai có thẩm quyền công chứng?

Theo điều khoản được đề cập trong Luật công chứng thì chỉ có công chứng viên - là những người được Nhà nước trao quyền để thực hiện nhiệm vụ công chứng, thông qua việc bổ nhiệm công chứng viên của Bộ Tư pháp, mới có thẩm quyền công chứng.

Do đó, công chứng viên có thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch sẽ làm việc tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng. Cụ thể:

  • Phòng công chứng: Do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập (trực thuộc Sở Tư pháp) và có riêng tài khoản, con dấu và trụ sở. Công chứng viên chính là Trưởng phòng - người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm.
  • Văn phòng công chứng: Không có bất kì thành viên nào góp vốn và thường phải có từ 2 công chứng viên hợp danh trở lên. Ngoài ra, công chứng viên đã hành nghề từ 2 năm trở lên, người này chính là Trưởng phòng - đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng.

Chính vì thế, để công chứng giấy tờ, bạn cần phải thực hiện tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

Ai có thẩm quyền công chứng?

Khi nào cần công chứng?

Thường các giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn như bất động sản theo dạng mua bán, thế chấp, tặng cho hay góp vốn đều cần phải công chứng.

Nói một cách khác, việc công chứng đảm bảo về mặt pháp lý và giúp cho các bên hạn chế được phần nào rủi ro từ hoạt động thương mại và giao dịch dân sự. Trường hợp các bên không thực hiện công chứng thì hợp đồng, giao dịch đó không có giá trị pháp lý.

Bản chất của công chứng

Bản chất của công chứng chính là tính xác thực và hợp pháp của bản hợp đồng, giao dịch giữa các bên.

Giá trị pháp lý của công chứng

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị về nội dung đề cập, gồm có tình tiết và sự kiện được nêu rõ mà không cần phải chứng minh lại, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố vô hiệu. Văn bản công chứng bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày được xác thực và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. 

Vì sao phải công chứng?

2. Chứng thực là gì? Chứng thực khi nào?

Khái niệm chứng thực

Theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 thì chứng thực là việc của cơ quan có thầm quyền để chứng thực về năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký, thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch.

Nói một cách dễ hiểu, chứng thực hợp đồng, giao dịch thường quan tâm về mặt hình thức mà không đề cập cụ thể đến nội dung chứng thực ra sao. Chứng thực thường có giá trị pháp lý thấp hơn so với công chứng.

Khái niệm chứng thực

Ai có thẩm quyền chứng thực?

Các cơ quan có thẩm quyền chứng thực theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP đề cập chính là Phòng tư pháp; Công chứng viên; UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự quán cùng với các cơ quan khác được ủy quyền.

Ai có thẩm quyền chứng thực?

Khi nào cần chứng thực?

Hoạt động chứng thực nhằm đảm bảo tính trung thực và tính chính xác theo văn bản gốc đã được lưu giữ tại cơ quan, tổ chức quản lý có thẩm quyền như chứng thực bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký hoặc chứng thực các hợp đồng, giao dịch.

Vì thế, các giấy tờ được chứng thực cũng chứng minh cá nhân đó thực hiện đúng theo quy định Nhà nước và có giá trị pháp lý.

Bản chất của chứng thực

Bản chất của chứng thực là chứng thực bản sao đúng với bản chính đã được lưu giữ tại cơ quan có thẩm quyền.

Giá trị pháp lý của chứng thực

Tùy theo từng loại văn bản chứng thực mà nó có giá trị pháp lý khác nhau, cụ thể:

  • Với bản sao từ sổ gốc và bản sao từ bản chính: Có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch liên quan.
  • Với chữ ký được chứng thực: Là căn cứ để xác định những trách nhiệm có liên quan đến người đã thực hiện ký các văn bản, giấy tờ.
  • Với các hợp đồng, giao dịch được chứng thực: Có giá trị để chứng minh các nội dung đề cập trong hợp đồng như thời gian, địa điểm, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện giữa các bên.

Vì sao phải chứng thực?

3. Bảng so sánh khác biệt giữa công chứng và chứng thực

Để phân biệt dễ dàng giữa công chứng và chứng thực, bạn hãy dựa vào một số đặc điểm cơ bản như sau:

Công chứng
Chứng thực
Khái niệm
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014:
Công chứng là việc của công chứng viên tại một tổ chức hành nghề công chứng để chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, không trái đạo đức xã hội.
Theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP:
Chứng thực là việc của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao đúng với bản chính trong lúc đối chiếu.
Bản chất
- Xác thực về mặt nội dung và công chứng viên sẽ chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó để giảm thiểu rủi ro.
- Mang tính pháp lý cao hơn.
Chứng thực về sự việc như thời gian, địa điểm giao kết, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện,… thường không đề cập đến nội dung.
Cơ quan thực hiện
Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng.
Phòng tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp xã, phường; Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc công chứng viên.
Người có thẩm quyền
Công chứng viên
Trưởng phòng, Phó phòng tư pháp cấp huyện hoặc Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Giá trị pháp lý
- Văn bản công chứng bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày được xác thực và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
- Những tình tiết, sự kiện trong bản hợp đồng, giao dịch được công chứng thì không phải chứng minh (trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu). Nói cách khác, hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ.
- Bản sao được chứng thực (từ bản chính) có giá trị sử dụng tương đương như bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch (Ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác tại thời điểm đối chứng).
- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về sự việc như thời gian, địa điểm đã ký kết hợp, năng lực hành vi dân sự,…

Tham khảo từ Điện máy XANH)

P.V (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement