Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Con đường đưa Giám đốc Công ty Địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Lĩnh vào tù

Chính sách - Hạ tầng

18/09/2019 16:19

Chiều nay 18/9, Cơ quan cảnh sát đã tiến hành bắt giữ khẩn cấp đối với Giám đốc Alibaba Nguyễn Thái Lĩnh về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Chiều 18/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phối hợp Công an TP.HCM đang kiểm tra, khám xét tại trụ sở Công ty Cổ phần Địa ốcAlibaba trên đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức.

Đồng thời tiến hành các thủ tục bắt Giám đốc Công ty Địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Lĩnh.

Theo ghi nhận của phóng viên, phía ngoài cổng trụ sở công ty có nhiều cảnh sát cơ động, công an, bảo vệ dân phố đang đứng bảo vệ. Phía trong cơ quan chức năng đang làm việc.

Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã làm việc với ông Nguyễn Thái Lĩnh để làm rõ việc có hay không ông này đã chỉ đạo các nhân viên của mình gây rối, chống đối đoàn cưỡng chế UBND xã Tóc Tiên (TX.Phú Mỹ) làm nhiệm vụ cưỡng chế tại “dự án ma” Alibaba Tân Thành Center 5.

Cơ quan chức năng lập biên bản, bắt giữ Nguyễn Thái Lĩnh.
Cơ quan chức năng lập biên bản, bắt giữ Nguyễn Thái Lĩnh.

Cụ thể ngày 13/6, đoàn cưỡng chế của UBND xã Tóc Tiên cho xe cuốc vào “dự án ma” Alibaba Tân Thành Center City 5 để múc đường làm trái phép, trả lại hiện trạng đất nông nghiệp do chủ đất là ông Nguyễn Thái Lực (em ruột ông Nguyễn Thái Luyện) vi phạm. Ngay sau đó, hàng chục nhân viên Công ty Alibaba đã chống đối đoàn cưỡng chế.

Trong đó, bị can Nguyễn Huỳnh Tú Trinh liên tục hò hét, chỉ đạo các nhân viên khác chống đối, đập phá xe cuốc của đoàn cưỡng chế gây hư hỏng nặng.

Liên quan đến vụ án này, Cơ quan CSĐT Công an TX. Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Huỳnh Tú Trinh và Trần Quốc Tĩnh về hành vi gây rối trật tự công công và cố ý làm hư hỏng tài sản.

Sau đó, vụ án được Cơ quan CSĐT Công an TX. Phú Mỹ đã chuyển giao cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục xử lý, điều tra theo thẩm quyền.

Alibaba lập hàng loạt dự án ma

Trước khi bị bắt, Alibaba đã rao bán vô số các “dự án ma” trên khắp cả nước, kêu gọi khách hàng đầu tư khi chưa được chính quyền cấp phép. Trong đó sai phạm nghiêm trọng nhất là ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Mặc dù cho đến nay cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai vẫn chưa cấp phép cho bất cứ dự án khu dân cư (KDC) nào của Alibaba nhưng công ty này vẫn rao bán rầm rộ trên mạng. Mới nhất là dự án Ali Aqua Nhơn Trạch, được quảng cáo là “một siêu dự án mang đẳng cấp Nhật Bản”. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch Lê Thành Mỹ, huyện chưa cấp phép dự án khu dân cư nào cho công ty này.

“Nóng” nhất là tại huyện Long Thành, nơi có dự án Sân bay quốc tế Long Thành, Alibaba đang rao bán hàng loạt dự án khu dân cư như Alibaba Long Thành, Alibaba An Phước, Alibaba Long Phước, Alibaba Bàu Cạn… cho dù lãnh đạo huyện này cũng khẳng định chưa cấp phép cho bất cứ dự án nào của Alibaba.

Nhân viên của công ty địa ốc Alibaba chống người thi hành công vụ khi bị cưỡng chế.
Nhân viên của công ty địa ốc Alibaba chống người thi hành công vụ khi bị cưỡng chế.

Theo thống kê mới nhất của Đồng Nai, Alibaba đang rao bán đến 29 dự án đất nền, trong đó nhiều nhất là tại huyện Long Thành với 27 dự án, Xuân Lộc và Nhơn Trạch mỗi huyện có 1 dự án. Với dự án ảo mới nhất tại xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, lãnh đạo UBND huyện cũng quả quyết là không có dự án nào của Công ty Alibaba được phê duyệt.

Khi phát hiện công ty này đang rao bán đất nền tại xã Xuân Lộc, UBND huyện đã cho lực lượng tháo dỡ tất cả biển quảng cáo và tường bao xung quanh khu đất, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn phải tăng cường quản lý, không để tái diễn tình trạng rao bán đất nền trái phép.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng vừa hoàn thành báo cáo xác minh các dự án “ma” của Alibaba trên địa bàn. Công ty này đang hợp tác với 5 doanh nghiệp ở TP.HCM và Đồng Nai, gồm Công ty Cổ phần Alibaba Law Firm, Công ty Cổ phần Địa ốc Đầu tư và Phát triển Spartaland, Công ty Cổ phần Địa ốc Chiến Binh Thép, Công ty Cổ phần Bất động sản Chiến Thắng, Công ty TNHH Alibaba Tân Thành, phân phối chuyển nhượng đất nền 7 dự án tại thị xã Phú Mỹ với tổng cộng 3.333 nền đất, thu về số tiền hơn 771 tỷ đồng.

Các dự án đều trong tình trạng chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý (chưa được cấp phép đầu tư, không có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, không có giấy phép cải tạo mặt bằng, xây dựng hạ tầng, chưa tách thửa, chưa nghiệm thu hạ tầng) nhưng đã rao bán ồ ạt. Một số dự án đất nền tại Phú Mỹ đã bị cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm hành chính nhưng vẫn tái phạm, hoặc không chấp hành tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

Bộ công an điều tra

Trước đó vào ngày 8/9, theo thông tin từ Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế buôn lậu (C03) Bộ Công an, nơi đây gửi công văn cho UBND tỉnh và Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu về việc phối hợp điều tra, xác minh, làm rõ vụ sai phạm trong lĩnh vực đất đai, kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba.

Theo C03, Công ty Alibaba tự ý tổ chức vẽ dự án, quảng cáo trên trang web tapdoanđiaocalibaba.com và mạng xã hội Facebook bán nền đất các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận.

Nguyễn Thái Luyện trong một lần nói chuyện với nhân viên, chửi công an là học ngu.
Nguyễn Thái Luyện trong một lần nói chuyện với nhân viên, chửi công an là học ngu.

Riêng tại tỉnh Bình Thuận, qua xác minh đã xác định trên địa bàn tỉnh này, Công ty Alibaba sử dụng 46 thửa đất với tổng diện tích 2.062.794m2 để vẽ hai dự án Alibaba Thắng Hải Newtimes City (thuộc xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân) và Ali Venice City (thuộc xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân).

Tuy nhiên, theo C03, tại Khoản 3 Điều 191 quy định việc không được chuyển nhượng đất trồng lúa, cụ thể: “Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa".

Trong luật Đất đai cũng quy định các hành vi vi phạm pháp luật đất đai sẽ bị Nhà nước thu hồi, cụ thể: “Điểm a: Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm”. Điểm b: “Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất". Điểm d: "Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho”.

Căn cứ quy định của pháp luật nêu trên, việc bán nền đất, bất động sản khi chưa được cấp phép là trái quy định của luật Kinh doanh bất động sản, việc mua bán đất trồng lúa là trái quy định của luật Đất đai cần phải thu hồi theo quy định của pháp luật.

Để phục vụ điều tra, xử lý, C03 đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan kiểm tra, thanh tra các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên; kiểm tra các hoạt động quảng cáo sai sự thật của Công ty Alibaba.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement