Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Còn hy vọng gì cho quan hệ Mỹ - Trung?

Kinh tế thế giới

02/08/2020 08:29

Báo Liên hợp Buổi sáng của Singapore có chi nhánh ở Hong Kong số ra mới đây nhận định rằng quan hệ Mỹ-Trung thời gian gần đây đã bị che phủ bởi những đám mây đen và đang ở vào tình trạng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Cả hai bên đều phải chịu trách nhiệm về việc này. Mỹ gần đây đã công kích Trung Quốc trong một loạt vấn đề như Hong Kong, Biển Đông, Đài Loan, Tân Cương. Chính quyền Trump của Tổng thống Mỹ Donald không ngừng kích động tranh chấp, hạn chế trao đổi bình thường giữa hai bên, chấm dứt các dự án của Fulbright tại Trung Quốc, đặc biệt là bất ngờ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa Tổng lãnh sự quán ở Houston trong vòng 72 giờ.

Cho dù Trung Quốc không muốn "ăn miếng trả miếng", nhưng trước sức ép của dư luận trong nước, Chính phủ Trung Quốc sẽ phải "phản đòn". Khi chính quyền Trump quyết tâm "tấn công" Trung Quốc, bất cứ đòn phản kháng nào của Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục kích thích phe diều hâu của Mỹ. Với một vòng luẩn quẩn như vậy, triển vọng quan hệ song phương thật đáng lo ngại.

Còn hy vọng gì cho quan hệ Mỹ - Trung?

Hiện nay, phe diều hâu đã hoàn toàn kiểm soát chính quyền Trump. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây đã có bài phát biểu về chính sách đối với Trung Quốc tại Thư viện Nixon, tuyên bố Mỹ đã thất bại trong chính sách can dự với Trung Quốc kể từ thời Nixon đến nay, chưa thể  thay đổi Trung Quốc thành một quốc gia dân chủ.

Bài phát biểu của Pompeo không có gì mới, mục đích chính của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc thập niên 1970 không phải là để thúc đẩy dân chủ hóa Trung Quốc, nhưng bài phát biểu này đã thể hiện rõ chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc của chính quyền Trump. 

Hiện nay, cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng khốc liệt, nhưng đó không phải là một cuộc chiến tranh lạnh toàn diện. Quan hệ song phương vẫn chưa bước vào thoái trào, giữa hai bên vẫn còn không gian hợp tác. Chừng nào giới lãnh đạo hai bên còn ý chí, vẫn còn hy vọng mối quan hệ giữa hai nước thoát khỏi tình trạng khó khăn.

Trong cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ, Trung Quốc đang ở thế phòng thủ, thực lực Mỹ mạnh hơn, và thường là Mỹ ra tay trước. Theo đó, quan hệ Trung-Mỹ tốt hay xấu phụ thuộc phần lớn vào Mỹ.  Sự phát triển của Trung Quốc trong những năm gần đây đã khiến nhiều người lo lắng về tương lai của Trung Quốc và mối quan hệ của Trung Quốc với bên ngoài.

Thông tin không minh bạch trong giai đoạn đầu của dịch COVID-19, Luật An ninh Quốc gia tại Hong Kong và “các trung tâm cải tạo" ở Tân Cương đã làm giảm đáng kể thiện cảm của thế giới bên ngoài đối với Trung Quốc. Ngoại giao tích cực và tiến công của Trung Quốc được gọi là “ngoại giao chiến lang”.

Còn hy vọng gì cho quan hệ Mỹ - Trung?

Trong vòng cạnh tranh Trung-Mỹ mới nhất, Mỹ cũng đang áp dụng “ngoại giao chiến lang”. Trung Quốc đã sử dụng ngôn ngữ của Cách mạng Văn hóa để gọi ông Pompeo là "kẻ thù chung của nhân loại”, trong khi Pompeo - với tư cách là nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ - đã không nghĩ đến cách xử lý bất đồng giữa hai nước thông qua ngoại giao, dường như mỗi ngày chỉ cao giọng công kích đảng cầm quyền Trung Quốc, khiến quan hệ hai nước xấu đi nhanh chóng. 

Trung Quốc có thể không hoàn toàn đối chọi gay gắt, trên một số phương diện thậm chí có thể nhượng bội. Có 2 lý do chính: Thứ nhất, Trung Quốc không muốn làm xáo trộn quan hệ Trung-Mỹ, cũng không có đủ khả năng để "trở mặt" hoàn toàn với Mỹ. Thứ hai, Trung Quốc sẽ kiên nhẫn chờ đợi kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, sau đó mới quyết định làm gì tiếp theo.

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải gần đây đã nói rằng giữa Trung Quốc và Mỹ gần như không còn trao đổi cấp cao, điều này là rất nguy hiểm. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper mới đây cho biết ông hy vọng sẽ đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay. Trung Quốc nên nắm bắt cơ hội này và chủ động kết nối giao lưu với giới chức cấp cao Mỹ. 

Ezra F. Vogel, Giáo sư đã nghỉ hưu của trường Đại học Harvard, mới đây đã cảnh báo rằng “hai nước Trung-Mỹ có thể nổ ra xung đột vũ trang”. Vogel đại diện cho tiếng nói lý tính của xã hội Mỹ. Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus và cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Susan Shirk gần đây cũng đưa ra những tiếng nói lý tính tương tự.

Thật tiếc là hiện có quá ít tiếng nói như vậy. Giáo sư Vogel rất lo lắng về tình hình hiện nay mới đưa ra cảnh báo như vậy. Gần đây, các hoạt động của quân đội Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan gia tăng, ngày càng nguy hiểm, khả năng “đầu rơi máu chảy” không ngừng gia tăng.

Sự xấu đi trong quan hệ Mỹ-Trung đã ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ giữa hai nước và các nước khác, đặc biệt là các đồng minh của Mỹ và các nước khác quan hệ chặt chẽ với cả Mỹ và Trung Quốc. Chính quyền Trump đã buộc các đồng minh phải chọn đứng về một phe bằng cách làm suy yếu quan hệ đồng minh và giảm bớt việc chia sẻ thông tin tình báo.

Tuy nhiên, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nhiều quốc gia. Các quốc gia này không muốn Trung-Mỹ xung đột, cũng không muốn đứng về phía Mỹ hay Trung Quốc.  Tháng 5/2020, khi dịch bệnh COVID-19 lan tràn khắp thế giới, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thực hiện một chuyến thăm đặc biệt theo kiểu “cơn lốc xoáy” tới Israel, mục đích bề ngoài là cùng với các nhà lãnh đạo Israel thảo luận các vấn đề hóc búa, chẳng hạn như vấn đề Iran.

Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ lưỡng, người ta có thể thấy ông hoàn toàn có thể điện đàm hoặc gặp mặt trực tuyến qua video với giới lãnh đạo Israel, tại sao ông Pompeo phải mạo hiểm đích thân đến Israel? Các phương tiện truyền thông Israel tiết lộ rằng mục đích chính của chuyến đi của ông Pompeo là để trực tiếp cảnh báo chính quyền Israel không được hợp tác với Trung Quốc.

Trung Quốc, sau khi giành thắng lợi sơ bộ trong cuộc chiến chống COVID-19, đang tích cực nghiên cứu phát triển vaccine, lãnh đạo cấp cao tuyên bố rằng nếu nghiên cứu phát triển thành công, đây sẽ là sản phẩm cung cấp cho tất cả các nước trên thế giới. 

Còn hy vọng gì cho quan hệ Mỹ - Trung?

Mỹ từ lâu đã rất cảnh giác về đầu tư của Trung Quốc vào Israel, đặc biệt là đầu tư và quản lý cảng mới Haifa, cho rằng Trung Quốc sẽ sử dụng nơi này như một cứ điểm để theo dõi tình báo quân sự Mỹ. Mỹ không muốn Israel cung cấp công nghệ cao cho Trung Quốc.

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, Trung Quốc đang tìm cách hợp tác với các nước khác trong công tác chống dịch, nhưng Mỹ cho rằng nhiều công nghệ có thể “quân dân lưỡng dụng” (sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự).

Sau khi dịch COVID-19 làm trầm trọng thêm sự đối đầu Mỹ-Trung, Mỹ thậm chí còn lo lắng hơn về sự hợp tác khoa học công nghệ có thể có giữa Trung Quốc và Israel, vì vậy, ông Pompeo đã có chuyến thăm bất ngờ tới Jerusalem, một lần nữa gây sức ép với Chính phủ Israel. Mỹ không thể kiểm soát được dịch bệnh và cơ hội tái đắc cử của Trump rất mong manh.

Để duy trì cỗ máy cơ bản của mình và không để những người ủng hộ chuyển hướng, Trump và phe diều hâu gần đây thường xuyên "công kích" đối thủ và Trung Quốc để thay đổi tình hình bầu cử. Trước cuộc bầu cử, chính quyền Trump sẽ chơi những lá bài không theo quy luật, thậm chí có thể "bí quá làm liều", tiếp tục khiêu khích Trung Quốc trên nhiều mặt trận. 

Phản ứng của Trung Quốc có thể sẽ vừa phải, nhằm duy trì quyết tâm chiến lược. Một mặt, Trung Quốc sẽ không đánh giá thấp ý đồ của phe diều hâu Mỹ phá hoại quan hệ Trung-Mỹ, mặt khác sẽ không quá bi quan và thất vọng.

Chính quyền Trump có nhiều quyết định, bao gồm rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chấm dứt dự án Fulbright ở Trung Quốc, đi ngược lại lý tưởng và lợi ích quốc gia của Mỹ. Chính quyền khóa mới có thể sửa chữa sai lầm. Cạnh tranh lành mạnh và quan hệ hợp tác cũng sẽ được khôi phục. Trước mắt, hai bên phải bình tĩnh, không chọc giận đối phương, tránh tạo ra thảm họa.

(Nguồn: TTXVN)

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement