Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Con trai tính thương vụ lớn, thế lực nhà tỷ phú giàu nhanh nhất Việt Nam

Doanh nhân

19/05/2021 19:33

Gia đình tỷ phú số 1 trong ngành thép Trần Đình Long sẽ ghi dấu bước ngoặt về quyền lực nếu con trai mua thành công số cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa đăng ký.

Tập đoàn Hoà Phát (HPG) vừa công bố thông tin giao dịch của cổ đông nội bộ. Theo đó, ông Trần Vũ Minh, con trai ông chủ tịch HPG Trần Đình Long đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu từ ngày 21/05/2021 đến ngày 18/6/2021. Nếu thành công, ông Minh sẽ nâng số lượng cổ phần nắm giữ lên 53 triệu đơn vị, tương đương 1,6% cổ phần Hòa Phát.

Với giá hơn 63.000 đồng như hiện tại, con trai của ông Trần Đình Long sẽ phải bỏ ra khoảng 320 tỷ đồng để mua số cổ phần đăng ký.

Đây là động thái đầu tiên của cha con vị  chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát sau khi ĐHCĐ thường niên của tập đoàn này cho phép hai cha con Chủ tịch Trần Đình Long nhận chuyển nhượng cổ phiếu HPG mà không cần chào mua công khai nhằm tránh những thủ tục rườm rà khi ông và người liên quan thực hiện giao dịch cổ phiếu HPG.

Trước đó, hồi đầu 2020, con trai ông Trần Đình Long là Trần Vũ Minh đã mua vào 40 triệu cổ phiếu HPG bằng phương thức khớp lệnh qua sàn. Số cổ phiếu này hiện có giá trị hơn 2,5 nghìn tỷ đồng, tăng gấp gần 4 lần so với thời điểm mua vào.

Cuối năm 2020, ông Trần Đình Long cũng đã mua thỏa thuận 24 triệu cổ phiếu HPG từ Phó Chủ tịch Doãn Gia Cường, giá trị ước tính theo thị giá khi đó là khoảng 800 tỷ đồng.

Một điều đáng chú ý là nếu ông Minh mua thành công số cổ phần đăng ký nói trên thì gia đình tỷ phú giàu số 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ nắm giữ hơn 35% cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.

Hiện ông Long trực tiếp nắm giữ 864.000.000 cổ phiếu (tương đương 26,08%); vợ ông Long - bà Vũ Thị Hiền nắm giữ 243 triệu cổ phiếu (7,34%); Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đại Phong do ông Trần Vũ Minh làm Giám đốc nắm giữ 1.560.000 cổ phiếu (0,05%).

Theo quy định, quyết định của ĐHCĐ một doanh nghiệp được thông qua khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận.

Con trai tính thương vụ lớn, thế lực nhà tỷ phú giàu nhanh nhất Việt Nam
Gia đình ông Trần Đình Long có tiếng nói quyết định tại HPG.

Do vậy, với việc nắm giữ trên 35% cổ phần của Tập đoàn Hòa Phát, gia đình của ông Trần Đình Long sẽ có quyền phủ quyết các quyết định của ĐHCĐ.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu HPG tăng mạnh trong thời gian vừa qua, tăng gấp đôi trong vòng 6 tháng, từ mức khoảng 30.000 đồng/cp lên 63.000 đồng/cp như hiện nay. Nếu tính trong vòng 1 năm qua, cổ phiếu HPG tăng gấp hơn 3 lần.

Theo vị chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, hàng năm ông được nhận một số tiền cổ tức từ Hòa Phát và do vậy có nguồn vốn để mua cổ phiếu HPG.

Ông Long hiện có tài sản ròng 3,1 tỷ USD và là người giàu thứ 2 Việt Nam, chỉ sau Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng.

Cổ phiếu HPG nói riêng và ngành thép nói chung tăng mạnh trong thời gian gần đây là nhờ có kế quả kinh doanh rất tốt. Trong quý I/2021, Tập đoàn Hòa Phát của ông Trần Đình Long ghi nhận lãi sau thuế cao đột biến hơn 7.000 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 200% so với cùng kỳ năm ngoái.

Động lực chính thúc đẩy lợi nhuận của Hòa Phát là xu hướng tăng phi mã của giá thép, bao gồm cả thép cuộn cán nóng (HRC), thép xây dựng, hay tôn mạ, ống thép... Trong khi đó, HPG lại chủ động được nguồn quặng sắt.

Việc thiếu hụt nguồn cung thép trong khi sức cầu tăng mạnh nhờ kích cầu kinh tế trên khắp thế giới là lý do khiến giá thép tăng mạnh. Nhu cầu thép tại Trung Quốc tăng cao sau dịch bệnh trước đà phục hồi kinh tế và các biện pháp kích thích kinh tế như đầu tư cơ sở hạ tầng.

Nhiều doanh nghiệp như Tôn Hoa Sen (HSG), Thép Tiến Lên (TLH)… đều ghi nhận lợi nhuận tăng vọt.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index quanh ngưỡng 1.250 điểm.

Theo MBS, thị trường tiếp tục phân hóa rõ nét và dòng tiền chủ yếu giao dịch ở 1/2 nhóm VN30 với những cổ phiếu đang có trend hoặc đã vượt đỉnh. Chỉ số VN30 tăng/giảm đan xen trong 6 phiên vừa qua và chưa thể bứt phá khỏi vùng cản trên ở vùng 1.385 -1.390 điểm. Dòng tiền co cụm ở nhóm cổ phiếu dẫn dắt trong khi độ rộng thị trường lại rất hẹp cho thấy cơ hội tìm kiếm lợi nhuận là không cao.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/5, chỉ số VN-Index giảm 6,02 điểm xuống 1.252,68 điểm; HNX-Index giảm 2,15 điểm xuống 294,64 điểm. Upcom-Index giảm 0,37 điểm xuống 80,06 điểm. Thanh khoản đạt 24,2 nghìn tỷ đồng.

V.HÀ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement